Trải nghiệm FPT Edu

Tổ chức ngoại khóa cho học sinh

01/06/2021
seo
5801

Tổ chức ngoại khóa cho học sinh là hoạt động được thực hiện xuyên suốt năm học. Giáo viên cần nắm được những quy tắc cơ bản để tổ chức hoạt động ngoại khóa thành công, mang lại giá trị cho học sinh.

1. Mục đích của việc tổ chức ngoại khóa cho học sinh 

Hoạt động ngoại khóa là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và phát triển nhân cách. Hoạt động này được tổ chức với các mục đích sau đây:

Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được học những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với mức độ tiếp nhận của lứa tuổi.

  • Học sinh trở nên hòa đồng hơn, học được các kỹ năng hòa nhập với môi trường xung quanh. Các hoạt động nhóm cũng làm tăng kỹ năng làm việc tập thể, tư duy sáng tạo, khả năng thuyết trình và lãnh đạo. Đó là những kỹ năng cần thiết để một người thành công trong công việc và cuộc sống.
  • Khám phá bản thân tốt hơn: Qua việc tổ chức ngoại khóa cho học sinh từ đó sẽ hiểu được sở trường, sở đoản của bản thân. Khi được khám phá đam mê, sở thích của bản thân, các bạn cũng dễ dàng xác định được con đường để theo đuổi niềm đam mê đó.
  • Tạo niềm vui cho bản thân: Học sinh sẽ có môi trường để làm quen với những người bạn mới, có những giờ phút thư giãn với hoạt động mà mình yêu thích. 

2. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh 

Để tổ chức thành công hoạt động ngoại khóa, các thầy cô giáo có thể ứng dụng thực hiện quy trình 4 bước dưới đây.

2.1. Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa cho học sinh

Giáo viên đặt tên cho hoạt động ngoại khóa căn cứ vào 2 yếu tố:

  • Mục tiêu hướng đến và các nội dung triển khai trong hoạt động ngoại khóa. Ví dụ như: Cuộc thi Hát múa Tuổi học trò, Hội thi văn nghệ thanh thiếu niên, Cuộc thi Kể chuyện Bác Hồ,…
  • Các chủ đề được nhắc tới trong hoạt động ngoại khóa. Ví dụ như: Robotics và những ứng dụng trong đời sống, Khám phá cách làm giấy quỳ tại nhà…

Chủ đề của hoạt động ngoại khóa được đặt theo mục tiêu mà ban tổ chức đề ra.

2.2 Xác định yêu cầu giáo dục của hoạt động về kiến thức, kỹ năng, thái độ 

Thông qua việc xác định các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ, giáo viên có thể xây dựng được kế hoạch tổ chức ngoại khóa:

Kiến thức

  • Giáo viên xác định các kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần nhận được sau hoạt động, từ đó triển khai nội dung để các bạn tham gia. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tự học hỏi, bổ sung kiến thức cho mình để có thể truyền đạt một cách chính xác, dễ hiểu tới học sinh. 
  • Ví dụ tổ chức ngoại khóa cho học sinh  cách cứu người bị điện giật, học sinh cần nắm được quy tắc thiết kế mạch điện an toàn, phân biệt vật liệu cách điện và dẫn điện,... Để làm được như vậy, giáo viên cũng cần có kiến thức về dòng điện, nguyên tắc xử trí khi gặp tình huống điện giật,… để truyền đạt.

Kỹ năng

  • Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành những kỹ năng cần có thông qua hoạt động ngoại khóa. Để làm được điều này, giáo viên cần nghiên cứu, tự thực hành một cách thuần thục các kỹ năng trước. 
  • Ví dụ để tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng sử dụng thiết bị điện an toàn, giáo viên là người cần thành thạo kỹ năng sử dụng từng thiết bị, nhận biết và xử lý sự cố,… Từ kiến thức thực hành và kinh nghiệm thực tế của mình, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được các hoạt động này.

Thái độ: Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia với tâm thế chủ động, thái độ nhiệt tình, thường xuyên thực hành những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống. Khi hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động, giáo viên cần thể hiện tinh thần nhiệt tình, chia sẻ, quan tâm tới từng sự tiếp nhận của mỗi cá nhân.

Giáo viên cần xác định 3 mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa.

2.3 Chuẩn bị 

Sau khi lên kế hoạch tổ chức ngoại khóa cho học sinh xong, giáo viên cần lập bảng dự trù kinh phí và chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tổ chức hoạt động ngoại khóa. 

  • Dự trù kinh phí: Xác định mức kinh phí chuẩn bị cho công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa dựa trên khảo sát thực tế và kinh nghiệm của giáo viên. Mức phí này cần đủ để mua sắm vật dụng, thuê địa điểm, hoặc chi cho các khâu khác. Giáo viên có thể dự trù kinh phí nhiều hơn 10% so với mức thực chi để đề phòng trường hợp phát sinh. 
  • Vật dụng: Xác định các trang thiết bị, công cụ cần sử dụng trong hoạt động ngoại khóa. Giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các vật dụng an toàn về chất liệu (tre, gỗ, nhựa), thiết kế (bo tròn, không góc cạnh),… để đảm bảo an toàn cho học sinh. Các vật liệu nên có kích thước nhỏ gọn để thuận tiện mang theo khi di chuyển.

2.4. Phần tổ chức thực hiện cho một hoạt động ngoại khóa cho học sinh

Tổ chức thực hiện càng chi tiết thì khả năng thành công của hoạt động ngoại khóa càng cao. Giáo viên cần xác định các nội dung sau:

  • Thời gian, địa điểm, tổng số người tham gia: Đây là các nội dung đầu tiên quyết định tới việc chuẩn bị các nội dung chi tiết phía sau. Giáo viên cần cân nhắc thời gian phù hợp với lịch học chính khóa, dù trù các yếu tố ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên gây nên và xác định địa điểm tổ chức trong nhà hay ngoài trời.
  • Ban tổ chức: Đây là những người có trách nhiệm lên kế hoạch, theo sát chương trình, chịu trách nhiệm khi có sự cố. Nhà trường và phụ huynh nên phối hợp tổ chức, chẳng hạn như cô giáo chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, hội trưởng hội phụ huynh học sinh. Điều này đảm bảo hoạt động vận hành tốt hơn, mọi người có trách nhiệm với công việc hơn.
  • Đối tượng tham gia: Những người quyết định thành công của hoạt động gồm lãnh đạo trường, giáo viên và học sinh.
  • Cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện phục vụ: Điều này quyết định quy mô của chương trình. Dù là hoạt động chung của trường hay do lớp tự tổ chức thì đều cần có kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí, phân nhiệm công việc,… để bám sát mục tiêu đề ra. Đồng thời, người lập kế hoạch cần lường trước rủi ro, chuẩn bị phương án dự phòng trong trường hợp không thể triển khai phương án chính. 

Hoạt động hội trại cần được xác định số học sinh tham gia, diện tích mỗi trại, kinh phí của từng lớp.

3. Kinh nghiệm tổ chức ngoại khóa cho học sinh

Tổ chức hoạt động ngoại khóa là nội dung cần thiết trong trường học nhằm giáo dục học sinh về kiến thức, kỹ năng, nhân cách. Vì vậy, các hoạt động cần được triển khai một cách triệt để nhằm hướng tới mục tiêu vì sự phát triển toàn diện của học sinh.

Dưới đây là những kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh phù hợp với điều kiện học đường Việt Nam:

3.1 Lập kế hoạch tổ chức ngoại khóa cho học sinh

Lập kế hoạch trước giúp giáo viên có sự chuẩn bị tốt nhất để triển khai hoạt động hiệu quả. Qua đó, giáo viên sẽ bao quát được vấn đề và nhanh chóng xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định số lượng học sinh, đặc điểm tính cách và nhu cầu của tập thể để lên kế hoạch tổ chức. Các hoạt động này cần bám sát vào kế hoạch chung của nhà trường để phù hợp với lịch học trên lớp.

3.2 Luôn nhìn vào ưu điểm

Mỗi học sinh có sở thích, năng lực riêng nên sẽ hình thành sở trường, sở đoản trong các lĩnh vực khác nhau. Để học sinh không cảm thấy lạc lõng khi tham gia hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần tìm ra ưu điểm và hướng dẫn học sinh vận dụng ưu điểm đó vào hoạt động chung. Từ đó, học sinh cảm thấy hứng thú và có điều kiện phát huy ưu điểm của mình.

Học sinh cần được giúp đỡ để phát huy ưu điểm trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa.

3.3 Động viên và khích lệ

Giáo viên không chỉ là người tổ chức ngoại khóa cho học sinh mà còn phải hỗ trợ học sinh vượt qua rào cản tâm lý tham gia vào hoạt động đó. Với những học sinh có tính cách nhút nhát, ngại đám đông, ngại giao tiếp thì cần được khích lệ, động viên kịp thời. Khi thấy được mình có thể làm được, có người ủng hộ thì các bạn sẽ tham gia tích cực hơn.

Sự khích lệ, động viên là một loại giáo dục tâm lý. Thầy cô thường xuyên động viên học sinh sẽ giúp các em kiện toàn nhân cách, hoàn thiện sự tự tin và tăng cường các hành vi tích cực. Trái lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho tinh thần của học sinh rơi vào trạng thái u uất, lâu dần sẽ đánh mất hy vọng vào tương lai.

