Trải nghiệm FPT Edu

Đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo – 4 điều quan trọng cần biết

09/12/2022
seo2022
7035

Phát triển mô hình đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo đang là mục tiêu được nhiều trường hướng tới. Quá trình này đòi hỏi các trường vượt qua những thách thức để có thể cung cấp những trải nghiệm học tập phong phú, hữu ích cho sinh viên. 

1. Vì sao cần thực hiện trải nghiệm đổi mới sáng tạo trong giáo dục bậc đại học?

Những xu thế kinh tế, chính trị mới; sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hay ảnh hưởng của biến đổi môi trường, Covid-19 đã “vẽ lại” bức tranh toàn cầu với nhiều thay đổi. 

Lực lượng lao động trẻ, đặc biệt là Gen Z không chỉ được yêu cầu về kiến thức chuyên môn mà còn cần có nhiều kỹ năng như: Ngoại ngữ, kỹ năng sống, khả năng ứng biến, thích nghi và sáng tạo không ngừng để thành công trong thị trường lao động hiện nay.

Học đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo, sinh viên có nhiều khả năng thích ứng và thành công trong bối cảnh hiện nay
Học đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo, sinh viên có nhiều khả năng thích ứng và thành công trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục đào tạo không nằm ngoài những xu hướng dịch chuyển đó. Trước đây, giáo dục thường đặt mục tiêu cung cấp tri thức giáo khoa cho người học thì nay mục tiêu ấy đã được phát triển cả về bề sâu và chiều rộng. Tri thức cung cấp không chỉ nằm trong sách vở mà còn mang tính thực hành, khả năng ứng dụng vào thực tế. 

Bởi vậy, thực hiện trải nghiệm đổi mới sáng tạo trong giáo dục mà trước tiên là ở bậc đại học là điều cần thiết, phù hợp với bối cảnh xã hội, xu hướng phát triển của giáo dục và tâm lý người học.

2. Thách thức khi trải nghiệm đổi mới sáng tạo

2.1. Những tồn đọng từ mô hình giáo dục cũ

Cách tư duy vận hành trường học truyền thống, quan điểm giảng dạy thầy nói – trò nghe hay suy nghĩ “trọng bằng cấp’, “đi học để lấy điểm cao”… tồn tại trong xã hội một thời gian dài, trở thành lối suy nghĩ cố hữu của một bộ phận người dạy, người học, phụ huynh. Những tồn tại này có thể khiến họ hiểu chưa đúng về trải nghiệm đổi mới sáng tạo trong giáo dục, từ đó ngần ngại bắt nhịp hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận phương thức này.

Những quan điểm cũ như chỉ cần chú trọng học kiến thức sách vở cần được thay đổi
Những quan điểm cũ như chỉ cần chú trọng học kiến thức sách vở cần được thay đổi

Thay đổi những điều thuộc về thói quen, quan điểm tồn tại trong một khoảng thời gian dài là một việc khó. Đặc biệt, nếu đó là những tồn tại từ mô hình giáo dục cũ, tác động đến ý thức hệ của nhiều thế hệ người dạy, người học, phụ huynh và cả hạ tầng cấu trúc của các trường học thì đây thực sự là thách thức. 

Thách thức này đòi hỏi những người làm trải nghiệm đổi mới sáng tạo trong giáo dục phải có quá trình cung cấp thông tin đầy đủ, đa dạng góc độ, liên tục để xóa bỏ dần những tồn tại trong lối tư duy cũ về giáo dục.

2.2. Thách thức về cơ sở vật chất, công nghệ và khoa học kỹ thuật

Phương thức giáo dục truyền thống ở nước ta vẫn dựa chủ yếu vào việc thầy giảng – trò nghe, sử dụng bảng đen, phấn trắng, ít đầu tư cơ sở vật chất hay ứng dụng công nghệ khoa học. Một số địa phương vùng sâu vùng xa thậm chí còn không có đủ cơ sở vật chất cơ bản như bàn ghế học, bảng vẽ,... 

Cơ sở vật chất là một trong những thách thức khi triển khai mô hình đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo
Cơ sở vật chất là một trong những thách thức khi triển khai mô hình đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo

Thiếu thốn về cơ sở vật chất, công nghệ và khoa học kỹ thuật chủ yếu xuất phát từ những khó khăn về kinh tế. Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu dạy và học hiện đại của học sinh, sinh viên, giáo viên. 

Thách thức này đặt ra bài toán vĩ mô về việc có nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục một cách phù hợp, tập trung phát triển, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ kỹ thuật. Đối với các mô hình giáo dục tư nhân, việc này càng có vai trò quan trọng. 

2.3. Thách thức về nhân lực

Dạy học trải nghiệm đổi mới sáng tạo đòi hỏi giáo viên có quan điểm đúng đắn, rõ ràng về phương pháp này, có cách tiếp cận bài học sáng tạo và truyền đạt kiến thức theo đúng tinh thần của nó. Tuy nhiên, trình độ của giáo viên, giảng viên chưa thực sự đồng bộ để có thể ứng dụng phương pháp giảng dạy trải nghiệm đổi mới sáng tạo, công nghệ và khoa học kỹ thuật trên quy mô lớn. 

Để dạy học theo phương pháp trải nghiệm đổi mới sáng tạo, đội ngũ giảng viên cần được đào tạo bài bản
Để dạy học theo phương pháp trải nghiệm đổi mới sáng tạo, đội ngũ giảng viên cần được đào tạo bài bản

Học sinh, sinh viên tiếp nhận tri thức, kỹ năng trải nghiệm đổi mới sáng tạo trực tiếp từ giáo viên, giảng viên. Nếu người dạy chưa đủ để đáp ứng nhu cầu dạy học đổi mới, quá trình này sẽ không thể thực hiện được. Đây thực sự là một thách thức đối với các đơn vị giáo dục.

Do đó, các trường học muốn theo đuổi phương pháp này cần đặt ưu tiên đào tạo, tuyển dụng giảng viên có kiến thức chuyên môn, giàu trải nghiệm, có tinh thần đổi mới, sáng tạo. Ngoài ra, các nhân sự này còn cần có khả năng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại một cách hiệu quả, tạo ra những trải nghiệm có giá trị cho người học.

Các đơn vị đào tạo ngành sư phạm nên là những trường đầu tiên đưa trải nghiệm đổi mới sáng tạo vào chương trình để chính các sinh viên hôm nay – giáo viên, giảng viên tương lai là người hiểu và truyền đạt được tinh thần trải nghiệm đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, việc trau dồi, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, tinh thần trải nghiệm đổi mới sáng tạo thường xuyên cho đội ngũ giáo viên là điều cần được các trường lưu tâm.

2.4. Thách thức về nguồn lực tài chính

Trường học trải nghiệm đổi mới sáng tạo cần đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giảng viên, trang bị thiết bị dạy học hiện đại… Quá trình vận hành cũng phát sinh các chi phí liên quan đến khấu hao cơ sở vật chất, máy móc, lương cán bộ giáo viên… 

Nguồn lực tài chính đầu tư cho trải nghiệm đổi mới sáng tạo ở trường học cần duy trì lâu dài. Chuẩn bị nguồn tài chính lớn đã là việc khó. Duy trì việc này trong thời gian dài, một cách đều đặn thực sự là một thách thức đối với các đơn vị giáo dục.

Thách thức này đặt ra bài toán về tài chính cho các đơn vị giáo dục trải nghiệm đổi mới sáng tạo. Các đơn vị cần cân nhắc về vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học, quỹ lương cho cán bộ giảng viên nhà trường cùng các chi phí vận hành khác. Nguồn vốn này cần được lên kế hoạch để sử dụng hợp lý, trong suốt thời gian vận hành mô hình. Bên cạnh đó, phương án quay vòng vốn, tái đầu tư từ lợi nhuận cũng cần được tính đến.

3. Các khía cạnh đổi mới sáng tạo trong trường đại học

3.1. Nội dung giảng dạy

Nội dung giảng dạy tại các trường học hiện nay ở Việt Nam vẫn tuân theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Sau nhiều lần đổi mới chương trình giảng dạy, lượng kiến thức giáo khoa mang tính hàn lâm đã được tinh giản nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Cùng với xu hướng dạy và học trải nghiệm đổi mới sáng tạo, một số trường phổ thông đưa thêm các hoạt động phát triển kỹ năng mềm, tư duy, kỹ năng sinh tồn… Ở bậc ĐH, chương trình đào tạo được các trường chú trọng cập nhật thêm kiến thức thực tế phù hợp với ngành nghề, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, trải nghiệm nghề sớm.

Đổi mới nội dung giảng dạy là một trong những khía cạnh của đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo
Đổi mới nội dung giảng dạy là một trong những khía cạnh của đại học trải nghiệm đổi mới sáng tạo

Yếu tố trải nghiệm, sáng tạo thể hiện ở việc các trường mạnh dạn đưa những phương pháp dạy và học mới, ứng dụng công nghệ hoặc sử dụng trang thiết bị hiện đại. Ngoài học tập kiến thức giáo khoa, người học giờ đây được tham gia các hoạt động mang tính thực tế, thực hành để trau dồi kỹ năng mềm, ngoại ngữ…

Học sinh, sinh viên sẽ cảm thấy hào hứng, tiếp cận kiến thức một cách trực quan và hiệu quả hơn thông qua cách học trải nghiệm đổi mới sáng tạo. Ngoài kiến thức, việc được trang bị kỹ năng mềm, trau dồi vốn ngoại ngữ hay học cách sử dụng các công cụ học tập hiện đại đều hữu ích với người học. Nhờ những trải nghiệm này, học sinh, sinh viên sẽ dễ dàng thích ứng với các môi trường học tập khác nhau hoặc môi trường làm việc sau này.

Ví dụ thay vì học Ngữ văn thông qua sách giáo khoa, bằng phương pháp thầy giảng, trò học thuộc, học sinh THPT FPT Hà Nội (FPT Edu) được học môn này qua bài giảng điện tử, qua game mô phỏng hay kịch nhập vai. Những hình thức này gần gũi với tâm lý tiếp nhận lứa tuổi khiến các em hào hứng, hăng hái tham gia vào hoạt động học tập. Kiến thức bài giảng vì thế tự nhiên đi vào tâm trí học sinh và được ghi nhớ sâu hơn nhờ những sản phẩm, hoạt động do các em cùng nhau thực hiện. Ngoài ra, cách học trải nghiệm đổi mới sáng tạo này cũng tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm…

3.2. Phương pháp giảng dạy

Nhiều trường học hiện nay vẫn đang áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống: thầy giảng, trò nghe và ghi chép. Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện qua bài kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ và xếp hạng học sinh theo điểm số. Tuy nhiên, phương pháp này được cho là dễ tạo áp lực học hành, thi cử cho người học. 

Phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành đem lại hứng thú, hiệu quả tiếp thu kiến thức cho người học
Phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành đem lại hứng thú, hiệu quả tiếp thu kiến thức cho người học

Do đó, những trường học trải nghiệm đổi mới sáng tạo đang hướng việc giảng dạy theo phương pháp mới với chủ thể là người học. Thầy cô lúc này đóng vai trò người định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ các em khi cần. Học sinh, sinh viên chủ động tìm hiểu kiến thức dựa trên hướng dẫn của thầy cô và kỹ năng, trải nghiệm bản thân. Việc đánh giá kết quả học tập của các em được nhìn nhận trên một quá trình, căn cứ vào cả thành tích đạt được và sự phát triển nhận thức, kỹ năng của mỗi em. 

Để làm được điều này, các thầy cô cũng phải thử, trải nghiệm nhiều cách dạy mới, trau dồi kiến thức và kỹ năng mới. Ngoài ra, học sinh cũng là những người rất tích cực đón nhận sự thay đổi này, sẵn sàng thay đổi để có phương pháp học tốt hơn.

Thay vì chỉ được hướng dẫn cách phòng cháy, chữa cháy qua giờ học lý thuyết và một vài hình ảnh minh họa trong sách, học sinh THPT Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang) có hẳn một giờ học thực hành kỹ năng phòng cháy, chữa cháy. Dưới sự hướng dẫn của các cảnh sát PCCC, các bạn được học cách sử dụng thiết bị, thoát khỏi đám cháy an toàn, sơ cấp cứu người bị nạn… và được thực hành thực tế.

3.3. Phương pháp học tập

Ở mô hình trường học truyền thống, học sinh, sinh viên học tập theo phương pháp thụ động: ghi chép, ghi nhớ, học thuộc bài học. Sách giáo khoa là công cụ học tập được các em sử dụng thường xuyên nhất. 

Phương pháp học tập trải nghiệm đổi mới sáng tạo hướng người học đến sự chủ động, tích cực hơn. Học sinh, sinh viên có thể là người tự đưa ra phương pháp học phù hợp với bản thân, dựa trên sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Theo đuổi cách học ấy, mỗi bạn lại có thể tự xây dựng thời gian biểu, chú trọng thực hành, trải nghiệm; tiếp nhận kiến thức thực tế. 

Sinh viên đại học hiện nay chủ động, tích cực hơn trong quá trình học trên lớp
Sinh viên đại học hiện nay chủ động, tích cực hơn trong quá trình học trên lớp

Yếu tố trải nghiệm, sáng tạo thể hiện ở việc người học chủ động, tích cực tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Học sinh, sinh viên có thể sẽ cần thời gian thử nghiệm nhiều phương pháp để có trải nghiệm thực tế, rút ra kinh nghiệm cho mình. 

Trải nghiệm này đem đến cho học sinh, sinh viên một quá trình được thử - rút kinh nghiệm – sửa sai hoặc tiếp tục phát huy. Các em được tự do đặt ra cách thức, mục tiêu cho bản thân và linh hoạt trong việc làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy. Học tập theo phương pháp của riêng mình cũng giúp học sinh, sinh viên cảm thấy chủ động và hứng khởi hơn. Đây cũng là cách để các em tập những kỹ năng như lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, quản trị rủi ro…

3.4. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Nhiều trường học hiện nay vẫn sử dụng cơ sở vật chất được xây dựng từ cách đây khá lâu, phục vụ cho mô hình giáo dục truyền thống. Hệ thống này khá đơn giản, chỉ gồm các phòng học, không có hoặc có ít các phòng chức năng, phòng thí nghiệm hay không gian tự học, thực hành cho học sinh, sinh viên.

Cơ sở vật chất của nhiều trường đại học được đầu tư khang trang, hiện đại
Cơ sở vật chất của nhiều trường đại học được đầu tư khang trang, hiện đại

Để thực hiện dạy và học trải nghiệm đổi mới sáng tạo, rất cần các trường học đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất. Trong đó, các lớp học cần đảm bảo những điều kiện tiêu chuẩn về sức chứa, điều kiện ánh sáng, tích hợp các thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy vi tính… Trường cần có các phòng thực hành hóa nghiệm để học sinh, sinh viên có không gian trải nghiệm kiến thức, hoặc thư viện, phòng đọc để đáp ứng nhu cầu tự học, làm việc nhóm…

THPT Quốc học Huế là một trong những trường đầu tư bài bản cơ sở vật chất phục vụ việc học trải nghiệm. Trường có 6 phòng thực hành thí nghiệm các môn Lý, Hóa, Sinh với đầy đủ thiết bị, hóa chất, bồn rửa. Có điều kiện thực hành thường xuyên tại phòng thí nghiệm, học sinh THPT Quốc học Huế phát triển thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp thành phố, quốc gia.

4. Trải nghiệm đổi mới sáng tạo bậc đại học ở FPT Edu

Ở bậc đại học FPT Edu, trải nghiệm đổi mới sáng tạo được thực hiện trong nhiều khía cạnh: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và cơ sở vật chất. 

