Toàn cảnh Talkshow "Không biết làm Portfolio thì thiệt thòi lắm!"
Ngày 14/4 vừa qua, các SV FPT Arena đã cùng tham dự Talkshow “Không biết làm portfolio thì thiệt thòi lắm!” do Viện Đào tạo quốc tế FAI tổ chức. Với sự dẫn dắt của anh Tâm Đỗ - GV FPT Arena, buổi talkshow đã mang đến cho các SV nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích.
Đầu buổi chia sẻ diễn giả bắt đầu với những câu hỏi khơi gợi cho người nghe về những vấn đề mà sinh viên gặp phải, khó khăn ra sao và chia sẻ đôi chút về CV đã nhận được trước trong link đăng kí tham gia buổi trò chuyện. Đầu buổi chia sẻ, một cựu sinh viên của FPT Arena Huy Hoàng có chia sẻ: “Hiện tại em đang làm trong công ty Start Up về website làm thiệp cưới, mừng cưới online. Là một sản phẩm mới nên cũng có khá nhiều thách thức, hồi làm CV / Portfolio để tham gia ứng tuyển thì chỉ dùng CV template sẵn thôi và thực sự là chẳng hiểu sao là được tuyển, không hiểu luôn.”
Từ chia sẻ đầu tiên của Hoàng và các chia sẻ tại ô chat của nền tảng Zoom diễn giả đã hồi tưởng lại kỷ niệm của bản thân từ những ngày đầu anh chập chững làm CV, xin việc, đó là từ những năm 2012 khi bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm, bản thân anh Tâm Đỗ cũng không biết mình nên làm gì, viết gì vào CV, và khi viết rồi không biết là mình có sai hay không nên anh cũng cho rằng việc đưa ra câu hỏi “Bạn đang cần gì?” với sinh viên chưa có kinh nghiệm là một câu hỏi khó. Bởi chỉ có trải nghiệm, trải qua nhiều công việc sinh viên mới thực sự biết mình đang thiếu gì và cần khắc phục ở đâu.
Thành phần tham gia buổi talk lần này không chỉ có các bạn sinh viên FAN mà còn có những cựu sinh viên và các bạn sinh viên đến từ những trường khác. Chính vì thế, từ những câu chuyện gần gũi, cởi mở từ anh Tâm Đỗ sinh viên đã bắt đầu đưa ra ý kiến và đặt câu hỏi 2 chiều nhiều hơn, coi Anh Tâm như một nhà tuyển dụng thực thụ.
Anh Tâm đưa ra 3 nội dung chính để cùng chia sẻ và bàn luận với sinh viên:
- Bản thân phải hiểu được giá trị của mình
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống của mỗi cá nhân ngày càng phát triển và đem lại nhiều sự tiện nghi hơn, tuy nhiên vì sự phát triển quá nhanh, sinh viên dễ rơi vào trạng thái không còn cảm nhận hay nhận thức về chính bản thân đúng đắn, quên mất mình là ai và từ đó không thể phát triển hết năng lực thực sự của bản thân. Nếu như tự đánh giá mình quá cao thì trở nên ngạo mạn, ngược lại bình chọn mình rất thấp thì tự ti, thu mình, không đủ tự tin vào kỹ năng, tư cách, hành động của bản thân mình có nghĩa là bạn đang phụ thuộc sự đánh giá, hướng dẫn, điều động từ người xung quanh.. Cả hai xu thế đấy đều xấu cho sự phát triển cá nhân.
Vì vậy, Anh Tâm cũng thể hiện quan điểm và giải thích cho sinh viên một cách gần gũi hơn về CV (Curriculum Vitae) chính là cách để truyền đạt suy nghĩ, con người của đến nhà tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng hiểu về ứng viên cũng như đánh giá được năng lực, mức độ phù hợp của sinh viên ngay vòng sàng lọc. vậy nhưng sinh viên lại hay sa đà vào cách thức làm CV hơn là chất lượng về nội dung, ví dụ: Căn dòng thế nào nhỉ, màu sắc thế này ổn chưa, nên để lề bên nào,... Nhưng điều nhà tuyển dụng quan tâm phần lớn hơn đó là nội dung, kinh nghiệm của bạn là gì và cách bạn làm nổi bật nội dụng đó. Dù bạn apply vào vị trí nào UI/UX Design hay làm về sản phẩm,... thì suy nghĩ nên có là “Tôi muốn trúng tuyển” vậy cách để trúng tuyển đầu tiên là xây dựng nội dung và cách thức trình bày ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, anh Tâm cũng chia sẻ thêm về việc cần tìm những doanh nghiệp có cách làm việc phù hợp với bản thân sinh viên, để tránh gặp phải trường hợp bị từ chối vì không phù hợp. Để tương tác với sinh viên, Anh Tâm giúp sinh viên nhận thức bản thân qua một vài câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại không đơn giản: “Điểm mạnh của em là gì và điểm yếu của em là gì?”
