Học nhạc cụ truyền thống: Trải nghiệm khác biệt của HSSV FPT Edu
Người học FPT Edu có nhiều trải nghiệm học tập khác biệt, một trong số đó là học nhạc cụ truyền thống, tham gia các sự kiện về âm nhạc như ca trù, cải lương…
Theo lời TS Nguyễn Khắc Thành – Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, ngay từ những ngày đầu, một trong những mục tiêu của trường là sinh viên có thể tốt nghiệp toàn cầu nhưng vẫn mang trong mình nét văn hóa truyền thông Việt Nam. Các bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Nhật… nhưng vẫn còn một ngôn ngữ chung nữa là âm nhạc. Đó là con đường dẫn đến trái tim rất nhanh và giúp các em tự tin hơn cùng với vốn hiểu viết và trí tuệ của mình. Để các em có thể "bước ra thế giới với với một tiếng đàn bầu trong tim…", thầy Thành chia sẻ.
Thầy Nguyễn Khắc Thành – Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, một trong những người tiên phong đưa nhạc cụ dân tộc về đào tạo chính khóa tại trường
Chính bởi mục tiêu và mong muốn mãnh liệt đó, năm 2009, ĐH FPT thuộc FPT Edu tổ chức một số lớp giảng dạy về ca trù, đàn tranh… cho sinh viên yêu thích. Từ thành công của các mô hình lớp học đó, ĐH FPT quyết định đưa nhạc cụ truyền thống trở thành một môn học chính khóa cho sinh viên.
Theo đó, sinh viên ĐH FPT có thể lựa chọn 1 trong 6 loại nhạc cụ truyền thống là sáo, đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt, và đàn tỳ bà để theo học. Mỗi môn học sẽ bao gồm 60 tiết, được chia ra làm 30 buổi. Hoàn thành thời lượng học tập này, sinh viên sẽ có khái niệm cơ bản về âm nhạc truyền thống, văn hóa dân tộc và nhạc cụ mà các bạn theo học. Ngoài ra, học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng tại FPT Edu cũng được khuyến khích theo đuổi việc học một nhạc cụ dân tộc hay tham gia các chương trình, sự kiện tìm hiểu về âm nhạc truyền thống.
Việc học nhạc cụ truyền thống chính khóa đã nhen nhóm trong nhiều sinh viên ĐH FPT niềm đam mê với âm nhạc dân tộc. Các bạn thành lập CLB về nhạc cụ dân tộc, tự tổ chức các sự kiện về âm nhạc.
Một số sự kiện, sân chơi tiêu biểu có thể kể đến: CLB nhạc cụ dân tộc FTIC – nơi các bạn sinh viên có thể chia sẻ niềm đam mê, sở thích và cùng nhau tập luyện nhạc cụ truyền thống; show diễn Đông – đêm hội có sự tham gia biểu diễn nhạc cụ dân tộc của sinh viên ĐH FPT; sự kiện Cung đàn đất nước – triển lãm nhạc cụ dân tộc, giao lưu biểu diễn âm nhạc, dự án "Đưa bộ môn Nhạc cụ dân tộc đến các trường THPT" – một dự án phi lợi nhuận Ban Công tác Học đường FPT Edu nhằm đồng hành cùng các trường THPT trong việc triển khai giảng dạy nhạc cụ dân tộc tại trường, góp phần lan tỏa những giá trị truyền thống của Việt Nam đến với thế hệ trẻ.…
Dự án "Đưa bộ môn Nhạc cụ dân tộc đến các trường THPT" của Ban Công tác Học đường FPT Edu nhằm đồng hành cùng các trường THPT trong việc triển khai giảng dạy nhạc cụ dân tộc cho học sinh
Những sự kiện, sân chơi này này không chỉ tạo cơ hội cho các bạn sinh viên trao đổi, giao lưu, chia sẻ niềm đam mê mà còn là cơ hội để các bạn bồi đắp và lan tỏa tình yêu với âm nhạc, mong muốn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Cùng chung mục tiêu này, mới đây, Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu đã phát động cuộc thi FPT Edu Tích Tịch Tình Tang mùa đầu tiên. Đây là cuộc thi nhạc cụ dân tộc đầu tiên dành cho học sinh, sinh viên FPT Edu trên toàn quốc, với tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 200 triệu đồng.
FPT Edu Tích Tịch Tình Tang khởi động mùa đầu tiên vào ngày 16/5 và nhận đăng ký đến 10/7
Theo đó, thí sinh có thể sử dụng một trong bảy loại nhạc cụ truyền thống để tham gia FPT Edu Tích Tịch Tình Tang: đàn tranh, đàn nhị, sáo, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn bầu và trống, tham gia 2 bảng thi đấu độc lập: A- Độc tấu và B - Hòa tấu.
Ở bảng A (Độc tấu), thí sinh dự thi theo cá nhân và trình diễn một tác phẩm bằng một trong bảy loại nhạc cụ dân tộc được kể đến ở trên.
Tại bảng B (Hoà tấu), thí sinh dự thi theo nhóm từ 2 – 20 người, trình diễn một tác phẩm từ các loại nhạc cụ dân tộc này.
Cuộc thi nhận đơn đăng ký từ ngày 16/5 đến hết ngày 10/7 thông qua đường link: https://www.feexp.space/tichtichtinhtang/.
Vòng sơ loại cuộc thi sẽ được tổ chức tại các campus của FPT Edu trên toàn quốc trong khoảng từ 12/7 đến 20/7.
Kết thúc vòng sơ loại, 7 đội hoà tấu và 7 thí sinh/ mỗi loại nhạc cụ thuộc mỗi đơn vị của FPT Edu có phần trình diễn xuất sắc nhất sẽ được chọn để đi tiếp vào vòng Chung kết trao giải diễn ra tại ĐH FPT Hà Nội vào các ngày 19/8 - 20/8/2022.
Bên cạnh việc nhận các giải thưởng tiền mặt, các thí sinh của cuộc thi sẽ có thêm những trải nghiệm vô giá khác như được giao lưu, học hỏi cùng mentor là những giảng viên nhạc cụ dân tộc, nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc nhiều kinh nghiệm đến từ các đơn vị đồng hành cùng cuộc thi như Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
Cuộc thi cũng là một hoạt động có ý nghĩa, hướng đến việc lưu giữ những nét đẹp truyền thống, lan tỏa tình yêu với nghệ thuật và âm nhạc dân tộc.
Xem thêm thông tin và đăng ký trở thành thí sinh của FPT Edu Tích Tịch Tình Tang 2022 ngay tại đây.
|
Hải Ngân
Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn