Trải nghiệm FPT Edu

Kinh nghiệm sinh viên thực tập “tân binh” không thể bỏ qua 

02/06/2022
seo2022
6830

Kinh nghiệm sinh viên thực tập là điều mà nhiều bạn “tân binh” năm nhất muốn nắm bắt, nhằm chuẩn bị tối ưu cho kỳ thực tập trước khi ra trường. Bài viết này, FPT Education sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về những trải nghiệm sinh viên thực tập tại doanh nghiệp trước và trong quá trình làm việc, lý giải những khó khăn mà sinh viên thực tập thường gặp phải và cách để giải quyết vấn đề đó.

1. 3 Kinh nghiệm "xương máu" cho sinh viên trước khi đi thực tập 

Kỳ thực tập là cơ hội để sinh viên học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm nghề nghiệp đầu tiên. Vậy nên hãy chuẩn bị thật kỹ càng những hành trang cần thiết để tránh bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thực tập, tạo cho mình một bước đệm vững chắc để tìm việc thành công sau này với những kinh nghiệm thực tập trải nghiệm thực tế được chia sẻ dưới đây. 

1.1. Chọn các kênh tuyển dụng uy tín

Theo kinh nghiệm sinh viên đi thực tập ở các khóa trước, có rất nhiều kênh và phương thức để sinh viên tìm việc thực tập tại các doanh nghiệp. Trong đó, mỗi kênh lại có những đặc trưng riêng, đòi hỏi sinh viên phải có bí quyết, kinh nghiệm để tìm kiếm nhanh và hiệu quả nhất.

  • Website tuyển dụng

Tại Việt Nam hiện nay có tới hàng trăm website tuyển dụng lớn nhỏ, mở ra cơ hội việc làm phong phú nhưng cũng dễ khiến sinh viên bị bối rối vì không biết chọn lọc thông tin phù hợp với mình. Vậy nên để tránh sa đà rồi “lạc lối” giữa một “bể” thông tin, sinh viên nên chọn tìm việc ở những website tuyển dụng uy tín, có lượt truy cập thuộc hàng top trên thị trường hiện nay, ví dụ như: Vn.indeed.com, TopCV.vn, Vietnamworks.com, Careerbuilder.vn, Ybox.vn…

Sinh viên có thể tìm kiếm công việc thực tập sinh qua những website tuyển dụng uy tín.
Theo các kinh nghiệm sinh viên thực tập khuyên các em nên tìm hiểu tin tuyển dụng trên website doanh nghiệp đầu tiên, vì đây là kênh tuyển dụng trực tiếp của công ty
  • Mạng xã hội Facebook

Có thể bạn chưa biết, Facebook không chỉ là nơi up ảnh, đăng story, tán ngẫu với bạn bè… mà còn có tính năng việc làm (Jobs) hoàn toàn miễn phí cho người dùng, đặc biệt là các bạn đang tìm kiếm những trải nghiệm sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Tính năng nổi bật nhất của việc làm trên Facebook đó là đăng tin tuyển dụng và quản lý hồ sơ ứng tuyển ngay trên Facebook.

Sau đó nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ ứng tuyển ngay trên thiết bị di động hoặc truy cập vào tab Quản lý việc làm trong phần Cài đặt Trang trên máy tính để xem tất cả hồ sơ ứng viên. Bạn cũng có thể check vào phần “thông báo cho tôi khi có cơ hội việc làm mới” để không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm những tin tuyển dụng mới nhất. 

Tìm kiếm việc làm thực tập trên Facebook cũng là một cách nhanh gọn và hiệu quả được nhiều sinh viên sử dụng. 
Để nhanh chóng có được những trải nghiệm thực tập doanh nghiệp thì bạn đừng bỏ qua kênh tìm việc ở Facebook (Tính năng Jobs hay trên các Group)
  • Website của doanh nghiệp

Nếu bạn đã xác định được mục tiêu thực tập tại doanh nghiệp cụ thể nào rồi thì nên tìm việc trực tiếp trên website hoặc chủ động gửi CV ứng tuyển đến email liên hệ của công ty đó.