Câu hỏi được đặt ra, Hoàng khá lúng túng và cho rằng mình cũng cảm thấy mắc khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi như vậy. Anh Tâm đã giải quyết vấn đề đó là take note và chỉ ra cho sinh viên những điểm mạnh, điểm yếu này của Hoàng đã thực sự là điểm mạnh và điểm yếu hay chưa?
Người chia sẻ tiếp theo đó chính là bạn Vi Nguyễn: “Mình năm nay 30 tuổi vừa tốt nghiệp FPT Arena năm ngoái, đi làm trước đó đã 6-7 năm rồi, sau khi trải nghiệm công việc thì cảm thấy muốn đổi công việc sang ngành thiết kế, điểm mạnh của mình chính là mình được thực hành nhiều, nhanh nhẹn nhưng đó là kinh nghiệm từ những công việc cũ, còn khi chuyển ngành sang thiết kế đồ họa thì mình lại chưa có kinh nghiệm cũng chưa nhận parttime thiết kế như các bạn sinh viên khác để có nhiều kinh nghiệm hơn, vậy làm sao để nhà tuyển dụng có thể sàng lọc được hồ sơ của mình vào vòng phỏng vấn?”.
Từ câu chia sẻ của Vi cũng như câu hỏi đặt ra cho Anh Tâm Đỗ, anh cũng lật ngược lại vấn đề để cùng làm rõ với Vi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn là gì.
Từ chia sẻ của Vi Nguyễn anh Tâm cho rằng nên mở rộng định hướng của ngành hơn là lo lắng về khuôn mẫu của các JD công việc. Khi Vi đã có kinh nghiệm làm việc tại nhiều công ty thì đó cũng chính là điều giúp bạn có thể xử lý các công việc cần có tính linh hoạt. Tuy nhiên nếu nêu ra điểm mạnh của mình là lắng nghe thì thực sự đã là điểm mạnh chưa? vì kỹ năng này cần đặt vào môi trường làm việc chính thức và cọ sát thì mới biết về mức độ kết hợp và lắng nghe của Vi được.
Gợi mở cho nội dung tiếp theo, anh Tâm chia sẻ về câu chuyện cảm thấy sợ gì khi tìm kiếm những thành viên mới, anh chia sẻ câu chuyện thực tế khi đi tìm ứng viên phù hợp, anh luôn tìm ứng viên tầm level cần chứ không làm việc với người chuyên môn cao quá. Và anh cũng đưa ra góc nhìn trung lập về những người trẻ hiện tại, khi tuyển một người trẻ thì ứng viên sẽ có nhiều đất diễn tại doanh nghiệp, tinh thần học tập cao, các bạn trẻ cũng nhanh nhạy để thích ứng. Còn đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì lại phải xét CV theo hướng khác.
- Nhà tuyển dụng cần gì: Cần gì và sợ gì?
Mở đầu cho phần 2 tại sao doanh nghiệp phải tuyển người? là câu hỏi được gợi mở đến các bạn sinh viên.
Anh Tâm Đỗ đưa ra câu trả lời và cách giải quyết của nhà tuyển dụng, để công việc được giải quyết doanh nghiệp cần chọn 1 trong 3 cách:
- Build: Xây dựng đội nhóm tuyển người về làm công việc doanh nghiệp mong muốn
- Buy: Mua các giải pháp, các bên cung cấp hoặc thuê ngoài
- Learn: Học
Từ những cách giải quyết trên của doanh nghiệp anh Tâm đưa ra những ưu nhược điểm của các cách làm và chỉ cho người tham gia biết nếu bạn đang ứng tuyển trong vai trò tìm việc thì cần hiểu vai trò của mình ở đâu trong doanh nghiệp. Tại sao doanh nghiệp lại chọn Build đội nhóm? Vì khả năng giải quyết vấn đề của đội nhóm sẽ nhanh, được việc, hiểu ý, dễ chỉnh sửa và còn tiết kiệm chi phí và thời gian hơn là 2 lựa chọn còn lại.
