Học trải nghiệm sáng tạo môn toán
Học trải nghiệm sáng tạo môn toán đang được triển khai dưới nhiều hình thức hấp dẫn với học sinh tại nhiều trường học. Phương pháp này giúp các em nắm bắt kiến thức và vận dụng vào cuộc sống tốt hơn. Hãy cùng FPT tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau.
1. Tầm quan trọng của học trải nghiệm sáng tạo môn toán
Học trải nghiệm sáng tạo môn toán có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu giáo dục chung cũng như hoạt động học tập hiện tại, cuộc sống tương lai của học sinh:
Đối với định hướng giáo dục môn toán nói chung
- Toán học là một trong những bộ môn khoa học cơ bản, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Do đó, dạy toán trong nhà trường phổ thông sao cho hiệu quả luôn là điều được quan tâm.
- Hiện nay, giáo dục nước ta đang định hướng chuyển đổi dạy các bộ môn khoa học như toán sang hướng tinh gọn, thực tế, khơi gợi sáng tạo cho học sinh. Bởi vậy, học trải nghiệm sáng tạo môn toán là phương pháp thích hợp với định hướng này.
Đối với hoạt động học tập của học sinh
- Học toán theo phương pháp truyền thống với nhiều học sinh là hoạt động học tập khó, thậm chí trở thành áp lực. Nhưng, khi toán trở thành việc học trải nghiệm sáng tạo, kiến thức khô khan, hàn lâm dần trở nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận thì các em sẽ vượt qua được tâm lý sợ môn toán.
- Học sinh có hứng thú, biết cách tiếp thu và vận dụng kiến thức, sáng tạo trong giờ học, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động học tập.
Học trải nghiệm sáng tạo môn toán có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục.
Đối với sự phát triển tương lai của học sinh
- Học trải nghiệm sáng tạo môn toán giúp học sinh tiếp thu kiến thức toán phổ thông hiệu quả. Từ đó, các em có nền tảng để có thể nghiên cứu sâu hơn về bộ môn này ở các bậc học cao hơn.
- Ngoài ra, nhờ được làm quen với sự sáng tạo, trải nghiệm sớm nên học sinh dễ yêu thích bộ môn này. Nhiều em nhận ra năng khiếu của mình, hình thành định hướng nghề nghiệp liên quan tới toán học từ niềm đam mê với toán từ khi còn học phổ thông.
Trải nghiệm sáng tạo trong môn toán có vai trò quan trọng trong giáo dục hiện nay vì những lý do sau:
Hạn chế tính thụ động, tăng tính chủ động cho học sinh khi học toán
- Phương pháp học toán cũ thường chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức một chiều từ thầy tới trò. Không chú trọng rèn luyện kỹ năng, ứng dụng, học sinh sẽ dần mất đi hứng thú với với việc học toán, thiếu sáng tạo và trở nên thụ động.
- Trải nghiệm sáng tạo môn toán khiến học sinh phải lao động sáng tạo không ngừng, ngày càng phát triển và trở nên chủ động lĩnh hội kiến thức. Học sinh không còn chỉ ngồi nghe và chép các công thức toán học, thuộc lòng bảng cửu chương hay các định nghĩa Sin, Cos... Thay vào đó, các em được tham gia hoạt động trải nghiệm toán, các cuộc thi ứng dụng kiến thức toán vào đời sống.
Học sinh thực hành vận dụng kiến thức toán học để đo chiều cao các tòa nhà.
Rèn luyện tư duy, kỹ năng về toán học cho học sinh: Thông qua việc hướng dẫn người học cách áp dụng kiến thức vào thực tế, trải nghiệm sáng tạo môn toán giúp người học:
Rèn luyện Tư duy toán học:
- Đó là tư duy logic, tư duy hệ thống, biểu diễn dữ liệu,… Có được điều này, học sinh sẽ học toán nhanh, hiệu quả và thú vị hơn. Ngoài ra, các em cũng có thể áp dụng vào thực tế để tính toán, sắp xếp cuộc sống cho bản thân, chẳng hạn như làm thời gian biểu, tính toán giá cả khi mua đồ,…
- Rèn luyện kỹ năng mềm như tính toán, nhanh nhạy với con số, làm việc nhóm, thuyết trình, báo cáo, xử lý vấn đề,… Những kỹ năng này không chỉ giúp ích cho các em trong môn toán mà còn ở nhiều môn học thậm chí trong tương lai khi các em đi làm tại các doanh nghiệp thực tế.
Học trải nghiệm sáng tạo môn toán giúp học sinh rèn luyện cả tư duy lẫn kỹ năng toán học.
Tạo cơ hội để giáo viên sáng tạo trong cách giảng dạy môn toán
- Không chỉ học sinh, giáo viên cũng cần sáng tạo trong cách thức giảng dạy, thiết kế được đa dạng hoạt động để học sinh trải nghiệm. Vì qua đó, các thầy cô sẽ dần trau dồi thêm chuyên môn và kỹ năng sư phạm của mình.
- Một số hình thức trải nghiệm sáng tạo thầy cô hay sử dụng là tổ chức các cuộc thi, các chuyên đề STEM, các câu đố, trò chơi toán học hấp dẫn, yêu cầu vận dụng các kiến thức toán học để tìm lời giải...
Từ đó, cả giáo viên và học sinh sẽ dần dần từ bỏ được các thói quen dạy và học thụ động, truyền đạt kiến thức một chiều, nhàm chán.
2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn toán ở FPT Edu
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động học trải nghiệm sáng tạo môn toán, nhiều trường học hiện nay đã và đang đưa vào triển khai có hiệu quả phương pháp này. Có thể kể đến như FPT Edu với các hoạt động được xây dựng khoa học, phù hợp với chương trình học của từng lứa tuổi.
FPT Edu chú trọng mang đến những hoạt động nhiều màu sắc, vừa học vừa chơi cho học sinh tiểu học, THCS. Việc học toán trở nên thú vị với nhiều trò chơi, cuộc thi hấp dẫn, tích hợp các công nghệ 4.0.
“Trò chơi toán học” thú vị mà các học sinh lớp 6A3 trường Tiểu học & THCS FPT Cầu Giấy đã được trải nghiệm. Các trò chơi này vận dụng phần kiến thức liên quan đến dấu hiệu số chia hết trong chương trình toán học lớp 6.
Các bạn học sinh TH&THCS tại FPT Edu hào hứng với trò chơi toán học.
Kiến thức về dấu hiệu số chia hết trong chương trình lớp 6 tuy không quá khó nhưng lại rất nhiều quy tắc và dấu hiệu cần nhớ. Thế nhưng cách học truyền thống lại chỉ đơn thuần đọc, chép và làm nhiều bài tập để nhớ dấu hiệu, quy tắc. Điều này khiến học sinh vô cùng chán nản, thậm chí “học trước quên sau”.
Ở hoạt động “Trò chơi toán học”, đầu tiên, các bạn học sinh được chia thành nhóm, dùng kiến thức tin học và toán học. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các bạn lập trình/sáng tạo những trò chơi lấy cảm hứng từ Minecraft, Mini world, Truy tìm kho báu, bài Uno hay Bingo,…
Đây là những trò chơi quen thuộc với học sinh. Người chơi sẽ cần vận dụng những con số, quy tắc và dấu hiệu chia hết trong toán học để giải quyết những câu hỏi hóc búa trong các trò chơi đó.
Học sinh thuyết trình về trò chơi do nhóm mình tự lập trình.
Trước khi trò chơi được “ra mắt”, học sinh sẽ có thời gian trình bày thuyết trình về ý tưởng lập trình cho game, hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho tất cả các bạn trong lớp. Sau đó, các nhóm sẽ đổi chéo để chơi tất cả các trò chơi và đưa ra bảng đánh giá game của nhóm mình.
Kiến thức về dấu hiệu số chia hết trong chương trình lớp 6 biến thành “chìa khóa” giải những “mê cung” toán học bí ẩn
Sơ đồ kho báu do học sinh tự “sáng chế”.
Trò chơi toán học được sáng tạo, lấy cảm hứng từ những trò chơi quen thuộc với học sinh như Minecraft, Mini world, Truy tìm kho báu, chơi bài Uno, Bingo…
Việc học sinh tự sáng tạo game, câu đố, phép toán... để cùng giải với nhau giúp các em nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn. Bởi vì, các em được tự hệ thống và tổng hợp kiến thức thay vì đọc chép như trước. Bên cạnh đó, các hoạt động “vừa học vừa chơi” cũng thu hút học sinh hào hứng tham gia hơn cách học bình thường.
Ngoài ra, trải nghiệm sáng tạo môn toán này còn giúp học sinh TH & THCS FPT phát huy được tính sáng tạo và khả năng tư duy logic. Các em cũng đồng thời học được kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, khả năng giải quyết và xử lý nhanh nhạy,…
Trên đây là những thông tin về học trải nghiệm sáng tạo môn toán. Đây là phương pháp giúp phát triển kiến thức, kỹ năng và tư duy toán học cho học sinh một cách toàn diện. Để cập nhật thêm nhiều thông tin, hình thức học trải nghiệm sáng tạo môn toán khác, phụ huynh, học sinh có thể truy cập tại đây.
(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)