Trải nghiệm FPT Edu

LỚP HỌC TRẢI NGHIỆM

19/05/2021
seo
5493

Lớp học trải nghiệm được nhiều học sinh và phụ huynh hào hứng tìm hiểu bởi là hình thức học tập mới, sáng tạo. Mỗi lớp, với đặc trưng trải nghiệm khác nhau giúp học sinh tiếp cận những kiến thức và kỹ năng riêng. Cùng tìm hiểu một số lớp học trải nghiệm “hot” nhất qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về lớp học trải nghiệm công nghệ

1.1. Lớp học trải nghiệm công nghệ là gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc các lớp học chú trọng trải nghiệm công nghệ không nằm ngoài xu hướng chung của xã hội. Lớp học trải nghiệm công nghệ là mô hình ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào giảng dạy. 

Về mặt cơ sở vật chất, lớp học thường được trang bị máy tính, màn chiếu, máy in 3D,… Về phương pháp đào tạo, học sinh học lớp này trải nghiệm nhiều ứng dụng công nghệ trong các môn học bình thường. 

Nhiều trường học hiện nay chú trọng trải nghiệm công nghệ.

1.2. Tầm quan trọng của trải nghiệm công nghệ

Thời đại 4.0, nhiều học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp xúc với công nghệ. Tuy nhiên, hiểu biết và kỹ năng của các em để tiếp thu và vận dụng trải nghiệm công nghệ vào việc học, việc làm còn thiếu. Một số em bị tác động tiêu cực bởi mặt trái của công nghệ. 

Do đó, lớp học trải nghiệm - nơi cung cấp kiến thức và kỹ năng chuẩn, cần thiết cho quá trình học tập và định hướng hành vi của học sinh, sinh viên.

1.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm công nghệ

Tham gia lớp học này, học sinh, sinh viên được tiếp cận sớm với những xu thế công nghệ hiện đại trong giáo dục. Các em được trao truyền kiến thức, kỹ năng sử dụng, thực hành công nghệ, được định hướng nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực này Nhiều em từ nền tảng đó sáng tạo nên những sản phẩm hoặc bài tập thực hành ứng dụng công nghệ cao. 

Am hiểu xu hướng công nghệ cũng là điều kiện để học sinh, sinh viên hướng đến những kỹ năng tương lai của các công dân toàn cầu. Đặc biệt, trải nghiệm công nghệ là nền tảng để các em có thể thích ứng với cuộc sống, công việc ngày càng “online” hóa cao. Ngoài ra, học sinh, sinh viên hiểu biết về công nghệ cũng có những hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh tác động tiêu cực của thế giới “ảo”.

Giàu trải nghiệm, học sinh, sinh viên có thể sáng tạo nên các sản phẩm công nghệ hữu ích.

Ở lớp học công nghệ, học sinh, sinh viên có thể trải nghiệm lập trình sớm, ứng dụng IoT, AI trong bài học, thực hành và thi trên phần mềm, 3D hóa nội dung bài học,…

Thầy cô giáo cũng có những chia sẻ xoay quanh nghề nghiệp, các lĩnh vực cuộc sống liên quan tới công nghệ tới các em. Học sinh, sinh viên thường xuyên được thực hành trên máy tính, làm bài tập sử dụng các thiết bị công nghệ, tham gia các cuộc thi về IT,…

Một số mô hình lớp học trải nghiệm công nghệ cao bắt đầu được các trường ĐH, phổ thông triển khai dành cho học sinh, sinh viên. Mới đây, khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cho ra mắt VNU-IS Virtual Tour, một mô hình lớp học trực tuyến dùng công nghệ thực tế ảo. 

Học sinh, sinh viên có thể tham gia một giờ học bình thường: nghe thầy cô giảng bài, phát biểu ý kiến, chia nhóm làm bài tập nhưng mọi hoạt động đều là trực tuyến mà không cần trực tiếp đến giảng đường. Hình thức này giúp tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho việc học đối với các học sinh, sinh viên vì lý do bất khả kháng không thể đến trường. 

2. Lớp học trải nghiệm các hoạt động về kỹ năng thế kỷ 21

2.1. Thế nào là trải nghiệm các hoạt động kỹ năng thế kỷ 21?

Lớp học trải nghiệm các hoạt động về kỹ năng thế kỷ 21 là một mô hình mới tích hợp các môn chính khóa với những giờ học kỹ năng mềm. Mô hình này truyền đạt đến học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết trong thời đại hiện nay như thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm, quản lý cảm xúc cá nhân, kỹ năng sinh tồn,...

2.2. Tầm quan trọng của lớp học kỹ năng thế kỷ 21

Thế kỷ 21 đặt ra nhiều yêu cầu về kỹ năng đối với học sinh, sinh viên để thích ứng, phát triển bản thân. Tuy vậy, đa số các bạn đều chưa phát triển hoàn thiện bộ kỹ năng này. Vậy nên, để đảm bảo cung cấp đúng và đủ bộ kỹ năng hoàn thiện, những lớp học trải nghiệm các hoạt động về kỹ năng thế kỷ 21 cần thiết với học sinh, sinh viên. 

Được học kỹ thuật sơ cứu, sinh tồn là một trong những nội dung trải nghiệm kỹ năng thế kỷ 21 của học sinh, sinh viên.

2.3. Lợi ích của lớp học kỹ năng thế kỷ 21

Được trải nghiệm những kỹ năng thế kỷ, học sinh, sinh viên sớm tự trang bị cho mình bộ kỹ năng đầy đủ. Các bạn có cơ hội nhận thức về bản thân, về xã hội từ đó hoàn thiện mình theo nhu cầu mà thời đại đặt ra. 

Học sinh, sinh viên cũng được thực hành kỹ năng trong lớp, chia sẻ kinh nghiệm cùng thầy cô và bạn bè để tìm ra phương thức vận dụng tốt nhất. Từ đó, các bạn có nền tảng sẵn sàng thực hành kỹ năng này khi học tập, làm việc trong thế kỷ 21. 

Mô hình lớp học trải nghiệm này thường đưa ra những trải nghiệm thiết thực về kỹ năng cho người học thông qua thực hành nhóm, cuộc thi, thảo luận, tranh biện, tạo lập các dự án nghiên cứu hoặc khởi nghiệp, các CLB học thuật hoặc nghệ thuật,…

Học sinh THCS Hồng Bàng trong giờ thực hành kỹ năng cùng thầy giáo.

Trải nghiệm các kỹ năng thế kỷ 21 cũng là mục tiêu mà các giờ học thực hành môn khoa học ở lớp 6A7, THCS Hồng Bàng (TP. Hồ Chí Minh) đặt ra. 

Thay vì chỉ học “chay” trong sách, thầy giảng trò nghe, học sinh được thực hành quan sát vi sinh vật qua kính hiển vi, xem clip khoa học, thảo luận nhóm và thể hiện quan điểm qua việc thuyết trình. Các em cũng được thầy giáo hướng dẫn thực hành các nhiệm vụ khoa học dưới dạng dự án nhỏ và báo cáo kết quả vào tiết học tiếp theo. 

Mô hình lớp học này tạo hứng khởi cho học sinh với các môn khoa học. Ngoài ra, các em được rèn luyện những kỹ năng thế kỷ, hữu ích để áp dụng vào công việc, học tập sau này. 

3. Lớp học trải nghiệm văn hóa Việt Nam và văn hóa Á Đông

3.1. Thế nào là trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông?

Mô hình lớp học này tích hợp các bộ môn về văn hóa truyền thống dân tộc và khu vực trong giờ học chính khóa hoặc phát triển riêng thành lớp ngoại khóa. Những nét văn hóa thường được giới thiệu tới học sinh, sinh viên như nhạc cụ dân tộc, võ Việt, nghệ thuật ẩm thực, thời trang,…

Học sinh THCS trải nghiệm văn hóa Việt Nam qua các bài hát dân ca.

3.2. Tầm quan trọng của trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông

Trong thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu văn hóa nước ngoài đặc biệt là phương Tây. Trong khi, bản sắc văn hóa dân tộc và khu vực cũng có nhiều nét đặc sắc cần được hiểu, gìn giữ và phát huy. 

Những lớp học trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông cần thiết để cung cấp kiến thức, hiểu biết đúng và đủ cho giới trẻ. Học sinh, sinh viên qua các lớp học này sẽ góp phần gìn giữ, lưu truyền các nét văn hóa này. 

3.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông

Ở lớp học trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông, học sinh, sinh viên sẽ được tiếp cận những nét đặc sắc từ các nền văn hóa này. Khi am hiểu văn hóa dân tộc và khu vực, tình yêu đất nước, yêu văn hóa dần được xây dựng và hình thành trong các em. Học sinh, sinh viên sẽ có cách hiểu, cách cư xử đúng với những nét văn hóa truyền thống. 

Ngoài ra, khi trở thành công dân toàn cầu, các em cũng có thể đóng vai trò là “đại sứ”, lan tỏa ý nghĩa tích cực của văn hóa Việt Nam và Á Đông với bạn bè trong và ngoài nước. 

Học nhạc cụ dân tộc là cách trải nghiệm văn hóa Việt Nam của sinh viên FPT Edu.

Các hoạt động thường được tổ chức để học sinh, sinh viên trải nghiệm văn hóa như xem phim, tái hiện các truyền thuyết dân tộc, hội trại văn hóa, cuộc thi trang phục dân tộc truyền thống, học nhạc cụ dân tộc, học Vovinam,… 

FPT Edu là một trường học trải nghiệm hiện đại nhưng rất chú trọng tới việc lan tỏa văn hóa Việt Nam và Á Đông. Trường đưa 2 bộ môn nhạc cụ dân tộc và Việt Võ Đạo vào chương trình giảng dạy cho sinh viên từ tiểu học đến đại học. 

Học sinh tiểu học, THCS, THPT ở FPT Edu thường được tiếp xúc với văn hóa dân tộc và khu vực qua các sự kiện như Tết Dân gian, Ngày hội văn hóa châu Á,… các talkshow chia sẻ về những nét văn hóa đẹp: trà đạo Nhật Bản, áo dài Việt Nam, ẩm thực Thái Lan,… 

Ở bậc ĐH, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông của các em đa dạng, sâu sắc hơn khi sinh viên có cơ hội tham gia giao lưu, trao đổi văn hóa tại các nước trong khu vực. 

4. Lớp học trải nghiệm để trở thành lãnh đạo tương lai

4.1. Thế nào là trải nghiệm hoạt động để trở thành lãnh đạo?

Lớp học trải nghiệm các hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai là mô hình tích hợp nhiều phương pháp học tập và rèn kỹ năng. Mô hình này tập trung đem đến trải nghiệm để bạn trẻ hiểu, định hình bản thân, rèn luyện một số tố chất lãnh đạo: tầm nhìn, tư duy, sự quyết đoán, khả năng quản lý,…

Lớp học trải nghiệm các hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai khơi dậy tiềm năng của một số học sinh, sinh viên.

4.2. Tầm quan trọng của trải nghiệm hoạt động để trở thành lãnh đạo

Có lẽ, chưa bao giờ, trở thành lãnh đạo tương lai lại là mơ ước của nhiều học sinh, sinh viên như hiện nay. Bởi, các bạn có ý thức cá nhân rõ ràng, kỳ vọng phát triển bản thân và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới thì nhu cầu ấy là tất yếu. 

Các lớp học trải nghiệm hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai cần thiết, vai trò định hướng cho học sinh sinh viên phương thức đúng đắn, hiệu quả để đạt được mơ ước.

4.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm trở thành lãnh đạo tương lai

Khi tham gia lớp học này, học sinh, sinh viên được tìm hiểu về cuộc đời, câu chuyện thành công của những nhà lãnh đạo hiện tại trên thế giới. Các em cũng được trải nghiệm các hoạt động để thấu hiểu tố chất của bản thân từ đó học cách phát huy những phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo. Qua đây, học sinh, sinh viên có cái nhìn thực tế, đa chiều về năng lực trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Mô hình lớp học này cũng truyền cảm hứng cho các em trong việc vươn lên làm chủ bản thân, khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh. Rèn luyện tố chất lãnh đạo cũng là việc cần làm đối với các bạn trẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. 

Các hoạt động giúp học sinh, sinh viên trải nghiệm để trở thành lãnh đạo tương lai như: vận hành và duy trì tổ chức như hội nhóm, CLB, các cuộc thi thủ lĩnh học sinh sinh viên, diễn đàn thanh thiếu niên,… 

Học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn THPT Bùi Thị Xuân tham gia lớp tập huấn kỹ năng lãnh đạo.

Ví dụ, trường THPT Bùi Thị Xuân (TP Hồ Chí Minh) được chú trọng trải nghiệm các hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai. Ngoài học kiến thức khoa học, các em tiếp cận với các bộ môn phi nghệ thuật, các lớp học kỹ năng lãnh đạo. Học sinh trong đó chủ yếu là các cán bộ Đoàn, cán bộ lớp được thầy cô giáo khuyến khích tham gia lớp tập huấn “Nhà lãnh đạo trẻ tương lai”.

