Bàn chuyện Giáo dục

Mơ ước

02/01/2018
Đặng Thị Hậu
7354

Người Việt ai cũng mong đất nước thành văn minh, tiến bộ như nước người ta.

Vẫn có thể tranh cãi, nhưng cứ tạm coi những ước mơ chính là động lực phát triển của con người hay của một cộng đồng, một đất nước.

Vậy nếu người không tiến bộ thì là người không mơ ước? Hay đất nước nghèo nàn, lạc hậu là đất nước không có hoặc không biết ước mơ?

Nghe vô lý phải không?

Ai cũng có ước mơ. Người mua vietlott, bitcoin hay là con bạc đều có ước mơ giàu có, khá giả. Người Việt ai cũng mong đất nước thành văn minh, tiến bộ như nước người ta. 100% trẻ em muốn bay trên đôi cánh ước mơ.

Vậy mà lại có lý.

Những cái đó nếu có thể gọi là mơ ước thì phải có thêm điều kiện: giàu mà không phải làm gì, tiến bộ nhưng người khác cố gắng, hoặc chính phủ phải thế này thế nọ, muốn đường thông thoáng nhưng cứ hở là chen, muốn giỏi giang nhưng thày cô học hộ...

Với những điều kiện đó thì ước mơ cũng nên gắn thêm chữ “hão huyền”, như một thi sĩ giang hồ có lần nhận xét: Đất nước mười triệu nhà thơ / Mà không có một ước mơ ra hồn.

Tin rằng ước mơ được bay lên bầu trời thì người Việt không muộn hơn nước khác, cái khác là không ai thử tìm cách bay lên như Jean-Marie Le Bris (Pháp) hay anh em nhà Wright (Mỹ)...

Khúc Trung Kiên

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

7354

Nhân vật