Ở phần này các anh chị đi trước có truyền lại kinh nghiệm sinh viên thực tập là trước khi ứng tuyển, bạn nên đọc kỹ các thông tin về yêu cầu, miêu tả công việc, thời hạn ứng tuyển… để có cái nhìn tổng quát, dễ dàng so sánh với thông tin tuyển dụng vị trí tương tự ở các doanh nghiệp khác, trên cơ sở đó mới quyết định có nên nộp CV ứng tuyển hay không. 

1.2. Viết CV cá nhân hóa, ấn tượng

CV (Curriculum Vitae, dịch ra tiếng Việt nghĩa là sơ yếu lý lịch hay bản lý lịch) được xem là một công cụ để “marketing” bản thân bạn đến với công ty/doanh nghiệp hoặc các đơn vị mà bạn ứng tuyển. Để CV trở nên nổi bật và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên một số lưu ý viết CV “nhỏ mà có võ” trong các kinh nghiệm sinh viên thực tập của anh chị đã đi trước dưới đây:

  • Trình bày thông tin ngắn gọn: CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1 - 2 trang là phù hợp nhất. Lý do vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian trong khi lượng CV gửi về không chỉ có mình bạn. Vậy nên nhiều khả năng họ sẽ loại bỏ ngay các CV quá dài dòng, lan man vì cho rằng bạn là một ứng viên không biết chọn lọc và tóm tắt thông tin. 
  • Sắp xếp nội dung khoa học: Học cách sắp xếp các thông tin là điều vô cùng quan trọng giúp bạn thể hiện tốt nhất con người của mình đồng thời chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên phù hợp cho vị trí công việc. Khi tóm tắt quá trình làm việc hay kinh nghiệm, bạn nên theo sắp xếp thời gian làm việc từ gần nhất đến xa nhất, những thông tin quan trọng, các thành tựu nổi bật nên đưa lên trên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
CV ấn tượng là cách để bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng ngay từ đầu. 
CV ấn tượng là cách để bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng ngay từ đầu. 
  • Cá nhân hoá CV: CV phải thể hiện bản thân hướng đến công việc tại doanh nghiệp cụ thể, không nên sử dụng những form có sẵn trên mạng mà không có sự sáng tạo hay dấu ấn cá nhân nào. Ngoài ra, sinh viên nên tránh làm 1 CV gửi tất cả doanh nghiệp. Thay vào đó với mỗi vị trí công việc, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin, sau đó thiết kế một CV phù hợp dành riêng cho việc ứng tuyển vào vị trí đó. 
  • Viết CV ấn tượng: Sinh viên không có kinh nghiệm hay thành tích/hoạt động gì đặc biệt thì nên viết CV thế nào cho ấn tượng? Đây là một thắc mắc phổ biến, có thể coi là nỗi lo chung của không ít bạn sinh viên muốn đi thực tập nhưng tự ti vì chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì yêu cầu kinh nghiệm trong tin tuyển dụng chỉ là điều kiện ưu tiên của nhà tuyển dụng mà thôi. Điều đó không có nghĩa là những sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ bị loại thẳng từ “vòng gửi xe”, vậy nên hãy cứ chuẩn bị thật kỹ lưỡng và giữ tâm lý bình tĩnh, tự tin, cơ hội sẽ luôn mở ra cho bạn. 

Trường hợp bạn là sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường nên chưa có những trải nghiệm thực tại doanh nghiệp, mục Kinh nghiệm làm việc sẽ được nhà tuyển dụng “lướt qua” một cách nhẹ nhàng. Thay vào đó, họ sẽ chú ý rất nhiều tới những kỹ năng mềm mà bạn có cũng như sự hiểu biết của bạn đối với công việc đang ứng tuyển, vậy nên đừng quên tập trung thể hiện mình tại những phần “trọng điểm” này nhé.

