Học tập khác biệt

Chuyển đổi số trong đào tạo ở FPT Polytechnic

09/12/2019
Ngô Ngọc Trâm
2447

Chuyển đổi số trong đào tạo đang diễn ra cực kỳ sôi động ở tất cả các cơ sở của Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic. Từ “lớp học IoT” made by sinh viên, đến việc số hoá lớp học và cả cơ hội chung tay cùng Ban Công nghệ Tập đoàn FPT nhân rộng mô hình chuyển đổi số đều đã được cán bộ, giảng viên Fpoly chia sẻ học cùng trải nghiệm trong FPT Educamp 2019.

Tới FPT Educamp 2019, các cán bộ, giảng viên Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic đem đến nhiều câu chuyện học cùng trải nghiệm thực tế chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại tất cả các cơ sở, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên.

Chị Trần Thị Hường (Giảng viên Công nghệ thông tin, FPT Polytechnic Hồ Chí Minh) khiến cả khán phòng theo dõi chủ đề “Số hoá triển khai đào tạo ngành IoT” cảm thấy thú vị khi chia sẻ: “IoT thậm chí còn đang dịch chuyển thành IoE – Internet of Everything. Internet không chỉ kết nối vạn vật mà kết nối mọi thứ với nhau, trong đó có cả con người.” Ở FPT Polytechnic Hồ Chí Minh, sinh viên cũng vận dụng xu hướng công nghệ này để thiết kế một lớp học IoT.

Tới FPT Educamp 2019, các cán bộ, giảng viên Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic đem đến nhiều câu chuyện học cùng trải nghiệm thực tế chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại tất cả các cơ sở
Chị Trần Thị Hường giới thiệu mô hình lớp học IoT do sinh viên FPT Polytechnic TP HCM tự thiết kế và đã đưa vào ứng dụng thực tế.

“Khi đến lớp, giảng viên có thể quét mã QR code để mở cửa, bật các thiết bị điện tử trong phòng và làm tương tự khi kết thúc giờ học. Sinh viên cũng có mã QR code riêng để điểm danh và cập nhật dữ liệu học tập lên hệ thống.” Chị Hường cho biết. Hiện mô hình lớp học này đã được ứng dụng vào một lớp học ở FPT Polytechnic TP Hồ Chí Minh với chi phí đầu tư trang thiết bị khoảng 2 triệu đồng/ một mô hình lớp.

Cũng là một đại diện đến từ FPT Polytechnic TP Hồ Chí Minh, anh Trần Vân Nam chia sẻ câu chuyện chung về số hoá trong quản lý đào tạo. Anh cho rằng, chuyển đổi số cần bắt đầu từ mọi phòng ban, trong mọi công việc kể từ khi sinh viên nhập trường, trong quá trình học cùng trải nghiệm cho đến lúc sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Đặc thù công việc từng phòng ban khiến việc chuyển đổi số có những điểm khác nhau nhưng anh Nam chia thành 3 nhóm chính: Nhóm Tuyển sinh – Công tác sinh viên, nhóm Chương trình – Học liệu và nhóm Tài chính. “Số hoá đào tạo cụ thể là làm gì? Có 2 việc lớn đó là chuyển thông tin phục vụ quản trị thành dữ liệu số và chuyển quy trình trên giấy thành quy trình số” anh Nam phân tích. Để một đơn vị giáo dục chuyển đổi số thành công thì từng phòng ban, từng cán bộ giảng viên và sinh viên cần nắm và thực hiện được 2 việc lớn này. Theo anh Nam, hiện tất cả các cơ sở của FPT Polytechnic đều hăng hái tham gia chuyển đổi số. Ngay trong đầu năm 2020, một số quy trình ở FPT Polytechnic sẽ được số hoá như: Điểm danh sinh viên bằng nhận diện gương mặt, quét vân tay ra vào đối với sinh viên và cán bộ giảng viên.

Anh Trần Vân Nam cho rằng để chuyển đổi số thành công cần sự chung tay của tất cả các phòng ban, bộ phận để cải thiện việc học cùng trải nghiệm cho học sinh, sinh viên
Anh Trần Vân Nam cho rằng để chuyển đổi số thành công cần sự chung tay của tất cả các phòng ban, bộ phận

Chia sẻ với anh Nam quan điểm mỗi phòng ban có một đặc trưng riêng trong việc chuyển đổi số nhưng  chị Võ Thị Thuỳ Dung (Cán bộ Đào tạo, FPT Polytechnic Tây Nguyên) cho rằng muốn công tác này thành công thì cần có sự phối hợp, triển khai tuần tự. “Với chuyển đổi số, người thầy trở thành người hướng dẫn, đưa ra các công cụ cho sinh viên.”

