Trải nghiệm FPT Edu

Dạy học trải nghiệm môn Địa lý | Từ A - Z thông tin cần biết 

23/06/2022
seo2022
8629

Đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy là mục tiêu chung của nhiều trường học, nhằm nâng cao hiệu quả học tập, phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng kiến thức vào thực tế của học sinh, nhất là với những môn xã hội đòi hỏi khả năng ghi nhớ, tổng hợp thông tin như Văn, Sử, Địa. Vậy dạy học trải nghiệm môn Địa lý thế nào để phát huy tối đa hiệu quả và thực tế triển khai phương pháp này ở một số cơ sở đào tạo hiện nay như thế nào, những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Môn Địa lý có hợp để dạy học trải nghiệm không?

Ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lý nằm trong môn Lịch sử và Địa lý. Ở cấp trung học phổ thông (THPT), Địa lý là môn học độc lập thuộc nhóm các môn học được lựa chọn. Môn học này giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học Địa lý, đồng thời, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kỹ năng nhằm tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề có liên quan.

Là môn học mang đến rất nhiều giá trị cả về học thuật lẫn ứng dụng, tuy nhiên nhiều học sinh vẫn có tư tưởng xem nhẹ, thậm chí thờ ơ với Địa lý. Nguyên nhân có thể vì học sinh không nắm được cách học phù hợp, coi Địa lý là môn phụ hoặc do bài giảng trên lớp không đủ thú vị, hấp dẫn nên thiếu động lực khám phá, dẫn tới khó tiếp thu kiến thức, kết quả đạt được không cao. 

Để học sinh yêu thích môn Địa lý, giáo viên cần tìm cách kích thích tính sáng tạo, tự học, tự tìm hiểu ở học trò. Đó cũng là lý do khiến môn Địa lý rất phù hợp để triển khai phương pháp dạy học trải nghiệm, tức là không chỉ cung cấp lý thuyết đơn thuần mà còn tạo cơ hội để học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức, ứng dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm khác nhau.

Môn Địa lý cho thấy nhiều tiềm năng để có thể áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm thay thế cách dạy và học truyền thống. 
Môn Địa lý cho thấy nhiều tiềm năng để có thể áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm thay thế cách dạy và học truyền thống. 

2. Ưu, nhược điểm của dạy học trải nghiệm môn Địa lý

Về lý thuyết, Địa lý là một môn học rất phù hợp để áp dụng mô hình dạy học trải nghiệm. Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy bên cạnh những lợi thế, ưu điểm, việc dạy học trải nghiệm môn Địa lý vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chưa thể giải quyết, cụ thể như sau:

2.1. Ưu điểm

1 - Dễ dàng nắm bắt kiến thức: Một lý do khiến nhiều học sinh “sợ” môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số và dữ liệu liên quan, ví dụ khi học về chủ đề dân số, học sinh sẽ cần nhớ các thông tin như: mật độ dân số, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ phân bổ dân số tại các vùng miền...

Khi đó, giáo viên Địa lý có thể tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm như minigame, tham quan ngoại khóa, qua đó làm “mềm hóa” các dữ liệu khô khan, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hơn.

2 - Phát huy tối đa tính sáng tạo: Địa lý là môn học giúp bạn hình hành các khái niệm về các đối tượng địa lí, về mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí như tự nhiên- dân cư- xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, của đất nước, của địa phương mình.

Vậy nên học Địa lý tức là tiếp cận với cả một kho kiến thức khổng lồ, hiệu quả tiếp thu sẽ rất thấp nếu bạn chỉ chăm chăm học tủ, học vẹt. Thay vào đó, việc học trải nghiệm sáng tạo thông qua các dự án, hoặc chỉ đơn giản là hệ thống hóa bài học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn ghi nhớ bài hiệu quả hơn, có động lực học tập hơn. 

Cô trò FSchool đã cùng nhau sáng tạo phim hoạt hình, video để dạy và học trải nghiệm môn Địa lý.
Cô trò FSchool đã cùng nhau sáng tạo phim hoạt hình, video để dạy và học trải nghiệm môn Địa lý.

Như tại trường THPT FPT thuộc FPT Education (FPT Edu), môn Địa lý không chỉ được dạy qua sách giáo khoa mà còn qua những dự án liên môn (Lịch sử, Giáo dục công dân), giúp học sinh phát huy tối đa tính sáng tạo.

Theo đó, dự án liên môn Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân với chủ đề "Thế giới trong mắt tôi" sẽ tạo cơ hội để học sinh sẽ tổng hợp kiến thức liên môn, biết được điều kiện tự nhiên, sự hình thành và đặc điểm lịch sử, văn hóa của mỗi quốc gia vùng miền. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập giao lưu văn hóa trong thời hiện đại.

