FPT Edu - Tin tức chung

Đi khắp dải chữ S thu giọng nói, SV FPT Edu sáng chế mèo máy Doremon phiên bản Việt

09/09/2019
Vũ Thị Ngọc Ánh
812

Dành ra nhiều ngày tháng, 4 thành viên gồm, Phan Minh Dương, Hoàng Văn Thắng, Trương Minh Giang và Lê Hoàng Nam đã chia nhau đi đến khắp các vùng miền Việt Nam để thu thập dữ liệu giọng nói Tiếng Việt cho chú mèo máy Đôremon – Sản phẩm điều khiển nhà thông mình bằng tập lệnh Tiếng Việt. 

4 chàng trai tự tin trình bày đồ án trước Hội đồng phản biện 
Đông đảo sinh viên và phụ huynh tham gia buổi bảo đồ án của nhóm

Đây là sản phẩm giúp người dùng điều khiển ngôi nhà của mình bằng giọng nói Tiếng Việt với 15 tập lệnh như: bật/tắt đèn, đóng/mở cửa, bật/tắt tivi, bật/tắt quạt… Sản phẩm này sẽ giúp thay thế các thiết bị điều khiển giọng nói bằng Tiếng Anh hiện đã có mặt  trên thị trường. Sản phẩm gồm 2 phần: Bộ điều khiển chính và Thiết bị điều khiển các thiết bị trong nhà. Bộ điều khiển chính sẽ nhận dạng giọng nói, phát lệnh điều khiển đến các thiết bị điều khiển. Sau khi các thiết bị nhận lệnh sẽ thực hiện lệnh được phát ra, ví dụ khi nói “Bật đèn”, bộ điều khiển chính sẽ nhận dạng từ “Bật đèn” và phát lệnh “Bật đèn” đến thiết bị. 

Sản phẩm Đoorremon của nhóm

Nhằm giúp chú Đôremon nhận dạng được giọng nói nhóm đã sử dụng công nghệ deep learning để tạo ra model nhận diện giọng nói với độ chính xác lên đến 98%. Để có được kết quả chính xác này, nhóm đã đi kết thu thập dữ liệu từ hơn 300 người đến từ các vùng miền Bắc – Trung - Nam trên cả nước.

Chia sẻ về tính nổi bật của sản phẩm, Phan Minh Dương – thành viên của nhóm cho biết, với việc sử dụng Deep Learning nên model được tạo ra rất nhẹ, phù hợp với các máy tính nhúng hiện nay. Nhờ vậy mà giọng nói sẽ được nhận dạng ngay trên bộ điều chính, giúp cho tốc độ phản hồi ổn định. Đặc biệt, sản phẩm của nhóm có thể nhận dạng được giọng nói trong môi trường không có kết nối Internet khác với các sản phẩm trên thị trường hiện nay như Google Home,… Bên cạnh đó, sản phẩm không cần gửi dữ liệu giọng nói lên server để nhận dạng giúp tăng tính riêng tư của người sử dụng, không sợ bị nghe lén và bảo đảm an toàn cho ngôi nhà.

Nhóm demo các tính năng của sản phẩm trước Hội đồng phản biện ngay tại buổi bảo vệ đồ án

Cũng giống như các nhóm sinh viên khác, trong quá trình tạo ra sản phẩm nhóm đã gặp phải  nhiều khó khăn. Có lẽ, khó khăn nhất phải kể đến là qúa trình đi khắp dải chữ S Việt Nam để thu thập dữ liệu giọng nói Tiếng Việt. Các thành viên trong nhóm đều ở miền Bắc nên thu thập giọng khó dễ dàng, nhưng với mục tiêu bất kì người dân Việt nào cũng có thể sử dụng sản phẩm dễ dàng nhóm đã cắt cử nhau đi đến các vùng dân miền Trung và Nam. Đây là thử thách lớn đối với mỗi thành viên khi phải tự mình di chuyển, gặp mặt từng người để xin thu giọng nói. Sau nhiều ngày ròng rã, nhóm đã thu thập được giọng nói của hơn 300 người ở các độ tuổi, giới tính khác nhau trên 3 miền Tổ quốc.

Để tăng tính thương mại hóa cho sản phẩm , thời gian tới nhóm sẽ bổ sung và hoàn thiện một số tính năng như: tăng độ chính xác khi nhận dạng, tăng số tập lệnh để điều khiển được nhiều thiết bị hơn. Nhóm hy vọng, chú mèo máy Đôremon sẽ trở thành một trợ lý ảo thân thiện của người dùng trong thời đại công nghệ 4.0.

“Chắc hẳn ai cũng biết đến chú mèo máy đến từ tương lai Đôremon của Nhật Bản với vô vàn tài năng. Dựa trên hình tượng này, nhóm muốn tạo ra mèo máy Đôremon phiên bản Việt đến với người dùng Việt Nam. Đây sẽ là một chú mèo máy thân thiện, giúp đỡ mọi người điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà của mình bằng giọng nói. Ngoài ra, sản phẩm tạo hình Đôremon sẽ tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với người dùng hơn.”, Minh Dương cho biết thêm.

Chú mèo máy Đoremon của nhóm đã nhận được nhiều lời khen từ Hội đồng phản biện

Được biết, chú mèo máy Đôremon điều khiển nhà thông mình bằng tập lệnh Tiếng Việt đã giúp nhóm Dương giành giải Nhất cuộc thi IoT Showcase Contest do FPT Edu tổ chức diễn ra tại TP. Cần Thơ vừa qua. Ngoài ra, nghiên cứu của nhóm còn được đăng trên tạp chí quốc tế Scopus và nhận khen thưởng của Nhà trường.

Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp là “cửa ải” quan trọng cuối cùng của đời sinh viên. Tại ĐH FPT, sinh viên sẽ có 1 học kì để xây dựng và hoàn thiện đồ án. Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp kỳ Summer 2019 được tổ chức cho sinh viên các ngành: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh; Ngôn ngữ Nhật và chuyên ngành Thiết kế đồ họa.

Tại Hà Nội: Từ ngày 30/8 - 6/9/2019

Tại TP. HCM: Từ ngày 26/8 - 29/8/2019


 

Ngọc Ánh

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

812

Nhân vật