Theo chị Dung, hiện nay FPT Polytechnic đang triển khai học cùng trải nghiệm online trên CMS với các môn: Tiếng Anh 1.1, Tin học, Chính trị, Pháp luật ở cả 5 cơ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tây Nguyên và Cần Thơ. Năm 2020, môn Tiếng anh 1.2 và Kinh tế cũng sẽ được triển khai dạy trực tuyến.

Khác với những cơ sở ở các tỉnh thành lớn, triển khai chuyển đổi số ở FPT Polytechnic Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn “mà nhiều người nghĩ rằng chẳng thể có chuyện đó khi ta đang ở giữa thời đại công nghệ 4.0” như chị Dung chia sẻ. “Học sinh ở miền đất phố núi như Tây Nguyên có khi học hết cấp 3 còn chưa được tiếp xúc với máy tính, kỹ năng ngoại ngữ cũng chưa tốt vì vậy việc FPT Polytechnic Tây Nguyên số hoá đào tạo sẽ gặp khó khăn hơn so với các đơn vị ở 4 tỉnh thành còn lại. Tuy nhiên, tất cả các phòng ban ở FPT Polytechnic đều quyết tâm thực hiện chuyển đổi số.” nữ cán bộ khẳng định.

Theo chị Dung, hiện nay FPT Polytechnic đang triển khai học cùng trải nghiệm online trên CMS
Theo chị Thùy Dung, FPT Polytechnic đang triển khai học online trên CMS với các môn: Tiếng Anh 1.1, Tin học, Chính trị, Pháp luật ở cả 5 cơ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tây Nguyên và Cần Thơ

Các chia sẻ của 3 diễn giả tới từ FPT Polytechnic nhận được sự quan tâm theo dõi của nhiều người tham dự. Không ít câu hỏi tham luận được đặt ra, nhờ đó, những khía cạnh khác nhau của vấn đề được mổ xe, nhiều giải pháp được cả diễn giả và người tham dự cùng nhau tìm ra với mong muốn sớm đưa các ý tưởng vào hiện thực và nhân rộng mô hình số hoá đào tạo ở FPT Polytechnic. Mô hình lớp học IoT mà chị Trần Thị Hướng chia sẻ nhận được nhiều phản hồi từ phía người tham dự phiên tham luận. Trong đó, anh Lê Ngọc Tuấn (Trưởng phòng IoT, Ban Công nghệ Tập đoàn FPT) “hiến kế” FPT Polytechnic có thể dùng mã nguồn do FPT phát triển để tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính ổn định của hệ thống. Anh cũng chia sẻ sản phẩm robot thông minh do Tập đoàn nghiên cứu và đang trong quá trình ứng dụng vào một số lĩnh vực.

Với những ứng dụng thành công và nhiều ý tưởng chuyển đổi số trong đào tạo mới, FPT Polytechnic đặt kỳ vọng sẽ trở thành đơn vị đào tạo “Thực học – Thực nghiệp” bắt kịp với những làn sóng công nghệ mới mẻ, tạo điều kiện học cùng trải nghiệm tốt nhất cho sinh viên trong thời đại 4.0

FPT Educamp là hội thảo mở được Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) tổ chức hàng năm để kết nối các giảng viên, chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, tri thức và ý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và FPT Edu nói riêng. Là một tổ chức học tập, FPT Edu mong muốn tất cả những người tham gia đều có thể chia sẻ tích cực bằng các tham luận, câu hỏi, tranh luận, đóng góp ý kiến bên lề hội thảo chứ không chỉ dừng ở việc ngồi nghe.

Trở lại ở năm thứ 6, hội thảo năm nay với chủ đề “Chuyển đổi số trong Giáo dục” là một trong những hoạt động chào mừng 20 năm thành lập Tổ chức Giáo dục FPT. Hội thảo đã diễn ra trọn vẹn trong ngày 8/12 với phần trình bày tham luận của 62 diễn giả, 2 keynote và đông đảo người tham dự.

 

Ngọc Trâm

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

2447

Nhân vật