3 - Phát triển các kỹ năng mềm: Khi học Địa lý bằng các phương pháp trải nghiệm sáng tạo, học qua dự án, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn mà còn được bồi dưỡng các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống như: kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian… 

Ví dụ với phương pháp dạy và học Địa lý qua dự án liên môn của thầy trò FPT Edu, sản phẩm cuối cùng sau mỗi dự án sẽ là một cuốn sách hoặc tập san theo hình thức infographic, một mô hình bằng giấy, xốp hoặc gỗ liên quan đến chủ đề bài học Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân.

Học sinh sẽ đóng vai phóng viên truyền hình; dân cư bản địa; nhà nghiên cứu để truyển tải kiến thức bộ môn thông qua sản phẩm mà nhóm mình đã chuẩn bị. Đây cũng chính là cơ hội để các bạn được rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như thuyết trình trước đám đông, hỏi - đáp, thuyết phục…

4 - Tâm lý thoải mái, hào hứng hơn khi học: Nhìn chung so với dạy học Địa lý truyền thống thì hướng dẫn học sinh làm dự án thực sự vất vả, người học cũng phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và nỗ lực sáng tạo thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, đây có thể coi là sự vất vả, đầu tư xứng đáng bởi nhờ đó mà cả thầy và trò đều hào hứng, nỗ lực và nhiệt huyết hết mình. Tại khối phổ thông thuộc FPT Education (FPT Edu), dự án liên môn Địa lý - Lịch sử - Giáo dục công dân chính là một cách hay để góp phần khích lệ và làm mới phương pháp giảng dạy các môn Khoa học xã hội.  

Đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng các hoạt động trải nghiệm là cách giúp học sinh thêm yêu và hào hứng học tập hơn với môn Địa lý. 
Đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng các hoạt động trải nghiệm là cách giúp học sinh thêm yêu và hào hứng học tập hơn với môn Địa lý. 

2.2. Nhược điểm

Song song với 4 ưu điểm, việc dạy học trải nghiệm môn Địa lý vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định chưa thể khắc phục đối với cả người dạy và người học, điển hình là 4 vấn đề như sau:

1 - Tốn nhiều thời gian, kinh phí để chuẩn bị chương trình dạy học: Dạy học trải nghiệm môn Địa lý đặt ra nhiều khó khăn về việc lên kế hoạch tổ chức xây dựng chương trình và sắp xếp thời gian, làm sao để học sinh được trải nghiệm tối đa mà vẫn đảm bảo tiến độ đào tạo theo thời lượng đã được định sẵn. Kèm theo đó là kinh phí tổ chức cũng cao hơn (chi phí đi lại, ngoại khóa, tham quan, ứng dụng công nghệ, làm dự án…) so với việc chỉ dạy và học theo phương pháp truyền thống (chủ yếu chỉ sử dụng tài liệu là sách giáo khoa, Atlat…). 

Đó là chưa kể việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay thường kín về thời lượng; nếu muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho môn học vào khoảng thời gian giữa các tiết học, buổi học là điều không đơn giản. Vì vậy, việc sắp xếp quỹ thời gian hợp lý cho hoạt động trải nghiệm cần được nghiên cứu và phân bố hợp lý.

Tham quan ngoại khóa là một hoạt động phổ biến được áp dụng trong chương trình dạy học trải nghiệm môn Địa lý ở FPT Edu.
Tham quan ngoại khóa là một hoạt động phổ biến được áp dụng trong chương trình dạy học trải nghiệm môn Địa lý ở FPT Edu.

2 - Yêu cầu khả năng bao quát và xử lý vấn đề phát sinh tốt: Khi tổ chức dạy học trải nghiệm, nhất là những chuyến tham quan ngoại khóa để học Địa lý thì yếu tố về sự an toàn trong quá trình dạy và học là rất quan trọng. Do khoảng cách địa lí, phương tiện di chuyển và đối tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức cho số đông học sinh tham gia học tập sẽ gặp không ít khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng bao quát và xử lý vấn đề phát sinh tốt. 

Một số địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học nên không phải trường nào cũng có sự thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, có nơi cách xa địa điểm trải nghiệm tới hàng trăm cây số. Vậy nên kỹ năng tổ chức chương trình, tính toán kinh phí cũng như bao quát xử lý các vấn đề phát sinh lại càng trở thành đòi hỏi tất yếu. 

3 - Học sinh phải tập trung cao độ mới theo kịp chương trình: Khái niệm học tập trải nghiệm đối với một số học sinh, phụ huynh hiện nay còn khá mới bởi trước nay mọi người vẫn quen với những tiết học trên lớp, tài liệu chính là sách giáo khoa. Vì vậy, nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa mà không có sự chuẩn bị về tâm lý và phương pháp, học sinh sẽ dễ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm, coi đó là chuyến vui chơi, tham quan đơn thuần thay vì một cơ hội để học tập.

4 - Một số khó khăn khi xây giáo trình dạy học trải nghiệm trong bối cảnh online: Những trở ngại về việc đi lại, tương tác trong bối cảnh trực tuyến sẽ khiến cho công tác dạy học trải nghiệm gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cần phải có kiến thức rộng, có khả năng ứng dụng công nghệ và sáng tạo để tích hợp các hoạt động tương tác trong bài giảng, nhằm mang lại trải nghiệm tối đa cho học sinh dù là trực tiếp hay trực tuyến.

Học sinh FPT Edu học Địa lý trực tuyến vẫn vui và giàu trải nghiệm thú vị.
Học sinh FPT Edu học Địa lý trực tuyến vẫn vui và giàu trải nghiệm thú vị.

3. Gợi ý ý tưởng dạy học trải nghiệm Địa lý

Khó có thể phủ nhận những thuận lợi và giá trị thiết thực khi đổi mới phương pháp, dạy học trải nghiệm môn Địa lý thay vì dạy theo cách làm truyền thống. Tuy nhiên, làm sao để tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo, giúp bộ môn trở nên hấp dẫn, nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị là điều mà không phải giáo viên nào cũng dễ dàng làm được. Tham khảo một số gợi ý tưởng dạy học trải nghiệm Địa lý dưới đây có thể giúp giáo viên tìm ra được hướng đi phù hợp cho lớp học của mình.

3.1. Ý tưởng dạy học trải nghiệm Địa lý THCS

Nội dung môn học

Nội dung hoạt động trải nghiệm

Nội dung hoạt động trải nghiệm

qua môn học tại địa phương

Cách sử dụng bản đồ, sơ đồ trong học tập và đời sống.

Tour khám phá trường học theo bản đồ (rèn kỹ năng quan sát, xem bản đồ, sơ đồ, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình về vị trí, cấu trúc, vai trò các phòng chức năng…)

Tham quan và học cách quan sát, nắm bắt thông tin thông qua bản đồ địa phương, vùng miền, sơ đồ trong một cơ quan, xí nghiệp nào đó

Địa hình cac-xtơ và hang động

​Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến địa hình cacxto và hang động (thông qua hình ảnh, video, phim ảnh…) 

Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của Ngũ Động Thi Sơn (Hà Nam).

Sông, hồ

​Dã ngoại thực tế để có những kiến thức cơ bản về địa hình, sông, hồ, đất và sinh vật trên Trái Đất

​Tham quan dã ngoại tại hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), củng cố các kiến thức đã học về sông, hồ, đồng thời rèn luyện các kỹ năng như thu thập, tổng hợp, xử lí tư liệu; quan sát, đề xuất biện pháp khắc phục trong khai thác, bảo vệ thắng cảnh…

Nhiệt độ không khí, gió,

hơi nước, mưa

Tìm hiểu thực trạng môi trường, những biến đổi tích cực/tiêu cực của môi trường trong thực tại và hướng giải quyết

Thực địa tại Trạm khí tượng (tỉnh Hà Nam), biết được tên, chức năng, đặc điểm, cách thức vận hành của các thiết bị đo đạc trong trạm, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu thích say mê khám phá khoa học và học tập môn Địa lý.

3.2. Ý tưởng dạy học trải nghiệm Địa lý THPT

Nội dung môn học

Nội dung hoạt động trải nghiệm

Nội dung hoạt động trải nghiệm qua môn học tại địa phương

Địa lý dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư

Khảo sát, tổng hợp các dữ liệu cơ bản về dân cư, nắm được đặc trưng của khu vực mình sinh sống thông qua những số liệu đó

Đi thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống

Môi trường và sự phát triển bền vững

​Tìm hiểu về môi trường, chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển loài người, sự tác động của con người đến tự nhiên

Tham quan khám phá tại một nông trại/doanh nghiệp/xưởng sản xuất đồ organic

Phát triển du lịch địa phương gắn với gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa

​Dã ngoại thực tế tại các làng nghề truyền thống, các địa điểm du lịch tại địa phương để tìm hiểu về việc phát triển du lịch địa phương và những thách thức liên quan đến việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, đặc trưng vùng miền

​Tham quan dã ngoại tại hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), củng cố các kiến thức đã học về sông, hồ, đồng thời rèn luyện các kỹ năng như thu thập, tổng hợp, xử lý tư liệu; quan sát, đề xuất biện pháp khắc phục trong khai thác, bảo vệ thắng cảnh…

Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp thu hút được nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và chứng minh được những hiệu quả thiết thực mà nó đem lại đối với tất cả các môn học, trong đó có dạy học trải nghiệm môn Địa lý.

Thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, phương pháp dạy học trải nghiệm môn Địa lý này sẽ giúp việc dạy và học môn Địa lý phát huy tối đa hiệu quả, đặt người học vào vị trí trung tâm và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học.

Tìm hiểu thêm về học tập trải nghiệm tại đây.

Ảnh: Internet, FPT Edu

8629

Nhân vật