CDIO và tinh thần cộng sự trong giáo dục Việt Nam - quốc tế
[embed]https://youtu.be/Aga9Vt0MSHQ[/embed]
Giáo sư Salmiah Kasolang – Trưởng Khoa Cơ học Kỹ thuật – ĐH Công nghệ MARA (Malaysia) và bài chia sẻ “Hành trình CDIO tại Đại học Công nghệ MARA”. Nguồn: FPT Education.
Cơ chế bình đẳng là mấu chốt xây dựng tinh thần cộng sự “Một người Việt Nam làm việc bằng 3 người Nhật nhưng 3 người Việt Nam lại làm việc không bằng 1 người Nhật”, TS. Phạm Thị Ly đã so sánh như vậy khi nói về “Tinh thần cộng sự” và vai trò của nó đối với việc vận hành tổ chức giáo dục. Đây là đề tài mà đại diện Đại học Nguyễn Tất Thành hết sức tâm đắc nhưng phải đến Educamp 2015 mới có cơ hội bày tỏ và chia sẻ quan điểm của mình. Từng có thời gian làm việc tại Mỹ, TS. Phạm Thị Ly có cơ hội nhìn nhận về tinh thần cộng sự trong nền giáo dục Hoa Kỳ và so sánh nó với Việt Nam. Theo diễn giả, tại Mỹ, từ “collegiality” được sử dụng diễn tả ý về “tinh thần cộng sự”. Đó là “Những người thống nhất rõ ràng về một lý tưởng chung, tôn trọng nhau vì mục đích thực hiện lý tưởng chung ấy”, diễn giả chia sẻ. Theo TS. Phạm Thị Ly, ở tầm vĩ mô, các trường đại học tư nhân dường như vẫn chịu “lép vế” hơn so với các trường công lập. Điều này đi ngược với “tinh thần cộng sự” nhưng đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Anh Khoa và Tuấn Duy. Trong một tổ chức, mỗi người không chỉ làm nhiệm vụ của mình mà còn tôn trọng người khác trong việc thực hiện phần việc của họ. Dù trình độ khác nhau nhưng một khi đã là “cộng sự”, họ bình đẳng với nhau trong môi trường chung là công việc. Nữ tiến sĩ dẫn ví dụ, tại các trường Đại học ở Mỹ, trưởng khoa không phải là “sếp”, là cấp trên mà vị trí này luân phiên được giao cho từng người trong khoa, đảm trách trong một thời gian nhất định. Trách nhiệm đối với công việc của “trưởng khoa đương thời” cao hơn so với các cán bộ khác nhưng xét về vai vế, quan hệ xã hội, họ bình đẳng với nhau. So sánh với Việt Nam, hiện tại đa phần các mô hình giáo dục trong nước vẫn vận hành theo phương thức truyền thống. Đồng nghiệp gắn bó với nhau nhiều khi không trên tinh thần “cộng sự” mà bị chi phối bởi cảm xúc riêng, quan hệ thân tình, bạn bè rất nhiều. Chính vì vậy, sự tôn trọng, bình đẳng trong công việc không đạt đến chuẩn mực. Tiến sĩ Phạm Thị Ly chứng minh bằng việc tại nhiều trường học, các giáo viên hợp đồng không được nằm trong bộ máy ra quyết định. Ở tầm vĩ mô, các trường đại học tư nhân dường như vẫn chịu “lép vế” hơn so với các trường công lập. Điều này đi ngược với “tinh thần cộng sự” nhưng đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam. TS. Phạm Thị Ly chia sẻ đã từng có “1 năm làm việc tại trung tâm chỉ với 6 đồng nghiệp, xây dựng tinh thần cộng sự cùng vì 1 sản phẩm, hiểu thành công hoặc thất bại của sản phẩm đó là của mình, nôm na không kiếm ra tiền thì mình sẽ bị đói. Trao quyền, hiểu vai trò của mọi người, phần việc của mình và của mọi người, cơ chế ra quyết định bình đẳng dựa trên sự đồng thuận cao là bí quyết xây dựng nên tinh thần cộng sự”, điều cần thiết ở mọi môi trường trong đó ngành giáo dục nói riêng và tổ chức khác nói chung.[embed]https://youtu.be/EXMDnU9BaEo[/embed]
TS. Phạm Thị Ly và bài chia sẻ: "Tinh thần cộng sự - một so sánh bước đầu trong môi trường học thuật Hoa Kỳ và Việt Nam”. Nguồn: FPT Education.
Ngày 29/11, Educamp 2015 đã diễn ra tại campus Hòa Lạc, Trường Đại học FPT với sự tham gia của 150 Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Việt Nam và quốc tế.Với tổng cộng 42 bài tham luận được chia sẻ, Hội thảo hướng đến chia sẻ và thảo luận xung quanh những vấn đề: Xây dựng tổ chức học tập tại FPT, thực tế của FE nói riêng và các cơ sở giáo dục đào tạo ở Việt Nam nói chung như: tuyển sinh, giảng dạy, nghiên cứu, quản trị, truyền thông… qua đó thúc đẩy cải tiến công việc hiện tại của người tham gia.Ba keynote của Educamp 2015 gồm: “Quản trị Đại học như Tổ chức Dịch vụ” của TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT; “Hành trình CDIO tại Đại học Công nghệ MARA” - Giáo sư Salmiah Kasolang – Trưởng Khoa Cơ học Kỹ thuật – ĐH Công nghệ MARA (Malaysia); “Tinh thần cộng sự - một so sánh bước đầu trong môi trường học thuật Hoa Kỳ và Việt Nam” của - TS. Phạm Thị Ly - ĐH QG TP. HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành. |
- TS Lê Trường Tùng: ĐH FPT ‘cạnh tranh bằng sự khác biệt’
- Educamp 2015: Thấu hiểu và thực tế
- 9 lý do khiến tổ chức không chịu học hỏi và bài học từ FE
- Nữ GS Malaysia tiết lộ kinh nghiệm cải tiến chất lượng đào tạo tại EduCamp 2015
- ‘Mới và nóng’ tại FPT EduCamp 2015
- EduCamp 2015 và ‘Quy tắc hai chân’
- EduCamp 2015 bàn về ‘Vận hành tổ chức giáo dục’
- Sự khác biệt EduCamp 2015 và EduCamp 2014
- Educamp truyền lửa giáo dục
Ngọc Trâm
Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn