Trải nghiệm FPT Edu

Sinh Viên Năm Nhất Có Nên Đi Làm Thêm? 7 lưu ý quan trọng!

18/05/2022
seo2022
45100

Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm?” là thắc mắc không chỉ của các bạn học sinh cấp 3 chuyển cấp lên Đại học mà còn của các bậc phụ huynh. Theo khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết các phụ huynh cho rằng "sinh viên năm nhất không nên đi làm thêm" vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, sức khỏe, dễ bị lừa. Trái lại, các bạn trẻ bây giờ, đặc biệt là các bạn Gen Z lại thấy rằng "sinh viên năm nhất nên đi làm" để tăng thêm kinh nghiệm sống, cải thiện kỹ năng giao tiếp, bổ sung thêm các kiến thức xã hội, là cơ hội để các bạn vận dụng các kiến thức ở trường học vào thực tiễn. 

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ những điều được và mất của sinh viên trải nghiệm làm thêm từ năm nhất, cùng với đó là tham khảo tư vẫn của anh chị sinh viên khóa trước trong bài viết sau.

1. Sinh viên năm nhất ĐƯỢC gì khi đi làm thêm? 

Ngày càng nhiều các bạn sinh viên quyết định đi làm thêm ngay từ năm nhất, không chỉ vì muốn có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng mà còn bởi 6 lợi ích như:

1.1. Cơ hội trải nghiệm thực tế, tìm kiếm đam mê đích thực

Bắt đầu ngay từ năm nhất Đại học, sinh viên có thể thử nghiệm các ngành nghề khác nhau, từ đó biết được mình thực sự thích gì hoặc không thích gì, liệu công việc thiên về học thuật bàn giấy hay hoạt động thể chất sẽ phù hợp với bạn hơn? Tất cả sẽ là những cảm nhận thực tế, giúp sinh viên đưa ra những quyết định đúng đắn nhất về đam mê mà mình sẽ gắn bó theo đuổi trong đời. 

Làm thêm giờ đây đã không còn xa lạ với các bạn sinh viên, kể cả những bạn mới bước vào năm nhất Đại học.
Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không phải là vấn đề mới hiện nay nhưng nó luôn là vấn đề khiến nhiều bạn khoăn khi vừa bước vào môi trường Đại học

1.2. Xây dựng những mối quan hệ bền vững

Cuốn sách nổi tiếng “Đừng bao giờ đi ăn một mình" của nhà văn kiêm doanh nhân rất thành công người Mỹ - Keith Ferrazzi khẳng định tầm quan trọng của việc kết nối xã hội. 

Việc đi làm thêm sẽ giúp sinh viên mở rộng vòng tròn kết nối với những người quản lý, đồng nghiệp và ngay cả những khách hàng mà bạn phục vụ. Những mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn như cơ hội công việc tốt hơn, trợ giúp trong việc học tập trong hay ngoài trường, sự tin tưởng khi bạn cần,... 

Đi làm thêm giúp sinh viên năm nhất có thêm những mối quan hệ mới, biết cách hòa nhập và làm việc cùng tập thể.
Đi làm thêm giúp sinh viên năm nhất có thêm những mối quan hệ mới, biết cách hòa nhập và làm việc cùng tập thể.

1.3. Nâng cao kiến thức

Học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ, mở rộng tư duy, góc nhìn cũng là một lợi ích to lớn mà sinh viên năm nhất có được khi sớm đi làm. 

Nhiều bạn sinh viên chỉ học lý thuyết, dễ bị ngỡ ngàng và không kịp thích ứng với công việc khi ra trường. Do đó, đi làm thêm là cơ hội để các bạn sinh viên năm nhất tiếp xúc với các những vấn đề phát sinh tại nơi làm việc, được kích thích đào sâu, mở rộng kiến thức để xử lý vấn đề. Từ đó, sinh viên sẽ nâng cao hiểu biết cá nhân và phát triển trong công việc.

Đặc biệt, nếu công việc làm thêm của bạn liên quan đến chuyên ngành đang học thì đó là một cách tuyệt vời để vận dụng lý thuyết vào thực tế, vừa hỗ trợ việc học, vừa là điểm cộng để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn tìm việc làm. 

Công việc làm thêm có thể giúp sinh viên năm nhất tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Sinh viên trải nghiệm làm thêm giúp tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết.

1.4. Rèn luyện sức khỏe

Lợi ích này nhận được từ các công việc làm thêm đòi hỏi vận động, ví dụ như chạy bàn, tiếp thị, bán hàng… Sự khẩn trương, gấp rút về thời gian cũng như các yêu cầu liên quan đến công việc khiến bạn không thể đủng đỉnh, chậm trễ.

Vì thế mà nhiều sinh viên năm nhất vốn hướng nội, nhút nhát nhưng khi đảm nhận các công việc part time, đòi hỏi sự vận động linh hoạt cũng trở nên nhanh nhẹn, bạo dạn hơn. 

1.5. Cải thiện kỹ năng mềm

Đi làm thêm là một cách giúp sinh viên năm nhất rèn luyện tổng hợp các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống. Ví dụ với công việc lễ tân hay phục vụ, bạn có thể luyện tập kỹ năng giao tiếp với nhiều ngôn ngữ không tiếng Việt mà cả tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật,... Công việc bán hàng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng,... 

Vừa đi học và vừa đi làm cũng phát huy kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp, tổ chức các tác vụ hiệu quả để hoàn thành tốt nhất cả hai hoạt động này trong khả năng cá nhân. Bên cạnh đó còn nhiều kỹ năng khác sinh viên có thể học hỏi thêm như làm việc nhóm, hoàn thành công việc dưới áp lực, tư duy sáng tạo…

Rèn kỹ năng mềm là một trong những lợi ích của việc đi làm thêm.
Sinh viên trải nghiệm làm thêm giúp cải thiện thêm các kỹ năng mềm, giao tiếp hiệu quả

1.6. Gia tăng thu nhập, tự chủ tài chính

Thu nhập từ công việc làm thêm của sinh viên năm nhất thường không giới hạn (từ 1 triệu đến 5 - 7 triệu đồng/tháng), từ công việc phục vụ nhà hàng với mức lương 20.000 - 25.000 VNĐ/ giờ cho tới làm gia sư với mức lương khoảng 200.000 VNĐ/2 giờ. 

Tuỳ thuộc vào khả năng, quỹ thời gian bạn dành ra để đi làm thêm mà thu nhập sẽ khác nhau. Nhiều bạn sinh viên đã có thể tự chủ tài chính ngay từ những năm nhất Đại học, tiết kiệm tiền giúp gia đình hoặc có kế hoạch đầu tư dài hạn trong tương lai.

Khoản tiền thu nhập từ công việc làm thêm chắc chắn mang lại những lợi ích không nhỏ cho các bạn sinh viên năm nhất Đại học.
Khoản tiền thu nhập từ công việc làm thêm chắc chắn mang lại những lợi ích không nhỏ cho các bạn sinh viên năm nhất Đại học.

Đi làm thêm có nhiều lợi ích, ưu điểm vậy mà tại sao vẫn có bạn băn khoăn sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không. Bởi vì nó vẫn có những mặt trái, cần bạn thực sự cân nhắc và cân đối trong cuộc sống hàng ngày của mình. 

2. Sinh viên năm nhất MẤT gì khi đi làm thêm? 

Đi kèm với 6 lợi ích mà việc đi làm thêm từ năm nhất Đại học có thể mang lại cho sinh viên thì các bạn cũng nên cân nhắc 3 điều sau đây:

2.1. Mất nhiều thời gian

Nhiều sinh viên năm nhất chưa có kinh nghiệm tìm việc, không biết mình thực sự phù hợp với công việc gì nên chỉ riêng công đoạn tìm kiếm việc part time đã “ngốn” rất nhiều thời gian. Ngoài ra, công việc làm thêm sẽ cần khoảng 4 đến 5 tiếng mỗi ngày - đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh một vài thói quen, sở thích cá nhân, những cuộc vui với bạn bè,...

Thậm chí, nếu không cân bằng được thời gian, việc làm thêm đôi khi còn làm bạn xao nhãng bài vở, học lại, trượt môn, không những mất thời gian học lại mà còn mất thêm tiền.

Nếu không biết sắp xếp hợp lý, việc làm thêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuyện học hành của sinh viên năm nhất.
Nếu không biết sắp xếp hợp lý, việc làm thêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuyện học hành của sinh viên năm nhất.

2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe 

Vừa học vừa làm nên nhiều bạn không chịu được áp lực, dễ cảm thấy mệt nhọc, căng thẳng, chán chường. Đó là chưa kể, nếu sinh viên năm nhất chọn các công việc chân tay quá nặng nhọc thì rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, một công việc văn phòng ít vận động cũng khiến cơ thể bạn yếu dần và giảm sự linh hoạt, nhanh nhẹn. 

Vậy nên, sinh viên cần nhận thức rõ năng lực cũng như sở thích của bạn thân để tìm kiếm công việc phù hợp. 

2.3. Dễ bị lừa lọc mất tiền

Chọn việc làm thêm không phù hợp chính là bạn đang lãng phí sức khỏe và thời gian, trong khi đây chính là 2 yếu tố tiên quyết cần có để bạn làm ra tiền bạc. Đôi khi, vì chưa có kinh nghiệm nên sinh viên năm nhất dễ bị lừa lọc, trả lương thấp hơn so với năng lực, thậm chí “bùng” lương. Kết quả là đi làm vừa hao tâm tổn sức, xao nhãng học hành nhưng thu về là con số 0, kèm thêm cả sự bực bội. 

Thiếu kinh nghiệm thực tế, lần đầu đi làm thêm nên nhiều sinh viên năm nhất dễ rơi vào các “bẫy lừa” tuyển dụng.
Thiếu kinh nghiệm thực tế, lần đầu sinh viên trải nghiệm làm thêm dễ rơi vào các “bẫy lừa” tuyển dụng.

3. Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không? 

Nhiều lời khuyên cho rằng sinh viên năm nhất, năm 2 nên tập trung cho việc học và tham gia câu lạc bộ (CLB) để hòa nhập môi trường mới thay vì đi làm thêm. Tuy nhiên, quan điểm này không còn phù hợp với thế hệ GEN Z năng động, thích ứng nhanh và thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, nếu bạn có khả năng sắp xếp thời gian tốt thì việc đi làm thêm mang lại không ít lợi ích, giúp bạn trưởng thành, bản lĩnh hơn.

Vậy nên, lời khuyên cho các sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm đó là trong khoảng thời gian 1 kỳ học đầu tiên, các bạn nên tập trung vào việc cân bằng, hoà nhập với môi trường mới, tham gia các CLB để mở rộng mối quan hệ… Sau đó, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu các công việc làm thêm phù hợp với năng lực và quỹ thời gian của mình. 

Nên hay không nên đi làm thêm ngay từ năm nhất là câu hỏi gây nhiều tranh luận trái chiều.
Nên hay không nên đi làm thêm ngay từ năm nhất là câu hỏi gây nhiều tranh luận trái chiều.

Một số trường đại học còn khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên năm nhất đi thực tập, trải nghiệm để trưởng thành hơn. Ví dụ như sinh viên FPT Edu, ngay từ năm nhất, các bạn đã được nhà trường tạo điều kiện để đi thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để các bạn sớm làm quen với môi trường lao động và tích lũy những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.

Ngược lại, câu hỏi đặt ra là nếu sinh viên năm nhất không đi làm thêm có sao không?

Đáp án còn tuỳ thuộc vào mong muốn, nguyện vọng của mỗi cá nhân của bạn. Tuy nhiên, có thể khẳng định việc sinh viên trải nghiệm làm thêm hay không không ảnh hưởng quá nhiều đến một sinh viên năm nhất. Nếu không gặp khó khăn về tài chính, hãy cứ làm việc mình thích, miễn là bản thân cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Năm 2 mới bắt đầu đi làm thêm vẫn chưa muộn” – Bạn Thanh Tùng (SV FPT Edu) chia sẻ. 

Nên đi làm thêm từ năm nhất hay không còn tùy thuộc vào mong muốn, điều kiện của mỗi SV.
Nên đi làm thêm từ năm nhất hay không còn tùy thuộc vào mong muốn, điều kiện của mỗi SV.

“Mình chọn đi làm thêm ngay từ năm nhất không phải vì áp lực tài chính mà để trải nghiệm và trưởng thành hơn. Công việc bán hàng tưởng chừng đơn giản nhưng đã giúp mình nhận ra rất nhiều điều, các kỹ năng mềm theo đó cũng được học hỏi và trau dồi thêm từng chút một. Vì vậy nếu có thể cân đối giữa thời gian đi làm và đi học, mình nghĩ sinh viên năm nhất nên thử sức ở một công việc part time” – Bạn Ngọc Anh (Cựu SV FPT Edu) cho biết. 

Trải nghiệm trưởng thành là một trong những điều khiến nhiều SV năm nhất quyết định đi làm thêm.
Trải nghiệm trưởng thành là một trong những điều khiến nhiều sinh viên năm nhất quyết định đi làm thêm.

4. 6 Lưu ý nếu sinh viên đi làm thêm từ năm nhất 

Nếu lựa chọn đi làm thêm từ năm nhất, các bạn sinh viên tham khảo một số lưu ý hay cũng có thể gọi là mẹo nhỏ để có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro chúng ta đã vừa liệt kê ở trên nhé!

4.1. Hãy nhớ rằng đây là công việc làm “thêm"

Dù công việc làm thêm có mang lại niềm vui hay thu nhập rủng rỉnh đến đâu thì đừng quên rằng, ưu tiên chính của bạn vẫn là việc học ở trường. Nếu việc làm thêm khiến kết quả học tập của bạn sa sút hay sức khỏe bị ảnh hưởng thì bạn nên tạm dừng 1 thời gian. 

4.2. Tìm hiểu kỹ càng về nhà tuyển dụng

Điều này giúp bạn giảm rủi ro bị lừa đảo, trả lương thấp hơn quy định,... Các thông tin cần tìm hiểu như: chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa chỉ kinh doanh, báo cáo tài chính công khai,... Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng các mối quan hệ cá nhân, đặc biệt là các anh chị sinh viên đi trước để học hỏi kinh nghiệm.

4.3. Nắm bắt một vài điều luật lao động cơ bản

Điều này sẽ giúp bạn tránh những rủi ro pháp lý khi đi làm thêm, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trước khi nhận việc, bạn cần hiểu rõ: Thời gian thử việc tối đa 180 ngày, tiền làm thêm giờ sẽ được trả bằng 150% so với lương cơ bản,... 

4.4. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Sinh viên năm nhất nên tính toán thời gian làm việc và di chuyển đến địa điểm làm, trên cơ sở đó lập thời gian biểu cho phù hợp, cân bằng tốt giữa việc học ở trường, đi làm và niềm vui cá nhân. 

4.5. Làm việc có trách nhiệm, thái độ tích cực

Dù chỉ là đi làm thêm nhưng sinh viên vẫn cần làm việc hết mình, tuân thủ các quy định của chỗ làm như đi làm đúng giờ, làm tròn công việc của mình, thông báo trước khi nghỉ việc, tuân thủ hợp đồng… 

4.6. Tận dụng kiến thức, môi trường Đại học

Nếu học xuất sắc các môn đại cương trên trường, bạn có thể phụ đạo thêm cho các bạn học xung quanh. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm các công việc ở ngay trong khuôn viên trường Đại học như phụ việc các thầy cô trong khoa, làm nghiên cứu khoa học, phục vụ tại căng tin của trường,... để tiết kiệm thời gian di chuyển, ôn tập lại kiến thức đã học.

Lập thời gian biểu là cách để sinh viên năm nhất sắp xếp khoa học các công việc trong ngày, không để việc làm thêm, việc học, sinh hoạt cá nhân “va chạm” nhau. 
Lập thời gian biểu là cách để sinh viên năm nhất sắp xếp khoa học các công việc trong ngày, không để việc làm thêm, việc học, sinh hoạt cá nhân “va chạm” nhau. 

5. 9 Công việc sinh viên năm nhất nên đi làm thêm

Sau khi đưa ra được quyết định  sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm, bạn còn đang mông lung là không biết mình có thể ứng tuyển vào các công việc như nào thì đừng bỏ qua các gợi ý dưới đây. 

Xã hội ngày càng phát triển, không thiếu những lĩnh vực, vị trí công việc đa dạng để bạn có thể làm thêm. Đặc biệt là thời kỳ hậu Covid-19 như hiện nay, rất nhiều công việc mới ra đời, đa dạng lựa chọn hơn cho sinh viên năm nhất. Có thể kể tới một số công việc như:

  • Sáng tạo nội dung: Đây là công việc làm CTV viết bài/quay video cho agency, viết bài cho báo chí, có lương cứng hàng tháng hoặc nhận nhuận bút theo bài viết mà bạn được đăng. 
  • Nhân viên kinh doanh: Trở thành nhân viên bán thời gian tại các cửa hiệu thời trang, shop mỹ phẩm, siêu thị, tạp hóa… cũng là một lựa chọn việc làm cho nhiều sinh viên năm nhất. 
  • Gia sư/Trợ giảng: Đây là cách để bạn tận dụng vốn kiến thức của mình và “cá kiếm” từ chính những gì bản thân thu nhận được trong quá trình học tập.
  • Dịch thuật/ Biên dịch viên: Tận dụng lợi thế về ngoại ngữ, sinh viên năm nhất có thể chọn công việc làm thêm là dịch thuật (sách, báo…), phiên dịch tại các sự kiện,...
  • Nghiên cứu khoa học: Bằng cách tham gia hỗ trợ khảo sát, phân tích số liệu cho các bài nghiên cứu khoa học của thầy cô,... sinh viên năm nhất có thể học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và tạo mối quan hệ tốt.
  • Tư vấn viên/Chăm sóc khách hàng: Công việc này giúp sinh viên năm nhất biết lắng nghe và nắm bắt được tâm tư của khách hàng, khéo léo và linh hoạt trong xử lý mọi tình huống. 
  • Thực tập sinh: Trở thành thực tập sinh tại các doanh nghiệp cũng là một cách để sinh viên năm nhất vừa kiếm thêm thu nhập, vừa luyện tập áp dụng kiến thức vào thực tế, học nghề từ các anh chị đi trước. .
  • Biểu diễn nghệ thuật: Nếu có năng khiếu nghệ thuật, sinh viên năm nhất có thể lựa chọn công việc làm thêm như: Hát tại các phòng trà, nhảy/múa hay biểu diễn các loại nhạc cụ như guitar, đàn, trống tại các chương trình, sự kiện…
  • Các công việc dịch vụ khác: Phục vụ tại nhà hàng, tổ chức sự kiện, nhân viên giao hàng, huấn luyện thể hình/ yoga, trông nom trẻ em, chăm sóc thú cưng, giúp việc theo giờ…
Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được phát triển năng khiếu vừa kiếm thêm thu nhập từ công việc làm thêm.
Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được phát triển năng khiếu vừa kiếm thêm thu nhập từ công việc làm thêm.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn học sinh sắp bước vào năm nhất Đại học, sinh viên năm nhất cũng như các bậc phụ huynh có câu trả lời chính xác nhất cho băn khoăn "sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không", từ đó đưa ra được quyết định phù hợp cho mình. 

Ngoài ra, các học sinh và phụ huynh quan tâm đến những thông tin về trường học trải nghiệm, trải nghiệm việc làm hay những trải nghiệm khác của Gen Z hiện nay có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.


 

45100

Nhân vật