Trải nghiệm FPT Edu

4 hình thức sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài & Lời khuyên

02/06/2022
seo2022
7156

Sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài mang đến nhiều cơ hội học hỏi, phát triển nhưng cũng có thách thức. Để có trải nghiệm học tập tại nước ngoài tốt nhất, sinh viên cần chọn hình thức học tập phù hợp. Dưới đây là 4 hình thức và lời khuyên cho các bạn sinh viên quan tâm đến việc trải nghiệm học tập tại nước ngoài!

Nếu có đủ điều kiện về tài chính và khả năng kiến thức, thì việc có một quãng thời gian trải nghiệm học tập ở một đất nước khác là một việc nên làm
Nếu có đủ điều kiện về tài chính và khả năng kiến thức, thì việc có một quãng thời gian trải nghiệm học tập ở một đất nước khác là một việc nên làm

1. 6 Lý do sinh viên nên trải nghiệm học ở nước ngoài

Nếu có đủ điều kiện về tài chính và khả năng kiến thức thì trải nghiệm học tập ở một đất nước khác là một việc nên làm. Đây là trải nghiệm giúp bạn rèn luyện kỹ năng, mở rộng hiểu biết và có được những cơ hội tốt để phát triển bản thân.

1 - Rèn luyện kỹ năng sống, tự chủ: Nếu như học tập tại Việt Nam, trong những lúc khó khăn, sinh viên sẽ dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, thì khi học tập tại nước ngoài, họ sẽ phải tự mình giải quyết tất cả những vấn đề trong cả học tập và cuộc sống như: nấu nướng, làm việc nhà, cân đối giữa việc học tập tại trường và công việc làm thêm… Đây sẽ là trải nghiệm đi học nước ngoài của sinh viên giúp các bạn cứng cỏi và trưởng thành hơn rất nhiều. 

2 - Mở rộng hiểu biết, tư duy: Sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài là cơ hội tuyệt vời để người trẻ trải nghiệm một nền văn hóa hoàn toàn mới, với những đặc điểm kinh tế và xã hội khác biệt với những trải nghiệm đã có ở trong nước. Một số du học sinh đã tận dụng những hiểu biết tích lũy được để xây dựng những kênh chia sẻ về trải nghiệm du học, hoặc sự khác biệt trong văn hóa giữa Việt Nam và nước ngoài. 

3 - Nâng cao khả năng ngoại ngữ: Giao tiếp hàng ngày với người bản xứ là cách tốt nhất để nâng cao khả năng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, những trải nghiệm thực tế với văn hóa của nước sở tại cũng giúp người trẻ có thêm nền tảng và kiến thức để sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo và phù hợp với hoàn cảnh.

4 - Mở rộng mối quan hệ: Học tập và làm việc tại nước ngoài tạo ra cơ hội lớn mở rộng quan hệ với bạn bè Việt Nam du học và bạn bè quốc tế. Đây là mối quan hệ chất lượng giúp ích lớn cho sự nghiệp sau này của du học sinh.

Học tại nước ngoài giúp người trẻ mở rộng và cải thiện các mối quan hệ xã hội
Sinh viên trải nghệm học ở nước ngoài giúp các bạn nhanh chóng mở rộng và cải thiện các mỗi quan hệ xã hội tốt hơn

5 - Tiếp cận với những tân tiến của quốc gia đó: Việc học tập tại các nước phát triển hơn giúp du học sinh được tiếp cận với những điểm tân tiến khác nhau, từ đó tăng vốn hiểu biết để gây dựng sự nghiệp khi về nước. 

6 - Cơ hội việc làm tốt hơn: Từ những kiến thức và trải nghiệm đặc biệt có được trong thời gian học tập tại nước ngoài, người trẻ sẽ dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm được những cơ hội tốt hơn trong công việc. Đặc biệt là khi ở thời đại mới, các nhà tuyển dụng đang có xu hướng coi trọng kỹ năng và trải nghiệm hơn bằng cấp.

2. 4 Hình thức sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài phổ biến hiện nay

2.1. Chương trình trao đổi sinh viên

Chương trình trao đổi sinh viên là hình thức đưa học sinh ra nước ngoài học tập ngắn hạn để tăng cường trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng, cải thiện khả năng ngoại ngữ và mở rộng các mối quan hệ. Các chương trình trao đổi sinh viên thường diễn ra trong một học kỳ hoặc từ 6 tháng đến 1 năm dành cho các đối tượng sinh viên có đủ khả năng ngoại ngữ và có kết quả học tập đạt yêu cầu của trường nhận sinh viên trao đổi. 

Trao đổi sinh viên là hình thức giúp sinh viên trong nước có được những trải nghiệm quý giá tại nước ngoài
Trao đổi sinh viên là hình thức giúp sinh viên trong nước có được những trải nghiệm quý giá tại nước ngoài

Sau khi hoàn thành kỳ trao đổi sinh viên, người học sẽ có được:

  • Giấy chứng nhận hoàn thành kỳ trao đổi cùng chứng chỉ hoặc kết quả học tập các môn học, khóa học nằm trong chương trình trao đổi
  • Được công nhận kết quả học tập tại trường: Nếu hoàn thành môn học/khóa học tại trường trao đổi đạt yêu cầu, bạn có thể được công nhận kết quả và miễn giảm học môn đó tại trường học sau khi về nước.
  • Cơ hội tham gia các khóa học trao đổi tiếp theo: Hoàn thành ít nhất 1 khóa học trao đổi trước đó sẽ giúp hồ sơ của bạn có cơ hội được chấp thuận cao hơn trong các khóa học trao đổi tiếp theo.
  • Cơ hội được chấp thuận cao hơn khi apply công việc, trải nghiệm liên quan: Không thể phủ nhận, việc có chứng nhận và trải nghiệm tại nước ngoài sẽ giúp người trẻ có nhiều cơ hội hơn khi ứng tuyển vào các vị trí công việc, trải nghiệm liên quan.

Hiện nay, không khó để tìm thấy các trường học áp dụng chương trình học trao đổi cho sinh viên. Trong đó có thể kể đến một số trường đại học và tổ chức giáo dục lớn như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Kinh tế quốc dân, Tổ chức Giáo dục FPT….

Ở các trường và tổ chức giáo dục, càng ngày, chương trình trao đổi sinh viên càng nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn nữa, giúp người học có cơ hội học tập tại các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới ở đa dạng các quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số hình thức trao đổi sinh viên thường gặp ở các trường đại học tư thục có thể kể đến như: học kỳ nước ngoài, học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên ngắn hạn, giao lưu văn hóa ở nước ngoài…

Nhóm sinh viên FPT Education tham gia trao đổi, giao lưu văn hóa tại Trung Quốc
Nhóm sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài FPT Education tham gia trao đổi, giao lưu văn hóa tại Trung Quốc

Tuy là một hình thức phổ biến, nhưng trao đổi sinh viên cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Thời gian học tập ngắn, sinh viên không cần lo lắng về việc phải xa gia đình trong thời gian quá dài
  • Chi phí thường thấp, phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình
  • An toàn và thuận lợi hơn vì sinh viên luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi và giúp đỡ từ cán bộ nhà trường tại Việt Nam.
  • Không phải 1 mình vì sinh viên thường đăng ký học trao đổi theo nhóm tại cùng một trường sở tại.
  • Thời gian học ngắn, sinh viên có thể chưa trải nghiệm hết điểm đặc biệt của quốc gia đó.
  • Sinh viên sẽ vẫn chỉ nhận bằng tốt nghiệp do trường học hiện tại cấp.

 

Chương trình trao đổi sinh viên là lựa chọn tốt nhất nếu bạn học tập trong nước nhưng vẫn muốn có những trải nghiệm vừa đủ khi học tập tại nước ngoài, với chi phí phù hợp và thời gian trải nghiệm ngắn.

2.2. Du học chuyển tiếp

Du học chuyển tiếp là hình thức đào tạo có sự hợp tác giữa những trường đại học trong nước với những trường đại học tại nước ngoài để đào tạo bán du học. Điều đó có nghĩa là sinh viên sẽ học một phần của chương trình học ở trong nước, sau đó chuyển tiếp sang trường đại học ở nước ngoài để tiếp tục hoàn thành chương trình học.

Khi lựa chọn học theo hình thức du học chuyển tiếp, sinh viên sẽ có 1-3 năm đầu tiên học tại Việt Nam để trang bị kiến thức nền tảng, trau dồi ngoại ngữ. 3 – 4 năm tiếp theo, sinh viên sẽ tiếp tục hoàn thành chương trình học tại trường đối tác tại đất nước mà trưởng sở tại đặt trụ sở. Với hình thức này, sinh viên sẽ nhận bằng do trường đối tác nước ngoài cấp. Đồng thời bằng cấp này cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận.

Nhiều sinh viên lựa chọn hình thức du học chuyển tiếp để sở hữu tấm bằng quốc tế mà không cần dành quá nhiều thời gian và chi phí cho việc sinh sống tại nước ngoài
Nhiều sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài hình thức du học chuyển tiếp để sở hữu tấm bằng quốc tế mà không cần dành quá nhiều thời gian và chi phí cho việc sinh sống

Để có đủ điều kiện tham gia chương trình du học chuyển tiếp của một trường đại học bất kì, sinh viên chỉ cần là thí sinh dự thi đại học đủ yêu cầu do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định, đạt yêu cầu đầu vào của trường đại học nơi thí sinh đăng ký học chuyển tiếp, tìm hiểu kỹ về hình thức này bằng cách gặp cán bộ tư vấn của trường, đảm bảo chi trả đủ chi phí học tập và đạt kết quả yêu cầu của chương trình đào tạo trước khi tham gia học chuyển tiếp. 

Điểm đặc biệt của hình thức du học chuyển tiếp này là sinh viên có thể rút ngắn thời gian học tập tại nước ngoài, tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể nhận bằng của trường sở tại. Với tấm bằng ấy, sinh viên có thể:

  • Tìm kiếm các chương trình học tập cao hơn phù hợp: Bằng tốt nghiệp của chương trình du học chuyển tiếp được chấp nhận để người học đăng ký học tiếp chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ở trường đại học sở tại hoặc các trường đại học khác nếu chương trình học phù hợp.
  • Có cơ hội việc làm tốt hơn: Sở hữu bằng tốt nghiệp của một trường đại học uy tín tại nước ngoài, lại có kinh nghiệm, trải nghiệm và kỹ năng học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sẽ giúp người trẻ dễ dàng tìm kiếm và sở hữu công việc mơ ước.

Hiện nay, có nhiều trường đại học ở Việt Nam đã đưa hình thức du học chuyển tiếp vào áp dụng trong thực tế. Trong số đó có thể kể đến:

  • Đại học Bách Khoa, ĐHQG - HCM
  • Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. HCM
  • Học viện Ngân hàng
  • Cao đẳng Anh Quốc BTEC – FPT Edu

Cụ thể hơn, đại diện ở Cao đẳng Anh Quốc BTEC – FPT Edu cho biết, trải nghiệm đi học nước ngoài của sinh viên trong 2 năm đầu tiên học tập tại Việt Nam có cơ hội tham gia kỳ học tại nước ngoài. Sau 6 kỳ học chuyên ngành, sinh viên được nhận bằng BTEC Anh Quốc và cũng có thể lựa học chuyển tiếp để nhận bằng cử nhân của nhiều trường uy tín trong nước và quốc tế. Như vậy, chỉ với thời gian ngắn và linh hoạt, các bạn sinh viên có cơ hội nhận được 2 tấm bằng và trải nghiệm học tập tại 3 đất nước khác nhau.

Cao đẳng Anh Quốc BTEC cho phép sinh viên được lựa chọn hình thức du học chuyển tiếp trong quá trình học tập
Cao đẳng Anh Quốc BTEC cho phép sinh viên được lựa chọn hình thức du học chuyển tiếp trong quá trình học tập

Và cũng giống như các hình thức du học khác, du học chuyển tiếp cũng bộc lộ những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Thời gian trải nghiệm đủ dài để tích lũy nhiều trải nghiệm tại nước ngoài
  • Tiết kiệm chi phí so với du học toàn thời gian
  • Bằng cấp nhận được do đại học tại nước ngoài cấp và được chấp nhận cho chương trình đào tạo liên quan

Một số chương trình du học chuyển tiếp sẽ có sự khác biệt giữa bằng tốt nghiệp chương trình du học chuyển tiếp và bằng tốt nghiệp chính thống của trường sở tại

 

Chương trình du học chuyển tiếp là lựa chọn tốt nhất nếu bạn mong muốn sở hữu tấm bằng cử nhân của một trường đại học tại nước ngoài với trải nghiệm đi học nước ngoài của sinh viên vừa đủ và khoản kinh phí vừa đủ mà không muốn xa gia đình quá lâu.

2.3. Đăng ký khóa học ngắn hạn

Khóa học ngắn hạn tại nước ngoài là chương trình đào tạo trong một thời gian ngắn và cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thay vì cấp bằng tốt nghiệp. 

Thông thường một khóa học ngắn hạn không kéo dài hơn 3 tháng. Nhưng chính điều này đã khiến khóa học ngắn hạn phù hợp hơn với tất cả mọi đối tượng người học, từ học sinh, sinh viên tới người đã tốt nghiệp, đi làm. Yêu cầu chung của những đối tượng có thể tham gia chương trình này là có kiến thức nền tảng, khả năng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của khóa học.

Hoàn thành một khóa học ngắn hạn, người học sẽ được cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận để bổ sung vào kết quả học tập, hoặc apply một công việc có liên quan.

Các khóa học ngắn hạn tại nước ngoài ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Các khóa học ngắn hạn tại nước ngoài ngày càng được nhiều các bạn sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài lựa chọn

Hiện nay, nhiều trường đại học ở Việt Nam cũng tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các khóa học ngắn hạn tại nước ngoài. Tiêu biểu như Trường Đại học FPT thuộc FPT Education triển khai cho sinh viên  đăng ký tham gia học ngoại ngữ tại các trường đại học ở Brunei, Malaysia... Bằng cách này, sinh viên có thể vừa được hưởng chương trình học tập ngoại ngữ tại các trường đại học uy tín, vừa có cơ hội trải nghiệm văn hóa cũng như phong cách sống của người dân bản địa.

Tuy nhiên, các khóa học ngắn hạn cũng bộc lộ những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Thời gian học ngắn, sinh viên có thể tận dụng kì nghỉ hè để đăng ký tham gia khóa học
  • Chi phí phải chăng
  • Sinh viên được lựa chọn khóa học tập trung vào nội dung kiến thức phù hợp với chuyên ngành.
  • Làm đẹp cho CV, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
  • Các khóa học ngắn hạn thường đem lại ít trải nghiệm tại nước ngoài cho người học.
  • Chứng chỉ/giấy chứng nhận của các khóa học ngắn hạn chỉ có tác dụng bổ trợ cho chuyên ngành của bạn. Bạn vẫn cần có bằng tốt nghiệp của một chương trình đào tạo nếu muốn làm công việc có liên quan đến chuyên ngành

 

Đăng ký khóa học ngắn hạn là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về một khía cạnh chuyên biệt nào đó trong công việc hoặc chuyên môn. Đây cũng là lựa chọn không tồi nếu bạn muốn tích lũy thêm trải nghiệm, làm đẹp profile (hồ sơ) với chi phí phù hợp. 

2.4. Du học 

Du học là hình thức lựa chọn học tập ở một nước khác đất nước nơi mình đang sinh sống, nhằm tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. 

Du học cũng là lựa chọn của nhiều sinh viên trong trường hợp không thích môi trường học tập hiện tại. Tuy nhiên, để theo đuổi một chương trình du học toàn thời gian, sinh viên cần bảo lưu kết quả học tập tại trường trước khi đi du học (nếu vẫn muốn có thể tiếp tục chương trình học tại trường sau khi nghỉ dưới 1 năm), hoặc sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn kết quả học tập tại trường nếu nghỉ quá số giờ cho phép nếu không bảo lưu. 

Chương trình du học phù hợp với tất cả các bạn sinh viên đáp ứng đủ yêu cầu về kết quả học tập, đầu vào, tài chính với đất nước và trường đại học nơi đến. Thông thường, yêu cầu đó là đã tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông trong nước, đạt trình độ IELTS từ 6.0 trở lên và có chứng minh tài chính đủ khả năng chi trả cho thời gian học tập tại nước ngoài… Ngoài ra còn có nhiều yêu cầu về hồ sơ, hoạt động xã hội, năng khiếu… nếu người học muốn đăng ký học bổng của trường.

Khác với những chương trình học tại nước ngoài bên trên, lựa chọn du học toàn thời gian là một quyết định khó khăn và cần sự quyết tâm hơn nhiều. Bởi sinh viên không chỉ cần đối mặt với việc từ bỏ thành quả học tập tại trường đại học trong nước, làm quen với một chương trình học hoàn toàn mới, thích nghi với đời sống xã hội, kinh tế, luật pháp… hoàn toàn khác tại một nơi xa lạ trong vòng nhiều năm đại học. Chi phí tài chính cũng vì thế mà đòi hỏi mức cao hơn. 

Du học là cách để có những trải nghiệm sâu sắc nhất về văn hóa và là cách để trưởng thành nhanh chóng
Du học là trải nghiệm đi học nước ngoài của sinh viên sâu sắc về văn hóa và cách để trưởng thành nhanh chóng

Tuy nhiên, quãng thời gian du học cũng trở nên đáng giá nếu sinh viên biết đầu tư đúng chỗ. 

  • Sở hữu tấm bằng có giá trị: Việc sở hữu tấm bằng của một trường đại học uy tín tại nước ngoài như một minh chứng cho khả năng chuyên môn và kỹ năng của bạn.
  • Cơ hội việc làm rộng mở: xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ cũng là nguyên nhân khiến những nhân sự tốt nghiệp từ các trường đại học nước ngoài với những trải nghiệm phong phú cùng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp được "ưu ái" hơn. 
  • Sở hữu những kiến thức, trải nghiệm và kỹ năng không phải ai cũng có: điều đó có được nhờ sự tích lũy trong vòng nhiều năm sống tại nước ngoài.
  • Trưởng thành sớm hơn: Một người trẻ dành nhiều thời gian để học và thực hành việc sinh tồn một cách tự lập chắc chắn sẽ trưởng thành sớm hơn những người đồng trang lứa.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng lựa chọn du học sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài là sự lựa chọn tối ưu.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Được hưởng trọn vẹn chương trình học tập của trường sở tại
  • Sở hữu tấm bằng có giá trị
  • Có nhiều thời gian để tích lũy trải nghiệm và kỹ năng
  • Có cơ hội tiếp cận được những công việc làm tốt
  • Thời gian học tập kéo dài, dẫn đến những nỗi lo về cuộc sống, tài chính
  • Cần quyết tâm cực kì cao để có thể đi đúng hướng trong môi trường du học

 

Du học là lựa chọn tốt nhất nếu bạn có đủ năng lực, đủ tài chính và muốn sở hữu tấm bằng của một đại học uy tín tại nước ngoài. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm, đặc biệt là trải nghiệm văn hóa, quốc tế hóa…

3. Sinh viên nên trải nghiệm học ở nước nào?

Không có câu trả lời chính xác về điều này, bởi việc lựa chọn nơi đến phụ thuộc vào ngành học hiện tại của bạn và mong muốn sau này. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc một số tiêu chí trải ngiệm đi học nước ngoài của sinh viên dưới đây để lựa chọn được đất nước phù hợp.

  • Mục tiêu của bạn là gì? Là có 4 năm sinh viên thật nhiều trải nghiệm, là sở hữu một tấm bằng của một trường đại học uy tín, là tích lũy đủ những kỹ năng để bắt đầu một công việc trong thực tế,...? Mỗi một mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến những lựa chọn khác nhau. Nhưng để có được những trải nghiệm mà mình muốn, người trẻ cần tìm hiểu kỹ về môi trường giáo dục và cơ hội phát triển sau tốt nghiệp của ngôi trường đó và đất nước đó.
  • Ngành học hiện tại, khả năng liên kết, hỗ trợ của trường học: Thông thường, mỗi trường đại học sẽ có những thế mạnh về ngành học khác nhau. Ví dụ đất nước Nhật Bản và Ấn Độ sẽ có những trường đại học nổi tiếng đào tạo về công nghệ thông tin, nước Pháp sẽ là địa chỉ phù hợp để phát triển về thời trang, hay Trung Quốc chắc chắn là điểm đến hoàn hảo để theo đuổi ngành ngôn ngữ và văn hóa Trung… Tuy nhiên, người học cũng cần xem xét đến khả năng liên kết và hỗ trợ của trường về mặt tài chính, công việc, học tiếp sau tốt nghiệp nếu còn có những mục tiêu khác.
  • Khả năng tài chính của bản thân: Đây là một trong những yếu tố cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh học phí, một số đất nước sẽ có chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ, và điều này sẽ là gánh nặng nếu bạn không có tiềm lực tài chính vững. Tuy nhiên, người học có thể lựa chọn việc apply học bổng hoặc làm thêm để giảm một phần áp lực về mặt tài chính.
  • Văn hóa tại quốc gia đó: Mỗi một quốc gia sẽ có những đặc điểm văn hóa khác nhau. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của bạn tại quốc gia đó. Một số quốc gia còn có những quy định khắt khe hơn liên quan đến trang phục, lễ nghĩa… Bạn cũng sẽ cần cân nhắc đến những điều này khi lựa chọn điểm đến du học.
  • Cơ hội việc làm, cơ hội học tập tiếp tục sau khi tốt nghiệp: Bạn sẽ cần cân nhắc đến cơ hội việc làm, cơ hội học tập tiếp tục sau tốt nghiệp hoặc có thể là cơ hội định cư tại đất nước sở tại nếu đó là mục tiêu của bạn. Còn nếu bạn mong muốn về nước và phát triển công việc sau tốt nghiệp thì cần lưu ý đến giá trị bằng cấp hoặc kỹ năng mà bạn sẽ học được tại ngôi trường, đất nước đó. 
Sinh viên cần xem xét tới nhiều tiêu chí trước khi đưa ra quyết định du học
Sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài cần xem xét tới nhiều tiêu chí trước khi đưa ra quyết định du học

Một số nước & điểm mạnh giáo dục của từng nước:

Quốc gia

Điểm mạnh giáo dục

Cơ hội sau khi học

Mức chi phí

Anh

  • Chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới
  • Điều kiện đầu vào chỉ cần điểm trung bình GPA tốt và có chứng chỉ IELTS đạt yêu cầu là đủ
  • Bằng cấp được công nhận toàn cầu
  • Nền giáo dục đa dạng
  • Thời gian học chỉ 3 năm để lấy bằng cử nhân và 1 năm để lấy bằng thạc sĩ

Cơ hội việc làm luôn rộng mở do bằng tốt nghiệp tại Anh có giá trị bậc nhất trên thế giới

Từ 12.000 – 20.000 GBP/năm nếu học bậc Đại học

Mỹ

  • Có số lượng học bổng và chính sách ưu đãi học phí nhiều nhất
  • Bằng tốt nghiệp ở Mỹ được công nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
  • Môi trường giáo dục tiên tiến, với những kiến thức mới nhất và thực tiễn nhất

Có cơ hội việc làm tốt ngay sau khi tốt nghiệp ở nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới nhờ giá trị bằng tốt nghiệp ở Mỹ thường được các nhà tuyển dụng coi trọng

Từ 40.000 – 50.000 USD/năm đối với bậc Đại học

Úc

  • Nền giáo dục ở úc được đánh giá cao
  • Chính phủ Úc thường có những chính sách ưu tiên dành cho sinh viên quốc tế, như chính sách về visa, học bổng, làm thêm, cho phép người thân sang ở cùng…

Sinh viên theo diện visa 485 sẽ được phép ở lại làm việc tại Úc trong vòng 18 tháng

Từ 500 – 700 triệu VNĐ/năm đối với bậc đại học

Thuỵ Sỹ

  • Thụy Sĩ là đất nước thu hút lượng du học sinh lớn hàng đầu thế giới với 40% sinh viên tại Thụy Sĩ là người ngoại quốc và tỉ lệ này đang tăng dần
  • Giáo dục ở Thụy Sĩ được quản lý chặt chẽ
  • Môi trường sinh sống dễ chịu, cuộc sống bình yên cũng là điểm mạnh giúp du học sinh có thể tập trung đầu tư vào việc học

Bằng cấp của Thụy Sĩ cũng được đánh giá cao ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam

Từ 8.300 – 33.000 CHF/năm đối với bậc đại học

Đức

  • Giáo dục tại Đức có thế mạnh với những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kĩ thuật, khoa học với cơ sở vật chất hiện đại
  • Đức cũng là một trong những quốc gia châu Âu được xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng các nền giáo dục trên thế giới

Sinh viên hoàn toàn có thể xin giấy phép cư trú tại Đức để làm việc tại quốc gia này sau tốt nghiệp

8.400 – 9.600 euro/năm đối với bậc đại học

Canada

  • Canada là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất hành tinh
  • Học phí tại Canada được trợ giá từ chính phủ
  • Sinh viên học tại Canada có thể được vừa học vừa làm tại những công ty có cùng lĩnh vực
  • Nhằm thu hút sinh viên quốc tế, chính phủ nước này đã nới lỏng việc cấp visa du học mà không cần chứng minh tài chính

Sinh viên có thể tìm kiếm việc làm tối đa từ 1-3 năm hoặc định cư tại một số bang ở Canada

16.000 – 38.000 CAD/năm đối với bậc đại học

Nhật Bản

  • Nhật Bản là điểm đến thích hợp để học tập, nghiên cứu những ngành nghề liên quan đến máy móc, công nghệ
  • Chính phủ Nhật Bản thường xuyên đưa ra những chính sách học bổng hấp dẫn

Nhật Bản luôn tạo điều kiện việc làm và cơ hội định cư rộng mở cho du học sinh

Khoảng 1.400.000 Yên/năm đối với bậc Đại học

Singapore

  • Đất nước có chất lượng sống cao hàng đầu thế giới
  • Học tập tại đây giúp bạn tiếp cận được nền giáo dục tân tiến, trải nghiệm cuộc sống hiện đại
  • Nền văn hóa đa dạng với nhiều người nhập cư và người ngoại quốc
  • Cơ hội trau dồi ngôn ngữ do người dân tại Singapore sử dụng 2 ngôn ngữ phổ biến là Tiếng Anh và Tiếng Trung

Sinh viên có thể được tạo cơ hội ở lại làm việc hoặc sử dụng bằng tốt nghiệp để ứng tuyển vào các vị trí phù hợp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á

350 triệu – 450 triệu/năm đối với bậc đại học

4. Cần chuẩn bị gì trước khi trải nghiệm học ở nước ngoài?

Chuẩn bị tốt trước khi trải nghiệm học ở nước ngoài sẽ là sự khởi đầu thuận lợi cho quá trình học tập và trải nghiệm khi xa nhà của người trẻ. Hãy lưu ý một số lời khuyên dưới đây trước khi bắt đầu chuyến trải nghiệm nhé!

4.1. Ngoại ngữ

Sở hữu một vốn ngoại ngữ tốt là điều kiện đầu tiên để hồ sơ du học được chấp thuận. Đồng thời, sử dụng thành thạo ngoại ngữ cũng giúp sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình học tập và sinh sống tại nước ngoài. 

Để chuẩn bị vốn ngoại ngữ đạt yêu cầu, sinh viên có thể tìm hiểu về yêu cầu ngoại ngữ từng trường mà bản thân định du học để có sự đầu tư và rèn luyện tốt nhất. Bên cạnh đó, xem những bộ phim, nghe nhạc, xem các chương trình giải trí của đất nước du học cũng giúp các bạn trẻ rèn luyện ngoại ngữ tốt hơn.

Chuẩn bị một vốn ngoại ngữ tốt là điều kiện cần có trước khi đi du học
Trước khi trải nghiệm đi học nước ngoài của sinh viên cần chuẩn bị một vốn ngoại ngữ tốt 

4.2. Tài chính

Mỗi một quốc gia sẽ có mức học phí và sinh hoạt phí khác nhau. Thông thường, học phí bậc đại học ở các quốc gia Châu Âu dao động từ 150 – 800 triệu VNĐ/năm, sinh hoạt phí khoảng từ 300 – 400 triệu VNĐ/năm. Mức học phí này ở các quốc gia Châu Á là khoảng từ 100 – 500 triệu VNĐ/năm, còn sinh hoạt phí dao động từ 150 triệu – 300 triệu VNĐ/năm.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm bớt mức phí này bằng cách xin học bổng, làm thêm trong quá trình du học…

4.3. Hiểu về văn hoá đất nước du học

Đây là cách để bạn thích nghi nhanh nhất với cuộc sống tại một đất nước xa lạ và sớm tập trung vào việc học. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc tìm hiểu về văn hóa của một đất nước khác không phải là việc khó thực hiện. Bạn có thể tìm hiểu thông qua mạng Internet, truyền hình và thậm chí là bằng cách kết bạn với người bản địa. 

4.4. Tham gia vào cộng đồng du học sinh đất nước đó

Cộng đồng du học sinh là nơi mà bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ, hỏi những thông tin cần thiết khi cần. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tham gia vào cộng đồng du học sinh trên những hội nhóm Facebook trước khi đi du học, hoặc tham gia vào cộng đồng du học sinh tại ngôi trường mà bạn đến học. 

Tham gia cộng đồng du học sinh là cách để tăng cường trải nghiệm, thuận lợi vượt qua các thử thách trong quá trình học tập tại nước ngoài
Tham gia cộng đồng du học sinh là cách để tăng cường trải nghiệm, thuận lợi vượt qua các thử thách trong quá trình học tập tại nước ngoài

Bạn cũng có thể tìm kiếm những hội nhóm này bằng cách search những thông tin như Hội du học sinh châu Âu, Hội du học sinh Ba Lan, hội chia sẻ kinh nghiệm du học… 

Lời khuyên là, bạn hoàn toàn có thể kết bạn với những người đang du học tại đất nước đó để trò chuyện và tìm kiếm lời khuyên trước khi quyết định lựa chọn điểm đến.

4.5. Thủ tục khác

Bên cạnh những lưu ý trải nghiệm đi học nước ngoài của sinh viên bên trên thì bạn cũng cần hiểu rõ về những thủ tục du học như chuẩn bị:

  • Giấy tờ cần thiết (giấy thông báo nhập học, visa, hộ chiếu…)
  • Chuyển vùng sim điện thoại hoặc mua sim mới
  • Tìm chỗ ở hoặc khoanh vùng chỗ ở
  • Booking trước xe đưa đón từ sân bay hoặc tìm phương tiện di chuyển phù hợp từ sân bay về khu vực dự định ở
  • Chuẩn bị một số loại thuốc cơ bản và đồ ăn khô phòng trường hợp chưa quen địa lý, thời tiết và ẩm thực…

Mong rằng bài viết có thể cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn đọc về các hình thức sinh viên trải nghiệm học ở nước ngoài, giúp người trẻ có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Nguồn ảnh: Internet

 

7156

Nhân vật