Trải nghiệm FPT Edu

Từ A - Z về mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb

23/06/2022
seo2022
17944

Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb đang được áp dụng tại nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Vậy chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, mô hình học tập này có điểm gì đặc biệt và đang được vận dụng như thế nào trong các tiết học? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb là gì?

David Kolb tên đầy đủ là David Allen Kolb, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1939 tại thành phố Moline, bang Iiinois, Hoa Kỳ. Ông là một nhà lý luận giáo dục xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự thay đổi của xã hội và cá nhân, phát triển nghề nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp.

Chân dung David Allen Kolb – cha đẻ của mô hình học tập trải nghiệm David Kolb
Chân dung David Allen Kolb – Cha đẻ của mô hình học tập trải nghiệm David Kolb

David Kolb cũng là người sáng lập và chủ tịch của hệ thống Học tập dựa trên kinh nghiệm. Lý thuyết học qua trải nghiệm do David Kolb đề xuất là sự kế thừa và phát triển lí thuyết học tập qua kinh nghiệm của John Dewey, của Kurt Lewin và dựa trên cơ sở các lí thuyết tâm lí học về sự phát sinh, phát triển trí tuệ cá nhân của J.Piaget, L.X. Vygotxki và các nhà tâm lí học khác. 

"Theo Kolb, học tập trải nghiệm có thể được định nghĩa là một quá trình học tập mà kiến thức là kết quả của sự kết hợp giữa việc nắm bắt và biến đổi một kinh nghiệm.

Kolb cho rằng việc học đòi hỏi phải tiếp thu các khái niệm trừu tượng để sau đó có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống. Do đó, kiến thức được tạo ra thông qua sự biến đổi của kinh nghiệm" (Trích "Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development" - David A. Kolb).

2. Đặc điểm mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb

Lý thuyết học tập qua trải nghiệm của David Kolb thường được thể hiện bởi một chu trình gồm 4 giai đoạn, trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”. Đó là: trải nghiệm (kinh nghiệm) cụ thể, quan sát phản ánh (quan sát có tư duy), khái niệm hóa trừu tượng, thử nghiệm tích cực.

Mô hình David Kold
Quy trình thực hiện mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb

2.1. Trải nghiệm cụ thể

Trải nghiệm cụ thể là bước đầu tiên của chu trình. Ở giai đoạn này, người học sẽ được tiếp thu kiến thức thông qua các hành vi, hoạt động, thao tác cụ thể, trực tiếp gắn với hoàn cảnh thực tế. 

Thông qua quá trình này, người học sẽ được tham gia vào những trải nghiệm mới, từ đó trực tiếp thu được những kinh nghiệm từ những hoạt động trải nghiệm trong những hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói, đây là giai đoạn phát sinh dữ liệu của chu trình học tập.

2.2. Phản ứng quan sát 

Giai đoạn phản ứng quan sát, hay còn được gọi là giai đoạn phản ánh qua quan sát. Theo đó, đây là giai đoạn mà người học tư duy, phân tích về các hoạt động đang diễn ra và đối chiếu, kiểm tra nó theo một cách có hệ thống với những kinh nghiệm sẵn có. 

Thông qua quá trình này, người học sẽ cùng phân tích, chia sẻ, thảo luận với bạn học, người hướng dẫn để có thể tìm ra những quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắng nhất.

2.3. Khái quát hóa kết quả trải nghiệm 

Khái quát hóa kết quả trải nghiệm là giai đoạn người học thực hiện phân tích và tổng hợp dữ liệu có được từ thực tế. Ở giai đoạn này, người học sẽ thông qua những gì quan sát, trải nghiệm được để xây dựng nên các khái niệm, tổng hợp và đưa ra những phân tích. 

Kết quả của quá trình này là kiến thức, sự nhận biết, đánh giá chính xác về đối tượng…

2.4. Thực hành chủ động  

Thực hành chủ động là giai đoạn cuối cùng của chu trình. Ở giai đoạn này, người học sẽ vận dụng những kiến thức bản thân có được từ những giai đoạn trước để tiếp tục áp dụng vào trải nghiệm thực tế. Nói cách khác, người học sẽ sử dụng lý thuyết, kết luận của bản thân để giải quyết vấn đề. 

Cũng từ sau giai đoạn này, chu trình của mô hình bắt đầu quay trở lại giai đoạn 1 và tiếp tục vòng lặp của mô hình.

3. Ưu và nhược điểm của mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb

Là một mô hình được đánh giá cao trong việc dạy và học, nhưng mô hình David Kolb cũng đồng thời tồn tại của ưu điểm và nhược điểm.

3.1. Ưu điểm

Tăng hiệu quả học tập: Thực tế cho thấy Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb cho hiệu quả dạy học cao hơn nhờ việc cung cấp sự kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và học tập thực hành. Người học được trực tiếp vận dụng lý thuyết môn học vào thực tế và trải nghiệm kết quả. 

Học tập theo mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb, người học được trực tiếp vận dụng lý thuyết môn học vào thực tế và trải nghiệm kết quả
Học tập theo mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb, người học được trực tiếp vận dụng lý thuyết môn học vào thực tế và trải nghiệm kết quả

Nhờ vậy, người học biết được điều mình hiểu là đúng hay sai, đồng thời tránh được việc hiểu sai trong thời gian dài, dẫn đến việc khó thay đổi tư duy sau này.

Tăng hứng thú học tập: Mô hình David Kolb cũng là phương pháp tăng hứng thú cho người học một cách hiệu quả. Điều đó thể hiện ở 2 việc:

  • Giảng viên sử dụng nhiều công cụ giảng dạy song song với việc truyền tải kiến thức, giúp bài học trở nên thú vị hơn.
  • Mỗi giai đoạn của mô hình được liên kết với một phong cách học ưu tiên khác nhau. Điều này đảm bảo rằng tất cả các phong cách học tập được học viên ưa thích sẽ được sử dụng. Đây là đặc điểm hỗ trợ rất tốt với những đối tượng người học phải học môn mình không thích.

3.2. Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng mô hình David Kolb cũng có những nhược điểm nhất định:

  • Khó khăn hơn cho giảng viên: Giảng viên có thể gặp khó khăn khi thích ứng với một loạt các kỹ thuật học tập trong một tình huống nhóm. Cùng với đó, phương pháp này cũng không phù hợp áp dụng/khó áp dụng với môn như triết học/ tâm lý học. 
  • Đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và khả năng thấu hiểu học viên để điều chỉnh phương thức phù hợp với người học: Phương pháp này đòi hỏi giảng viên cần rất nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm, thời gian để tìm hiểu và thử. Trong quá trình ấy, có thể giảng viên vẫn sẽ áp dụng những phương pháp chưa phù hợp với đối tượng người học.
  • Khó ra đề thi kiểm tra học viên, do phương pháp học diễn ra theo chu kỳ liên tục. 
Áp dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb vào giảng dạy, giảng viên có thể gặp khó khăn trong việc ra đề thi, đề kiểm tra, do phương pháp học diễn ra theo chu kỳ liên tục
Áp dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb vào giảng dạy, giảng viên có thể gặp khó khăn trong việc ra đề thi, đề kiểm tra, do phương pháp học diễn ra theo chu kỳ liên tục

4. Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb trong dạy học

Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb cho phép người dạy tạo ra những phong cách giảng dạy riêng phù hợp với từng môn học. Ví dụ như có rất nhiều hình thức trải nghiệm có thể áp dụng trong lớp học:

  • Các chuyến đi thực địa
  • Dự án nghệ thuật
  • Thí nghiệm khoa học
  • Bài tập đóng vai
  • Suy ngẫm và ghi nhật ký
  • Cơ hội thực tập
  • Trò chơi tương tác trong lớp học
Các chuyến đi thực địa cũng có thể là một hình thức trải nghiệm trong mô hình học tập của David Kolb
Các chuyến đi thực địa cũng có thể là một hình thức trải nghiệm trong mô hình học tập của David Kolb

Tuy nhiên, việc vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb cũng cần đảm bảo thiết kế các hoạt động và thực hiện theo những cách mang lại cho mỗi người học cơ hội tham gia theo cách phù hợp nhất với họ.

Đặc biệt, mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb có thể áp dụng cùng hình thức giáo dục trực tuyến E-learning một cách dễ dàng. 

5 Bước vận dụng tổ chức các hoạt động học trải nghiệm

  • Bước 1: Đề xuất một nhiệm vụ cho chủ đề.
  • Bước 2: Người học tự trải nghiệm trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Bước 3: Người học làm báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc.
  • Bước 4: Người học báo cáo nhiệm vụ và quá trình trải nghiệm của mình trước tập thể.
  • Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của người học.

5. Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm David Kolb với người học

Bên cạnh đem lại hiệu quả dạy học cho người dạy, mô hình học tập trải nghiệm David Kolb còn hữu ích đối với người học. Bởi nhờ mô hình học tập này, người học được tiếp xúc và học tập bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú:

  • Đóng vai
  • Mô phỏng
  • Quan sát
  • Thí nghiệm
  • Điều tra
  • Thực địa
  • Dự án học tập
  • Tham quan
  • Các ceminar khoa học
  • Bài tập thực tiễn
Các dự án học tập là một hình thức phổ biến khi người học học theo mô hình của David Kolb
Các dự án học tập là một hình thức phổ biến khi người học học theo mô hình của David Kolb

Mỗi một hình thức lại đòi hỏi sự tham gia và năng lực khác nhau của người học. Do vậy, trong một bài học, người học hoàn toàn có thể được tiếp xúc với nhiều hình thức học tập. Điều này không chỉ giúp người học phát huy đa dạng kỹ năng mà còn tránh được tình trạng nhàm chán trong quá trình học.

Có thể thấy, mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb là một mô hình khoa học tân tiến, đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Nhờ những lợi ích ấy, mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb đang được ứng dụng ngày một rộng rãi trong giáo dục tại các nước trên thế giới.

Tìm hiểu thêm về trường học trải nghiệm tại đây.

Ảnh: Internet

17944

Nhân vật