Về chương trình đào tạo, bậc đại học FPT Edu xây dựng chương trình đào tạo dựa trên sự kết hợp của 3 nền tảng và 5 khối kiến thức. Trong đó, 3 nền tảng gồm: yêu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và chuẩn quốc tế. 5 khối kiến thức gồm: tri thức ngành, kỹ năng thực tế, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội nhân văn. 

Sinh viên FPT Edu học tập kết hợp làm dự án trong phòng lab
Sinh viên FPT Edu học tập kết hợp làm dự án trong phòng lab

Yếu tố trải nghiệm đổi mới sáng tạo ở bậc đại học FPT Edu được thể hiện rõ khi sinh viên được đào tạo bài bản kiến thức chuyên ngành, có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động sự kiện, cuộc thi học thuật, thi văn hóa văn nghệ. 100% sinh viên ĐH FPT được tham gia thực tập doanh nghiệp, thực hành kiến thức đã học và làm quen với văn hóa doanh nghiệp trước khi tốt nghiệp.

Bậc đại học ở FPT Edu đã và đang có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Từ năm 2021, Constructivism – Kiến tạo xã hội được ứng dụng vào giảng dạy cho sinh viên ĐH FPT thuộc FPT Edu. Phương pháp này khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu, trải nghiệm và xây dựng kiến thức cho mình. Giảng viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn, định hướng và kiểm soát quá trình tự học của sinh viên. 

Theo học với phương pháp này, sinh viên FPT Edu có thể chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức tại nhà, chia sẻ và trao đổi với giảng viên, bạn bè trên lớp. Việc học cũng rất linh hoạt: trực tuyến hay trực tiếp đều có thể học theo Constructivism. 

Song hành cùng phương pháp giảng dạy được trường triển khai, sinh viên FPT Edu cũng chủ động tìm tòi, thực hành và chọn ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Nhờ định hướng của giảng viên, trải nghiệm của cá nhân, sinh viên FPT Edu thường chọn cách chủ động học tập, tham gia các nhóm lớp tự học nâng cao kiến thức ngành, tham gia các cuộc thi học thuật, hội thảo, hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học.

Sinh viên FPT Edu trưng bày và chia sẻ sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình tại Hội nghị sinh viên FPT Edu nghiên cứu khoa học (FPT Edu Research Festival)
Sinh viên FPT Edu trưng bày và chia sẻ sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình tại Hội nghị sinh viên FPT Edu nghiên cứu khoa học (FPT Edu Research Festival)

Ngoài ra, học cùng trải nghiệm cũng là điều sinh viên FPT Edu ý thức và hào hứng thực hành. Không chỉ giới hạn phạm vi học tập trong lớp, trong trường, sinh viên FPT Edu có thể học được nhiều kỹ năng mềm, trau dồi vốn ngoại ngữ, hiểu biết văn hóa thông qua các chuyến company tour, field trip, culture exchange hoặc on the job training. 

Đây cũng là dịp để các bạn khám phá cuộc sống, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều trình độ và môi trường khác nhau để có thêm kinh nghiệm thực tiễn và mở rộng quan hệ xã hội.

Để đảm bảo trải nghiệm đổi mới sáng tạo trọn vẹn cho sinh viên, FPT Edu đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các lớp học tối ưu không gian, phù hợp cho khoảng 30 sinh viên để lấy người học làm trung tâm. Thư viện, khu vực tự học được thiết kế để tạo hai vùng không gian: không gian thoải mái, riêng tư cho cá nhân và không gian kết nối để làm việc nhóm một cách hiệu quả. Ngoài ra, FPT Edu trang bị hệ thống phòng lab, máy tính hiện đại, wifi phủ sóng toàn campus để người học tối đa thời gian và cơ hội trải nghiệm.

Xem thêm những trải nghiệm đổi mới sáng tạo trong học tập tại FPT Edu tại đây.

7035

Nhân vật