Chuẩn bị tốt cho CV là cách hiệu quả để bạn “marketing” cho bản thân trước nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị tốt cho CV là cách hiệu quả để bạn “marketing” cho bản thân trước nhà tuyển dụng sẽ là cách ghi dấu ấn tăng khả năng có cơ hội thực tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

1.3. Trang bị kỹ năng phỏng vấn

Để tránh lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn ra về tay không, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để phỏng vấn đạt hiệu quả tốt nhất, đặc biệt cần lưu ý những kỹ năng cơ bản như sau:

  • Luyện tập nhiều lần: Diễn tập là một cách giúp bạn bớt rụt rè, bỡ ngỡ và tự tin thể hiện mình hơn trong buổi phỏng vấn thật. Bạn có thể luyện tập phỏng vấn ở nhà với người thân, bạn bè hoặc tự tập trong phòng riêng để biết cách trả lời trôi chảy, ngắn gọn, súc tích, có sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Chuẩn bị sẵn những câu hỏi phỏng vấn phổ biến: Một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp ví dụ như: Giới thiệu về bản thân? Mục tiêu nghề nghiệp? Điểm mạnh/điểm yếu? Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không? Vì sao chúng tôi nên chọn bạn cho vị trí này thay vì những ứng viên khác? Bạn mong muốn mức lương như thế nào?...
  • Lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời trước khi trả lời: Các nhà tuyển dụng thường có xu hướng “làm khó” ứng viên bằng những câu hỏi yêu cầu có sự trung thực nhưng cũng không kém phần khéo léo trong cách biểu đạt (ví dụ các câu hỏi liên quan đến mức lương, lý do nghỉ việc ở công ty cũ…), vậy nên bạn cần lắng nghe và suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.
  • Đừng ngại hỏi nhà tuyển dụng: Vì đang là sinh viên hoặc chỉ mới tốt nghiệp, có nguyện vọng học thêm nên bạn đừng ngại trao đổi với nhà tuyển dụng các vấn đề về thời gian làm việc, nói cách khác là có thể xin thời gian để đi học song song với việc đi thực tập nếu được. Bạn cũng đừng ngại hỏi nhà tuyển dụng về cơ hội sau thực tập, bởi không ít sinh viên với nỗ lực, tài năng và sự thể hiện ấn tượng trong quá trình thực tập đã được doanh nghiệp tuyển thẳng, dành tặng một “vé” nhân viên chính thức để ngay sau khi tốt nghiệp có thể vào làm. 
Chuẩn bị kỹ càng trước những buổi phỏng vấn giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển thực tập sinh vào các công ty yêu thích. 
Theo kinh nghiệm sinh viên thực tập được truyền lại, chuẩn bị kỹ càng trước trước buổi phỏng vấn giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển hơn

2. 4 Lưu ý khi trải nghiệm sinh viên thực tập tại doanh nghiệp

Thực tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp là một trong những bước đệm quan trọng giúp sinh viên sớm làm quen với môi trường công sở, không quá bỡ ngỡ hay lo lắng khi chính thức đi làm. Không nhất thiết phải là sinh viên năm cuối mới đi thực tập mà một số trường học còn tạo điều kiện cho sinh viên đi thực nghiệp ngay từ năm 3, điển hình là FPT Education (FPT Edu).

Ngay từ năm nhất, năm hai, sinh viên FPT Edu đã có cơ hội đi thực tế doanh nghiệp qua những chuyến company trip, sau đó là cơ hội đi thực tập trong và ngoài nước vào năm 3. Nhờ đó mà sinh viên FPT Edu có thể rút ra rất nhiều kinh nghiệm sinh viên thực tập cho bản thân và có thể chia sẻ chúng với bạn bè.

2.1. Đừng kỳ vọng quá nhiều 

Thời gian thực tập là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn, tuy nhiên không loại trừ trường hợp bạn sẽ phải làm những công việc không tên, thậm chí không thích khác như: giao nhận đồ, tổng hợp/in ấn tài liệu, trình ký…

Không kỳ vọng quá nhiều song cũng đừng nản chí vì phải làm những công việc không tên khi đi thực tập, bởi những công việc rất nhỏ như pha trà rót nước, in ấn, khuân đồ… đều có thể giúp bạn hoàn thiện khả năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống với mọi người xung quanh. 

Thực tế kỳ thực tập có thể không lý tưởng như bạn mơ ước, nhưng mỗi công việc thực hiện đều sẽ mang đến cho bạn một ý nghĩa nhất định, dù có liên quan đến chuyên môn hay không.
Thực tế kỳ thực tập có thể không lý tưởng như bạn mơ ước, nhưng mỗi công việc thực hiện đều sẽ mang đến cho bạn một ý nghĩa nhất định, dù có liên quan đến chuyên môn hay không.

2.2. Duy trì ấn tượng tốt

Một kinh nghiệm sinh viên thực tập luôn được các "tiền bối" nhắc nhở là hãy luôn giữ thái độ chủ động học hỏi, chăm chỉ làm việc, thái độ hòa nhã và tôn trọng sếp, đồng nghiệp, biết lắng nghe và chân thành… Đó là cách để bạn tự phát triển và hoàn thiện bản thân, đồng thời tạo được ấn tượng tốt trong kỳ thực tập, xây dựng những mối quan hệ bền vững trong công việc và cuộc sống. 

Sinh viên cần giữ thái độ chủ động học hỏi, chăm chỉ làm việc, thái độ hòa nhã… khi đi thực tập.
Sinh viên cần giữ thái độ chủ động học hỏi, chăm chỉ làm việc, thái độ hòa nhã… khi đi thực tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

2.3. Kỹ năng giao tiếp trong công sở

Kỹ năng giao tiếp công sở là điều mà sinh viên thực tập cần đặc biệt lưu ý khi trở thành nhân viên văn phòng. Bạn cần học cách diễn đạt rõ ràng và mạch lạc, tránh ngắt lời người khác hoặc nói lan man dẫn đến mất thời gian và khó chịu cho người nghe. Trong quá trình giao tiếp cũng cần khéo léo, tế nhị và phù hợp với văn hóa, không được phép ăn nói mất lịch sự, thô tục dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Giao tiếp công sở là kỹ năng cần thiết mà sinh viên cần trau dồi khi đi thực tập.  
Giao tiếp công sở là kỹ năng cần thiết mà sinh viên cần trau dồi khi đi thực tập tại doanh nghiệp

2.4. Chủ động đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi luôn là điều cần thiết bất kể là khi bạn đi học hay đi làm, vì không giảng viên hay “tiền bối” nào trong công ty có thể cầm tay chỉ việc hay biết được bạn đang khúc mắc ở chỗ nào, nếu như bạn không nói ra và không đặt câu hỏi.

Một số câu hỏi trong những ngày đầu đi thực tập mà bạn có thể thắc mắc như:

  • Công ty có nguyên tắc, yêu cầu đặc biệt nào đối với nhân viên không?
  • Tôi sẽ thường xuyên làm việc với ai, bộ phận nào?
  • Tôi có thể tìm gặp ai để học hỏi và được hướng dẫn làm quen với công việc?...

3. Những khó khăn sinh viên đi thực tập thường gặp phải

Đây là những khó khăn và lời khuyên giúp các bạn sinh viên lần đầu thực tập thuận lợi hơn:

  • Chọn môi trường thực tập không phù hợp với định hướng công việc, không học hỏi được nhiều về chuyên môn: Để tránh tình huống này, sinh viên nên tìm hiểu kỹ về công ty mà mình thực tập trước khi ứng tuyển, có thể hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 
  • “Bị bơi" giữa kiến thức, không biết bắt đầu từ đâu: Bạn hãy chăm chỉ học việc từ các “tiền bối” và chủ động đặt câu hỏi với họ về những thắc mắc của mình. Đừng tự ti vì mình thiếu kinh nghiệm bởi ngay cả các sếp hay anh chị “tiền bối” trong công ty cũng đều đã từng trải qua khoảng thời gian tương tự, quan trọng là bạn có ham học hỏi để tiến bộ và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ hay không mà thôi. 
  • Không có người định hướng: Nhiều trường hợp sinh viên đi thực tập nhưng công ty không chỉ định rõ ràng người phụ trách hướng dẫn, thay vào đó các bạn phải tự học, tự tìm hiểu công việc là chính. Để không rơi vào tình huống khó khăn đó, sinh viên cần chủ động tìm hiểu công việc và hỏi thăm những người xung quanh.
Trong môi trường công sở ai cũng bận bịu, sinh viên thực tập phải chịu khó quan sát, tự giác và chủ động đặt câu hỏi để không bị bỏ lại phía sau.
Trong môi trường công sở ai cũng bận bịu, sinh viên thực tập phải chịu khó quan sát, tự giác và chủ động đặt câu hỏi để không bị bỏ lại phía sau.

4. Giải đáp thắc mắc trải nghiệm sinh viên đi thực tập 

Sinh viên trước và trong khi đi thực tập thường có những thắc mắc điển hình như nên đi thực tập từ năm mấy, sắp xếp thời gian thực tập và đi học như thế nào… Hy vọng những giải đáp thắc mắc dưới đây sẽ giúp bạn có một kỳ thực tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp suôn sẻ.

4.1. Sinh viên nên đi thực tập vào năm mấy?

Việc đi thực tập vào năm mấy còn tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của mỗi bạn sinh viên. Ví dụ nếu năm nhất nhưng bạn có đủ điều kiện và kiến thức chuyên môn cơ bản để đáp ứng công việc, đồng thời có doanh nghiệp nhận thì bạn hoàn toàn có thể đi thực tập từ sớm.

Tuy nhiên, thông thường sinh viên sẽ đi thực tập vào năm 3 - 4. Đây được coi là khoảng thời gian phù hợp vì sinh viên lúc đó đã có kiến thức cơ bản về ngành, thậm chí không cần thụ động chờ tới kỳ thực tập của trường, bạn cũng có thể tự nộp đơn ứng tuyển, đi phỏng vấn để trở thành thực tập sinh của một công ty nào đó.  

3.2. Cách sắp xếp thời gian thực tập như nào cho hợp lý, không bị ảnh hưởng tới kết quả học tập? 

Sau khi đã ứng tuyển thành công và được nhận vào vị trí thực tập, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết để tận dụng tối đa thời gian bạn có, lưu ý cân đối thời gian với thời khóa biểu trên trường để việc học và đi thực tập không gây ảnh hưởng lẫn nhau.

Bạn nên ưu tiên sắp xếp thời gian học tập trên trường trước, sau đó đàm phán với nhà tuyển dụng làm việc tại các khung giờ trống. Để tốt nhất, bạn nên sắp xếp thời gian học tập full buổi sáng hoặc buổi chiều, nửa ngày còn lại sẽ là thời gian đi thực tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Như vậy, quản lý của bạn cũng sẽ dễ theo dõi lịch trình và tiến độ công việc của bạn từ đó cũng dễ cho bạn tham gia các hoạt động ở công ty hơn. 

Sinh viên cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý để vừa đi học vừa đi thực tập.
Sinh viên cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý để vừa đi học vừa đi thực tập.

3.3. Nên chọn doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ?

Quy mô của doanh nghiệp không quyết định kiến thức bạn thu nhận được, vì vậy bạn nên chọn thực tập ở doanh nghiệp phù hợp, thay vì quan tâm quy mô của nó có lớn hay không. Còn trải nghiệm sinh viên thực tập tại doanh nghiệp to hay bé cũng đều có những ưu nhược điểm riêng.