Tuy nhiên khi build đội nhóm nhà tuyển dụng cũng rất sợ những ứng viên không làm được việc, thì cách giải quyết sẽ ra sao? chia sẻ với người nghe anh Tâm cho biết nhà tuyển dụng sẽ dừng lại hợp đồng hoặc dí cho nhiều việc hơn để làm được. Ngoài ra ứng viên đó cũng cần có những điểm sáng giá như không sợ việc, luôn cầu tiến để tìm cách giải quyết, đây cũng chính là kỹ năng quản lý công việc mà các bạn rất nên ghi vào trong CV của mình.
Vậy sinh viên nên ghi gì và không nên ghi gì trong mục kỹ năng để nêu lên điểm mạnh của mình, kỹ năng nào nên được viết (On the Record) và kỹ năng nào chỉ nên nói khi phỏng vấn (Off the Record), khi ứng viên hiểu kỹ hơn về 2 khái niệm này anh tâm mới đánh giá là có kỹ năng mềm. Ngoài ra anh cũng cho thấy sinh viên thường mắc lỗi liệt kê các kỹ năng như: làm việc nhóm, quản lý thời gian,... những kỹ năng này nên được nói khi gặp phỏng vấn và nên đưa vào câu chuyện để nhà tuyển dụng cũng hiểu các hoàn cảnh và câu chuyện cũng sẽ rất dắt những điểm mạnh của mình tốt hơn là viết vào CV thẳng thừng các kỹ năng. Tương tự, Portfolio cũng vậy, portfolio có thể hiểu là hồ sơ năng lực của ứng viên, ứng viên nên làm nổi bật, nêu rõ trách nhiệm của mình trong các ấn phẩm và để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng chứ portfolio cũng chưa thể nào nêu bật được chuyên môn.
- Q&A Tại sao bị rớt trong quá khứ? Review CV / Portfolio của người tham gia
Diễn giả đưa ra 3 lý do lớn nhất mà ứng viên hay bị từ chối.
3 lý do lớn nhất mà ứng viên hay bị từ chối đó là:
- Trình bày thiếu khoa học, lan man, layout không căn gióng và gặp nhiều lỗi thiết kế
- Viết CV / Porfolio chưa không liên quan tới yêu cầu được mô tả công việc
- Không tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng.
Dù mục đích viết CV / Portfolio là gì thì kết quả cuối cùng mà ứng viên muốn nhận được đó chính là trúng tuyển, vì thế nghiên cứu nhà tuyển dụng cũng là một trong những bước rất quan trong mà ứng viên nên chú ý. Dù mục đích viết CV/ portfolio là gì thì cũng mong muốn là nhà tuyển dụng sẽ đỗ, chính vì vậy ứng viên cần hiểu thật rõ những gì nhà tuyển dụng mong muốn ví dụ như: JD, yêu cầu công việc nếu kỹ hơn có thể tìm hiểu văn hóa công ty, người phỏng vấn mình,...
Step by step tiếp theo dành cho ứng viên được anh Tâm đưa ra chính là các bước chuẩn bị dành cho sinh viên từ việc nên nghiên cứu nhà tuyển dụng ra sao và chuẩn bị bản thân như thế nào cho đúng.
Buổi Talk lần này trong chuỗi sự kiện Nói Nhỏ - Nói To đã mang đến cho sinh viên nhiều kinh nghiệm thực tế từ chính nhà tuyển dụng. Sinh viên cần nghiên cứu bản thân và nghiên cứu nhà tuyển dụng kỹ càng để có thể vượt qua vòng phỏng vấn và bắt đầu làm việc. Những kỹ năng, trải nghiệm mà sinh viên học được qua buổi talk không chỉ áp dụng được trong ngành thiết kế đồ họa mà còn có thể áp dụng được cho các ngành làm việc cần sử dụng CV / Portfolio khác.
|
Quỳnh Anh