FPT Edu - Tin tức chung

Báo cáo viên sẽ mang gì đến phiên trình bày tại FPT Educamp 2023?

29/11/2023
Hà Hải Ngân
4216

Ngày sự kiện FPT Educamp 2023 tại FPT Edu campus Đà Nẵng đang đến gần, các diễn giả cũng đang gấp rút thực hiện những bước cuối cùng để chuẩn bị cho phiên trình bày của mình tại hội thảo.

 

Báo cáo viên Trần Mạnh Linh, Giáo viên Ngữ văn Trường THPT FPT Hà Nội cho biết, năm nay tại FPT Educamp 2023, anh sẽ đại diện cho nhóm tác giả trình bày chủ đề “Bộ công cụ thông minh trong dạy và học thời kỳ Kỷ nguyên số”.

Đây là một sáng kiến của anh Đoàn Mạnh Linh cũng các cộng sự. Sáng kiến này xuất phát từ việc bản thân anh Linh nhận thấy rằng, “là một giáo viên ở thời đại 4.0, nghề giáo thực sự không “nhàn” như mẹ mình vẫn hay khuyên mình khi còn cắp sách đi học”. Giáo viên bây giờ rất bận rộn với những deadline, đồng thời cũng cần trang bị thêm nhiều kỹ năng để theo kịp sự phát triển của thời đại. Chính bởi vậy, suy nghĩ “giá như có công cụ gì gọn nhẹ hơn, để khi chấm bài, giáo viên không còn cần mang vác hàng chồng giấy, vở từ trường về nhà và từ nhà đến trường mà vẫn đem lại hiệu quả tương đương thì tốt biết mấy; giá     như có thêm một trợ lý giúp mình soạn bài nhanh mà vẫn đúng ý thì hay biết bao...” xuất hiện.

Từ đó, những suy nghĩ, sáng kiến về bộ công cụ dành cho một người giáo viên đang trong thời đại 4.0 tiến lên 5.0 hình thành. Vậy là anh Linh đã cùng 4 cộng sự cùng nhau mày mò, nghiên cứu cho ra mắt bộ công cụ thông minh và dạy và học thời kỳ Kỷ nguyên số. Và tại FPT Educamp năm nay, anh Đoàn Mạnh Linh sẽ đại diện nhóm tới trình bày về thành quả nghiên cứu của cả team.

Chia sẻ thêm về khối lượng công việc, vì là người đại diện trình bày duy nhất cho cả team, nên anh Linh cần xử lý rất nhiều công việc trước sự kiện, thời gian cũng trở nên eo hẹp hơn. Do vậy, anh Linh cần chọn lọc, co ngắn các ý, để làm sao nói được những trọng điểm hay nhất, giúp mọi người dễ hình dung ra vấn đề mình cần chia sẻ.

Tuy khối lượng công việc lớn, cần tranh thủ hoàn thành mọi lúc mọi nơi, nhưng anh Linh vẫn cảm thấy rất vui, rất háo hức. Hiện, anh Linh đã đang gấp rút hoàn thành những phần việc còn lại để sẵn sàng cho sự kiện sắp tới.

Đăng ký tham dự ngay tại: https://forms.gle/jLhB3CLqHLFCL7UE6

Anh Nguyễn Tuân, Giảng viên FPT Aptech Hà Nội cho biết, ở sự kiện lần này, anh sẽ chia sẻ về: “Eye level, người giáo viên cần đặt quan sát của mình ngang bằng với sinh viên”. Quan điểm của vấn đề là chúng ta, những người trực tiếp giảng dạy, nếu đặt quan sát của mình “ngang bằng” với quan sát, góc nhìn của người học thì mới thấy được vấn đề thực sự mà họ gặp phải là gì, hiểu được cách nhìn nhận cũng như quan điểm của sinh viên. Từ đó người giáo viên có thể có các tiếp cận phù hợp hơn.

Đồng thời, theo quan điểm của diễn giả, việc học xảy ra từng ngày từng giờ mà thậm chí không cần dạy. Điều đó đúng với tất cả các kỹ năng sống thiết yếu như đi bộ, nói chuyện, ăn uống... Còn người học, học bằng cách thử và sai, rồi tiếp tục thử      nghiệm. Chúng ta – những người giáo viên có thể lựa chọn hỗ trợ họ, giúp đỡ họ, nhưng về cơ bản việc học vẫn xảy ra mà không cần dạy. Vậy nên, đứng ở góc nhìn của người học, giáo viên có thể biết được nên hỗ trợ gì, hỗ trợ khi nào để việc học của học viên được hiệu quả nhất.

Những chia sẻ trong phiên tham luận đơn thuần xuất phát từ những đúc rút cá nhân trong quá trình giảng dạy của diễn giả và là những chia sẻ nội bộ mà diễn giả vẫn chia sẻ đối với các giảng viên trong tổ bộ môn, đặc biệt là những giảng viên mới bắt đầu tham gia giảng dạy.

Hiện, anh Tuân vẫn đang tiếp tục hoàn thiện bài trình bày để có thể đem đến một phiên thảo luận hiệu quả nhất tại FPT Educamp 2023.

Đăng ký tham dự phiên trình bày của anh Nguyễn Tuân tại: https://forms.gle/jLhB3CLqHLFCL7UE6

“Giáo dục hạnh phúc – Nên và có thể?” chính là đề tài tham luận lần này của anh Bùi Trần Hiếu – Trưởng phòng Phát triển chương trình phổ thông, Ban Nghiên cứu và Phát triển FPT Edu đem đến cho FPT Educamp năm nay. Đề tài này bắt đầu từ một cái duyên từ 20 năm trước của diễn giả. Mà cụ thể, 20 năm trước, khi anh Hiếu lần đầu bước chân vào lĩnh vực giáo dục – giáo dục phát triển năng lực, kỹ năng sống với chủ đề đầu tiên là tư duy tích cực để sống hạnh phúc. 20 năm sau, anh Hiếu một lần nữa quay lại tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này.

Điểm khác biệt ở việc tiếp cận giữa 2 lần nằm ở những kiến thức mà diễn giả có được và trải nghiệm bản thân của diễn giả. “Tôi nhận ra rằng, hạnh phúc (happiness) và sự an lạc thân tâm (well-being) hóa ra có thể được giáo dục một cách có chủ đích. Và việc giáo dục hạnh phúc thời điểm này lại cần thiết hơn bao giờ hết”.

Đặc biệt, anh Hiếu nhấn mạnh, được làm việc với các đồng nghiệp là cán bộ giáo viên trong Khối Phổ thông FPT, và đặc biệt là được trực tiếp tiếp xúc với các em học sinh FS     chools đã giúp anh có dịp được quan sát, lắng nghe, và hiểu hơn những tâm sự của cộng đồng trường về câu chuyện hạnh phúc và những điều có liên quan. Bên cạnh đó, việc      kết hợp với một số khảo sát gần đây của bản thân liên quan tới đề tài trường học hạnh phúc, anh Hiếu đã thực sự háo hức được chia sẻ những hiểu biết và phát hiện của mình với đồng nghiệp tại FPT Edu và cộng đồng giáo dục.

Chia sẻ bên lề xoay quanh chủ đề giáo dục hạnh phúc, anh Hiếu tin rằng, mỗi người sẽ tự tìm thấy cho mình được câu trả lời "trường học có nên và có phải là nơi lý tưởng để hạnh phúc và sự khỏe mạnh thân tâm trí được thực hành, chia sẻ, lan tỏa và vun đắp?".

Trực tiếp tham dự phiên tham luận của anh Bùi Trần Hiếu bằng cách đăng ký tham dự tại link sau: https://forms.gle/jLhB3CLqHLFCL7UE6

Hải Ngân

Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

4216

Nhân vật