Tại đây, các em rèn luyện kỹ năng của những nhà lãnh đạo tương lai qua việc thành lập nhóm, điều phối hoạt động dự án theo nhóm, tập lập kế hoạch, quản lý tài chính, đưa ra tầm nhìn về hoạt động đội nhóm trong thời gian nhất định…

5. Lớp học trải nghiệm về xu thế xã hội và văn hóa tương lai

5.1. Thế nào là lớp học trải nghiệm về xu thế xã hội và văn hóa tương lai?

Mô hình lớp học này có các hoạt động hướng học sinh, sinh viên tiếp cận những xu thế xã hội đang thịnh hành và bắt nhịp văn hóa tương lai. Lớp thường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, gặp gỡ những người đang “tạo trend” trong xã hội hoặc đưa học sinh, sinh viên đi trải nghiệm, khám phá để thấu hiểu xu thế cuộc sống. 

Học sinh, sinh viên hiện nay rất thích hưởng ứng các “trend” trong xã hội.

5.2. Tầm quan trọng của trải nghiệm về xu thế xã hội và văn hóa tương lai

Đối với giới trẻ hiện nay, không khó khăn khi các bạn muốn tìm hiểu về xu thế xã hội và văn hóa tương lai. Tuy nhiên, lứa tuổi học trò lại dễ bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của xu thế và văn hóa không lành mạnh do chưa hoàn toàn có đủ hiểu biết, kinh nghiệm. 

Do đó, các lớp học trải nghiệm xu thế xã hội và văn hóa tương lai có vai trò cần thiết trong việc cung cấp kiến thức, kỹ năng, định hướng cho học sinh, sinh viên.

5.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm về xu thế xã hội và văn hóa tương lai

Tham gia lớp học này, học sinh, sinh viên sẽ được trải nghiệm những xu thế xã hội và văn hóa tương lai. Qua đó, các em nâng cao hiểu biết của mình, có kỹ năng và cách hành xử đúng đắn trước những xu thế và làn sóng văn hóa mới. 

Nhanh nhạy nắm bắt xu thế cũng là lợi thế của học sinh, sinh viên khi luôn bắt nhịp thời đại, có khả năng thích ứng với xã hội biến đổi không ngừng. 

Những hoạt động cung cấp trải nghiệm xu thế xã hội và văn hóa tương lai mà học sinh, sinh viên có thể tham gia là diễn đàn, các cuộc thi văn hóa nghệ thuật, các CLB, giao lưu cùng người nổi tiếng tạo nên xu hướng trong xã hội,…

Xu thế IoT trong công nghệ thu hút học sinh, sinh viên trải nghiệm một số cuộc thi ứng dụng.

IoT hiện đang là một trong những xu thế công nghệ mới nhất thế giới. Học sinh, sinh viên Việt Nam cũng có thể trải nghiệm xu thế này khi tham gia cuộc thi lập trình Hackathon sáng chế những sản phẩm ứng dụng Internet vạn vật. Tại đây, các em được vận dụng kiến thức đã học, nghiên cứu, sáng tạo nên nhiều cách ứng dụng IoT vào sản phẩm công nghệ. 

Việc trao đổi cùng bạn bè, chuyên gia trong quá trình thi giúp học sinh, sinh viên cập nhật thêm về xu thế công nghệ, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm thực tế. Có hiểu biết và kinh nghiệm sáng chế sản phẩm ứng dụng xu thế IoT là những điểm cộng quý giá khi học sinh, sinh viên muốn đón đầu, tận dụng công nghệ hoặc theo đuổi việc làm ngành này trong tương lai.

6. Lớp học trải nghiệm thế giới đa văn hóa

6.1. Như thế nào là lớp học trải nghiệm thế giới đa văn hóa?

Đây là lớp học đem đến cho học sinh, sinh viên những kiến thức, hiểu biết về nền văn hóa đa dạng của các quốc gia toàn thế giới. Lớp học có thể được triển khai dưới hình thức học chính khóa kết hợp các hoạt động ngoại khóa giới thiệu, trải nghiệm văn hóa quốc tế.

Lớp học trải nghiệm thế giới đa văn hóa có thể có sự tham gia của cả người học Việt Nam và nước ngoài.

6.2. Tầm quan trọng của trải nghiệm thế giới đa văn hóa

Thế giới ngày càng “phẳng”, cơ hội giao lưu văn hóa giữa con người nhất là các bạn trẻ ở các quốc gia khác nhau ngày càng tăng. Học sinh, sinh viên cần có hiểu biết về thế giới, các nền văn hóa để sẵn sàng cho những cơ hội học tập, làm việc ở nước ngoài. 

