Học tập khác biệt

5 đề tài tham luận đáng chú ý tại FPT EduCamp 2020

26/11/2020
Ngô Ngọc Trâm
6295

Gần 1 tháng sau khi khởi động, FPT EduCamp đã thu hút gần 150 đơn đăng ký báo cáo và tham dự Hội thảo. Các bản tóm tắt tham luận được gửi đến cho thấy sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu cũng như sự tâm huyết của các diễn giả đối với chủ đề “Cá thể hoá giáo dục – Trải nghiệm dạy và học trong thời kỳ mới”. Cùng “sneak peak” một số định nghĩa mới mẻ, những góc nhìn độc đáo mà các báo cáo viên sẽ mang đến cho Hội thảo năm nay nhé.

GV nước ngoài chia sẻ về phương pháp “Flexible learning” dựa trên khảo sát được thực hiện tại FPTU Đà Nẵng

Là phương pháp cho phép người học được tự do lựa chọn nội dung, phương thức, thời gian và dịa điểm học tập, Flexible learning đã được đưa vào sử dụng ở hệ thống giáo dục nước ngoài từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, chỉ sau khi có sự xuất hiện của COVID-19, sự cần thiết “Flexible learning mới được chú ý và thừa nhận. GV bộ môn tiếng Anh đến từ FPTU Đà Nẵng Lilibeth Abrera sẽ mang đến cho FPT EduCamp 2020 một cái nhìn rõ ràng hơn về “Flexible learning” cũng như cách ứng dụng phương pháp này vào hệ thống giáo dục hiện tại. Báo cáo bao gồm một nghiên cứu được thực hiện trên 40 SV đến từ ĐH FPT Đà Nẵng.

Chị Lilibeth Abrera - GV người nước ngoài thứ 2 sẽ báo cáo tại EduCamp

Phân tích tâm lý người học và sự liên quan đến hoạt động cá thể hoá giáo dục

Là Thạc sĩ Tâm lý học, chị Nguyễn Khánh Mai – FPoly Đà Nẵng sẽ chia sẻ về phương pháp “đổi góc độ suy nghĩ” – người dạy và người học cùng hoán đổi tâm lý cho nhau, từ đó tạo ra sự kết nối và thấu hiểu giữa 2 bên, giúp quá trình cá thể hoá dạy và học đạt được kết quả cao. Bản tham luận sẽ mang đến cho người nghe những bài tập trắc nghiệm tâm lý thú vị như “Vẽ dòng cuộc đời” hay trắc nghiệm của Eysenck, cùng với đó là cách thức ứng dụng kết quả phân tích tâm lý vào cá thể hoá Giáo dục thông qua các hoạt động coaching, kỹ năng thuyết trình và xác lập mục tiêu cuộc đời.

Tham luận của chị Nguyễn Khánh Mai sẽ tiếp cận với việc cá thể hóa Giáo dục từ góc độ tâm lý học

Vai trò của AI trong cá thể hoá Giáo dục là gì?

Các tham luận xoay quanh chủ đề “Cá thể hoá Giáo dục – Trải nghiệm dạy & học trong bình thường mới” không chỉ mang đến các định nghĩa và phương pháp mới, mà còn mở ra những góc nhìn về việc ứng dụng công nghệ vào Giáo dục. Theo đó, với anh Doãn Trung Tùng – UoG Hà Nội, việc học tập là một quá trình có đầu ra, đầu vào, và việc đo ni đóng giày" quá trình này cho từng cá nhân sẽ không hề dễ dàng nếu như không có sự trợ giúp của các công nghệ máy học vượt trội. Trong bài tham luận, anh Tùng sẽ tập trung mô sự liên quan và sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là AI và ML đối với quá trình cá thể hoá dạy và học.

Anh Doãn Trung Tùng tiếp cận đề tài FPT EduCamp 2020 từ góc độ công nghệ

Mô hình “Lớp học đảo ngược” giúp phát triển năng lực tư duy phản biện ở người học

“Lớp học đảo ngược”  không phải là một phương pháp cá thể hoá Giáo dục quá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên ứng dụng mô hình này vào môn Ngữ văn ở bậc dưới Đại học nhằm giúp HS phát triển tư duy phản biện thì chưa phải là điều phổ biến. Anh Hồ Hoàng Khải – FSC Cần Thơ – sẽ mang đến FPT EduCamp 2020 một báo cáo chỉn chu được tiến hành trong 1 tháng thông qua việc chọn lọc thiết kế bài giảng ElearningRadio theo mô hình lớp học đảo ngược như: Mô hình FC căn bản, Mô hình FC chú trọng làm mẫu, Mô hình FC chú trọng thảo luận, Mô hình FC theo nhóm…dựa trên sự tôn trọng đặc trưng môn học. Từ kết quả thực nghiệm này, tham luận của anh Khải sẽ đưa ra một số kết luận góp phần giúp cho việc giảng dạy môn Văn hiệu quả và sinh động hơn, đồng thời phát triển năng lực tư duy phản biệt ở người học.

Mô hình "Lớp học đảo ngược" vốn được sử dụng để tăng tính chủ động của người học, nay sẽ được đưa vào môn Ngữ Văn để phát triển năng lực tư duy phản biện của HS

Ứng dụng “Tư duy thiết kế” vào thiết kế chương trình dạy và học

Trong bài tham luận của anh Nguyễn Khánh Tùng – Hệ thống đào tạo lập trình hiện đại CodeGym Việt Nam, “tư duy thiết kế” được coi là một chiến lược sáng tạo khơi gợi nhiều cách giải quyết vấn đề trong Giáo dục. Người dạy có thể sử dụng tư duy thiết kế để tạo lập không gian hay bố cục lớp học phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất, cũng như mang đến cho người học những kế hoạch học tập và học liệu phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Cùng chờ xem bài tham luận đến từ đại diện ngoài FPT Edu sẽ mang đến những góc nhìn mới nào cho Hội thảo nhé.

Đại diện ngoài FPT Edu Nguyễn Khánh Tùng coi "Tư duy thiết kế" là một công cụ chiến lược giải quyết nhiều vấn đề của Cá thể hóa Giáo dục

FPT EduCamp là hội thảo mở được Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) tổ chức hàng năm để kết nối các giảng viên, chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, tri thức và ý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và FPT Edu nói riêng. Là một tổ chức học tập, FPT Edu mong muốn tất cả những người tham gia đều có thể chia sẻ tích cực bằng các tham luận, câu hỏi, tranh luận, đóng góp ý kiến bên lề hội thảo chứ không chỉ dừng ở việc ngồi nghe.

EduCamp năm thứ 7 có chủ đề “Cá thể hoá Giáo dục – Trải nghiệm dạy & học trong bình thường mới” sẽ được tổ chức bằng hình thức online kết hợp offline tại 4 thành phố Hà Nội – Đà Nẵng – TP. HCM – Cần Thơ.

 

THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH

·      Ngày hội thảo: Thứ Bảy, 12/12/2020

·      Các mốc thời gian quan trọng: 

           o   Dành cho người tham gia trình bày:

   Đăng ký trình bày tham luận và gửi tóm tắt: 04/11 - 30/11/2020

   Thông báo danh sách các tham luận trình bày tại hội thảo: 1/12/2020 

   Nộp slide powerpoint trình bày: 8/12/2020

           o   Dành cho người tham dự: 

   Đăng ký tham dự: 04/11/2020 - 04/12/2020

   Đăng ký trình bày/ tham dự tại FPT EduCamp 2020 NGAY tin tại đây

   Tham gia Cộng đồng EduCamp NGAY tại đây

Thục Anh

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

6295

Nhân vật