Ví dụ, ở doanh nghiệp nhỏ bạn sẽ cần làm tất cả mọi thứ từ A đến Z, có khi là công việc của cả 1 phòng ban. Còn ở doanh nghiệp lớn bạn được làm việc chuyên môn hóa hơn nhưng nó lại chỉ giúp bạn tập trung vào một điều bạn đang làm. Tùy vào mục tiêu của mỗi người mà nên chọn trải nghiệm thực tập doanh nghiệp to hay bé. 

Theo kinh nghiệm sinh viên thực tập thực tế mình thấy, các bạn nên chọn: 

  • Lĩnh vực, công việc thực tập tại doanh nghiệp phù hợp với ngành học và mục tiêu của mình
  • Người trực tiếp hướng dẫn quản lý bạn là ai, có kinh nghiệm - tư duy như nào trong lĩnh vực bạn đang ứng tuyển
  • Vị trí địa lý của nơi làm việc. Mọi người cứ nói đi xa một tí có sao nhưng đôi khi vì công ty ở quá xa nhà hay trường học nó sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian đi lại kèm theo đó là các chi phí phát sinh khác. Bạn vẫn có thể chọn thực tập tại doanh nghiệp ở xa nhà nếu nó thực sự xứng đáng, đem lại giá trị cao. 

3.4. Thời gian thực tập của sinh viên là bao lâu?

Thông thường, thời gian thực tập kéo dài khoảng từ 2 - 4 tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và mỗi bạn thực tập sinh. Thời gian thực tập càng dài hạn, bạn càng có cái nhìn cận cảnh về hoạt động của công ty.

Đây sẽ là những kinh nghiệm sinh viên thực tập đặc biệt có ý nghĩa với những bạn mới bắt đầu bước sang giai đoạn đi làm, chuyển sang một trang mới. Tuy nhiên, trở ngại khi thực tập dài hạn đó là sinh viên sẽ khó cân bằng và sắp xếp thời gian với việc học, đòi hỏi bạn phải xem trước thời khóa biểu, thời gian biểu của mình xem có đáp ứng được hay không.

3.5. Sinh viên đi thực tập có lương không?

Việc sinh viên đi thực tập có lương hay không còn tùy thuộc vào năng lực của cá nhân bạn và quy định của công ty nơi bạn thực tập. Dù không có quy định cụ thể về mức lương của thực tập sinh nhưng tùy thuộc vào từng vị trí, công việc và khu vực mà lương dành cho các bạn cũng có sự chênh lệch nhất định, từ 1 triệu đến khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Đi thực tập có được nhận lương hay không là thắc mắc chung của nhiều sinh viên
Đi thực tập có được nhận lương hay không là thắc mắc chung của nhiều sinh viên

3.6. Sinh viên đi thực tập nên mặc gì?

Khi đi thực tập, sinh viên cần mặc trang phục cho phù hợp, không cần phải quá cầu kỳ, trau chuốt nhưng cần lịch sự, gọn gàng, giúp bạn tự tin và gây được nhiều thiện cảm hơn trong môi trường mới.

Có một mẹo nhỏ, trong lúc bạn đợi tham gia phỏng vấn hãy dành thời gian quan sát mọi người làm việc từ trang phục, cách họ tương tác với nhau,... là một phần nào đó bạn có thể cảm nhận được văn hóa doanh nghiệp có phù hợp với mình không và cũng là cách bạn có thể biết nên mặc trang phục như nào khi đi làm việc. 

Có rất nhiều điều cần lưu ý liên quan đến kinh nghiệm sinh viên thực tập bởi đây là lần đầu tiên bạn bắt tay vào công việc sau những tiết học trên giảng đường. Mỗi chuyến thực tập sẽ là một câu chuyện riêng, nhưng việc ghi nhớ những lưu ý mang tính khái quát như trên sẽ phần nào giúp sinh viên có được kỳ thực tập suôn sẻ nhất. 

Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu

 

6830

Nhân vật