Tuy nhiên, không phải em nào cũng có cơ hội học và thực hành văn hóa sớm, đầy đủ. Vậy nên, các lớp trải nghiệm thế giới đa văn hóa là cần thiết với các em.

6.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm thế giới đa văn hóa

Học tập ở lớp học trải nghiệm thế giới đa văn hóa, học sinh, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về các nền văn hóa, cuộc sống con người, kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Các em còn có cơ hội trải nghiệm thực tế văn hóa các nước. Nhờ vậy, hiểu biết và kỹ năng thích ứng với các văn hóa khác nhau của học sinh, sinh viên nâng cao. 

Giàu trải nghiệm văn hóa, các em có nền tảng quan trọng khi muốn phát triển cơ hội học tập, làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với những công dân toàn cầu, am hiểu văn hóa thế giới là một trong những tiêu chí cần thiết để cảm thấy tự hào về văn hóa dân tộc, dễ dàng thích nghi với các nền văn hóa khác.

Thông qua các hoạt động như học ngoại ngữ, tổ chức festival văn hóa, gặp gỡ người nước ngoài, tham gia các chuyến giao lưu văn hóa,… học sinh, sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế.

Học sinh iSchool Quy Nhơn trải nghiệm văn hóa các nước trong “Ngày hội công dân toàn cầu”.

“Ngày hội công dân toàn cầu” là một trong những festival văn hóa đa dạng hoạt động được thầy và trò iSchool Quy Nhơn tổ chức. 

Tại đó, học sinh được tìm hiểu về văn hóa nhiều nước trên thế giới qua sách báo, tranh ảnh, phim tài liệu,… Các em cũng tự tổ chức gian hàng ẩm thực, trang phục các nước để bạn bè cùng trải nghiệm. Một số trò chơi dân gian của các nước được tổ chức để tạo không khí hứng khởi, thi đua giữa học sinh các lớp với nhau. 

7. Lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo

7.1. Lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo là gì?

Lớp học trải nghiệm này là mô hình khơi dậy, phát huy tư duy sáng tạo của học sinh qua các hoạt động đòi hỏi các em quan sát, suy nghĩ, thực hành. Đa phần các hoạt động này tích hợp vào những giờ trải nghiệm sáng tạo môn văn, toán, khoa học,…

Lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo được học sinh, sinh viên hào hứng tham gia.

7.2. Tầm quan trọng của lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo

Lứa tuổi học sinh, sinh viên có tư duy sáng tạo tiềm năng rất lớn. Tuy vậy, cách học truyền thống thầy giảng trò nghe khiến người học thụ động, không phát huy được tư duy của mình. Nhiều em cũng chưa đủ kinh nghiệm, hiểu biết để tự rèn luyện tư duy sáng tạo của mình. 

Do đó, các lớp học này cần thiết, tạo không gian và điều kiện khuyến khích phát huy tiềm năng bạn trẻ tối đa.

7.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo

Tham gia lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo, học sinh, sinh viên được tự do nghiên cứu, sáng chế, thực hành. Qua đó, kiến thức cơ bản của các em được củng cố, bồi dưỡng. Học sinh, sinh viên cũng rèn luyện được khả năng quan sát, lập luận, rút ra kết luận dựa vào trải nghiệm sáng tạo của mình. 

Phát huy tư duy, sáng tạo có tác dụng tích cực đến việc phát triển tinh thần, trí tuệ của lứa tuổi này. Được khuyến khích trải nghiệm sáng tạo, học sinh, sinh viên hào hứng hơn với việc học tập và rèn luyện kỹ năng. Ngoài ra, trở thành một người luôn có tư duy mới mẻ cũng hỗ trợ nhiều cho học sinh, sinh viên trong cuộc sống, công việc ở nhiều lĩnh vực. 

Các hoạt động trải nghiệm tư duy sáng tạo có thể tổ chức cho học sinh, sinh viên như: thực hành, thí nghiệm, phát triển dự án, cuộc thi sáng tạo sáng chế,…

Học sinh THCS Lý Thường Kiệt trải nghiệm sáng tạo làm mô hình STEM.

THCS Lý Thường Kiệt, Đà Nẵng là một trong các trường ứng dụng lớp học trải nghiệm tư duy sáng tạo. Giờ học Công nghệ của học sinh được kết hợp với các hoạt động STEM. 

Ở đây, các em được tự nghiên cứu, sáng tạo các mô hình núi lửa nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên này. Học sinh còn được trải nghiệm công nghệ lập trình robot và tự tay thiết kế nên một sản phẩm robot theo ý thích với phần cứng được cung cấp sẵn.

8. Lớp học trải nghiệm hướng nghiệp

8.1. Lớp học trải nghiệm hướng nghiệp là gì?

Lớp học trải nghiệm hướng nghiệp là nơi cung cấp các thông tin, kiến thức để học sinh thấu hiểu bản thân, xu hướng nghề nghiệp xã hội từ đó có các kỹ năng chọn ngành, chọn nghề phù hợp. 

8.2. Tầm quan trọng của lớp học trải nghiệm hướng nghiệp

Học sinh, sinh viên đặc biệt là lứa tuổi THCS - THPT hiện nay bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu ngành nghề. Các em cũng có hiểu biết nhất định về nghề nghiệp tuy nhiên thường chưa đúng và đủ. 

Việc được tiếp cận thông tin chính xác, cập nhật và rèn luyện những kỹ năng chọn nghề, thực hành nghề phù hợp là cần thiết. Các lớp học trải nghiệm hướng nghiệp có vai trò đáp ứng nhu cầu này của học sinh, sinh viên.

Từ THCS, học sinh đã có nhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp và chọn nghề phù hợp với bản thân.

8.3. Lợi ích của lớp học trải nghiệm hướng nghiệp

Tham gia lớp học này, học sinh, sinh viên được cung cấp thông tin mới và chính xác nhất về các ngành nghề phổ biến, có tiềm năng phát triển trong xã hội hiện nay. 

Các em có thể được tư vấn trực tiếp, giải đáp băn khoăn từ các tư vấn viên hoặc chuyên gia, người có kinh nghiệm làm nghề. Một số lớp học còn tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên thực hành  nghề qua đó tự cảm nhận và đưa ra quyết định dựa trên trải nghiệm thực tế.

Lớp học trải nghiệm hướng nghiệp giúp học sinh, sinh viên hiểu biết về xu hướng ngành nghề, thị trường lao động hiện nay. Qua đó, các em có thể đánh giá bản thân và đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Học sinh, sinh viên cũng được rèn luyện kỹ năng, tiếp thu kiến thức để thích ứng với các công việc khác nhau. Giàu trải nghiệm nghề nghiệp, bạn trẻ sẽ có lựa chọn chính xác, tránh tình trạng học xong nhưng không xin được việc hoặc làm việc trái ngành nghề đào tạo. 

Một số hình thức trải nghiệm nghề nghiệp phổ biến, được nhiều học sinh, sinh viên tham gia như: ngày hội tư vấn việc làm, talkshow hướng nghiệp, trải nghiệm tham quan doanh nghiệp, thực hành nghề nghiệp trong 1 ngày, sinh hoạt chủ đề hướng nghiệp,…

Học sinh TH Hòa Nhơn đóng tiểu phẩm thực hành nghề bác sĩ.

Học sinh Tiểu học Hòa Nhơn, Đà Nẵng đã có cơ hội tham gia lớp học trải nghiệm hướng nghiệp theo chủ đề: “Nghề nghiệp em yêu thích”. Các em được thầy cô giáo giới thiệu thông tin về một số ngành nghề phổ biến trong xã hội. 

Sau đó, học sinh chia nhóm, tìm hiểu về tố chất của người làm việc trong các ngành nghề cần có. Các em còn tự phân vai, lên kịch bản, đóng tiểu phẩm mô phỏng một ngành làm việc trong vai bác sĩ, kỹ sư xây dựng, ca sĩ,… 

Qua giờ học này, học sinh có thêm nhiều hiểu biết nghề nghiệp. Các em cũng nắm được những kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành người làm việc trong từng ngành nghề. 

Tự trải nghiệm nghề nghiệp qua các tiểu phẩm khiến các học sinh hào hứng, ham thích tìm hiểu, dần hình thành đam mê nghề nghiệp. Đây cũng là bước khởi đầu trong việc định hướng nghề sớm cho các em từ tiểu học. 

Không chỉ cung cấp kiến thức khoa học, các lớp học trải nghiệm còn giúp học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết, vốn sống thực tế và rèn luyện kỹ năng mềm. Đó đều là cơ sở để các em tự tin học tập ở bậc học cao hơn hay lựa chọn ngành nghề mình muốn theo đuổi, trở thành công dân toàn cầu.

Để có thêm thông tin về lớp học trải nghiệm cũng như các hình thức trải nghiệm khác, phụ huynh và học sinh có thể xem thêm tại đây. 


(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

5493

Nhân vật