Nhập môn “Phát triển bền vững”: Người FPT Edu có đang sống vững bền?
Khái niệm “phát triển bền vững” nghe thì rất hàn lâm và vĩ mô, nhưng khi cắt nghĩa ra thì mới thấy nó gần gũi y như những điều mà người FPT Edu vẫn làm hàng ngày vậy.
“Cắt nghĩa” phát triển bền vững
Khái niệm phổ biến nhất về “Phát triển bền vững” là “một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa”. Để làm được điều này, một cá nhân hay tổ chức khi phát triển cần phải có sự ưu tiên cân bằng cho cả 3 yếu tố: kinh tế, con người/ xã hội và hệ sinh thái của Trái đất. Để chi tiết hoá khái niệm này, Liên Hợp Quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững dưới đây:
1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi.
2. Xóa đói, đảm bảo anh ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.
3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.
8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.
12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó
14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.
16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.
17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
Người FPT Edu đang “phát triển bền vững” mỗi ngày
Không cần phải làm những việc “đao to búa lớn” hay đạt đến một tầm ảnh hưởng nhất định, mỗi người FPT Edu vẫn đang đóng góp tích cực cho kinh tế, con người/ xã hội và hệ sinh thái mỗi ngày thông qua chính công việc của mình tại Tổ chức và cả những thói quen, những hoạt động của mình trong cuộc sống.
Cùng điểm lại một vài việc làm nhỏ nhưng có đóng góp cho sự phát triển bền vững của các CBGV FPT Edu nhiều phòng ban, bộ phận.
1. Giúp HSSV FPT Edu có những nhận thức rõ hơn về các vấn đề liên quan đến sinh thái (nguồn năng lượng, sinh vật, biến đổi khí hậu…) và liên quan đến xã hội (bình đẳng giới, phúc lợi…) thông qua việc tổ chức các buổi talkshow, debate, seminar, các cuộc thi quy mô lớn nhỏ với chủ đề về phát triển bền vững, đảm bảo sức khoẻ tinh thần cho HSSV với các chương trình tư vấn tâm lý “độc quyền” của FPT Edu. Các hoạt động này thường do Ban Công tác học đường FPT Edu, Phòng Công tác sinh viên các đơn vị, Phòng IC – PDP, bộ môn Soft skill các đơn vị tổ chức.
2. Đảm bảo các CBGV của Tổ chức Giáo dục FPT luôn nắm được các thông tin liên quan đến sức khoẻ, tính mạng, bảo hiểm, dịch bệnh… thông qua e-mail và các buổi nói chuyện, tư vấn cùng chuyên gia… Các hoạt động này thường do Phòng/ Ban Nhân sự, Phòng Văn hóa – Đoàn thể các đơn vị tổ chức.
3. Giáo viên, giảng viên đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kết hợp cùng triết lý “giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự học của người học” ở FPT Edu, góp phần tạo nên một nguồn nhân lực có nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
4. FPT Edu thường xuyên định hướng và tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên, đảm bảo tỷ lệ SV ra trường có việc làm luôn ở mức cao nhất.
5. Rất nhiều cán bộ giảng viên của FPT Edu thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện hoặc đóng góp cho các quỹ cộng đồng, góp phần giảm đói, giảm nghèo, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
6. Cán bộ và giảng viên FPT Edu chuyển đổi số mỗi ngày không chỉ để nâng cao hiệu quả công việc mà còn để tiết kiệm các tài nguyên của Trái đất, trong đó rõ ràng nhất là tiết kiệm giấy.
7. Campus của hầu hết các đơn vị thuộc FPT Edu đều được thiết kế thân thiện với môi trường, bao phủ bởi cây xanh và có hệ sinh thái nước (sông, hồ, đầm…).
8. FPT Edu không ngừng mở rộng, đưa các campus thuộc hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Phổ thông Cao đẳng, Phổ thông về khắp mọi miền đất nước, giúp người dân ở mọi nơi trên khắp đất nước có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến.
9. Campus của các đơn vị thuộc FPT Edu có nhiều đóng góp tích cực đến môi trường và sự phát triển kinh tế của địa phương.
10. Tất cả CBGV đều làm tốt phần việc của mình để nâng cao chất lượng của Tổ chức, cũng là nâng cao chất lượng của giáo dục – sản phẩm đầu ra của FPT Edu.
Với những điều trên và rất nhiều việc làm, hành động khác nữa, người FPT Edu đã và đang thật sự hướng tới sự phát triển bền vững trong môi trường giáo dục.
Thục Anh
Tổ chức Giáo dục FPT