3.4 Tạo cơ hội

Mỗi học sinh có một năng lực riêng nên giáo viên hãy tạo cơ hội để các bạn được thể hiện. Ví dụ như tổ chức ngoại khóa cho chọ sinh đối với cuộc thi thời trang cho những bạn có đam mê làm người mẫu, thích tạo dáng chụp ảnh hay có khả năng thiết kế trang phục; cuộc thi nấu ăn cho nhóm bạn có tài làm bếp, trang trí, thuyết trình về sản phẩm dự thi,…

Khi có cơ hội thể hiện khả năng, học sinh sẽ thấy mình được tôn trọng, lắng nghe và công nhận. Từ đó, mỗi bạn tự tin bước ra khỏi “vỏ bọc” của mình để khẳng định bản thân với thế giới. Nhìn chung, việc tạo cơ hội cho học sinh giống như một đòn bẩy để sinh viên có sức bật trong tương lai. 

 

Hoạt động thể thao tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng khiếu của mình.

3.5. Kết quả làm việc tập thể

Một phần thưởng nhỏ cho những nỗ lực của học sinh cũng khiến các bạn có thêm động lực khi tham gia tổ chức ngoại khóa cho học sinh. Giáo viên có thể chuẩn bị những món quà mà học sinh yêu thích hoặc một buổi tiệc ngọt nhỏ cho cả lớp cùng tham gia. Nhờ vậy, học sinh sẽ cảm nhận được thành quả của mình trong suốt thời gian hoạt động vừa qua.

3.6. Khen thưởng và phê bình

Những lời khen kết hợp với phần thưởng cho các bạn học sinh làm tốt là thứ không thể thiếu trong hoạt động ngoại khóa. Giáo viên có thể thưởng bằng điểm trong chương trình học chính khóa hoặc nhờ phụ huynh trích quỹ lớp để khen thưởng.

Mục đích của việc khen thưởng là hướng tới tạo động lực để học sinh rèn luyện, tu dưỡng bản thân, phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Những phần thưởng dù nhỏ cũng khiến các bạn cảm thấy tự hào vì nỗ lực của mình đã được ghi nhận. 

Hoạt động phê bình cũng cần được thực hiện khi học sinh làm chưa tốt. Tuy nhiên, phê bình ở đây không phải là mạt sát, xúc phạm mà là “khích tướng”, “lên dây cót” cho những học sinh chưa làm đúng nội quy hoặc chưa có trách nhiệm, tham gia chưa tích cực.

Thông qua việc kỷ luật, học sinh sẽ nhận ra khuyết điểm, thay đổi nhận thức, tự giác rèn luyện để tiến bộ. Để hoạt động này diễn ra hiệu quả, giáo viên không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh. 

Những lời động viên, những món quà nhỏ giúp học sinh tăng thêm niềm yêu thích từ hoạt động ngoại khóa.

3.7. Phát huy vai trò của phụ huynh

Giáo viên có thể trao đổi về lợi ích của hoạt động ngoại khóa với phụ huynh và nhờ gia đình tác động khi thấy học sinh chưa có biểu hiện tích cực. Hoạt động trao đổi có thể diễn ra trong các buổi họp phụ huynh, trong các nhóm chat của lớp hoặc trao đổi riêng từng người. Giáo viên nên gửi hình ảnh, video các buổi sinh hoạt để học sinh thấy được giá trị của hoạt động ngoại khóa và ủng hộ con tham gia.

Phụ huynh có thể tham gia hỗ trợ trong việc thu tiền quỹ, mua sắm đồ dùng cần thiết, quản lý và chăm sóc học sinh trong quá trình hoạt động ngoại khóa. 

Cùng tham gia hoạt động ngoại khóa với học sinh sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của chúng. Từ đó, phụ huynh sẽ có những hành động truyền cảm hứng, thúc đẩy con cái tham gia tích cực hơn.

3.8 Tận dụng các nguồn lực khi tổ chức ngoại khóa cho học sinh

Một hoạt động ngoại khóa muốn tổ chức thành công phải có nguồn kinh phí. Giáo viên có thể xin từ quỹ nhà trường, quỹ hội phụ huynh. Ngoài ra, việc liên kết với các trường đại học, doanh nghiệp cũng đem lại những chương trình có ý nghĩa giáo dục về trường tổ chức. 

Giao lưu quốc tế tại Việt Nam giúp các trường học tiết kiệm chi phí di chuyển, học sinh được rèn luyện tiếng Anh và học hỏi kiến thức từ bạn bè 5 châu.

4. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Có rất nhiều hoạt động ngoại khóa đang được tổ chức tại trường học. Trong đó, các hoạt động phổ biến có thể kể đến như sau:

Tham quan dã ngoại

 Dã ngoại trên tinh thần tôn trọng học sinh, tức là chọn chương trình hữu ích từ nguyện vọng của các bạn. Các thầy cô hãy hỏi học trò muốn đi đâu, muốn tham gia những hoạt động gì để từ đó chuẩn bị kế hoạch. Đồng thời, để an toàn thì xuyên suốt chuyến đi phải có sự tham gia của thầy cô cùng các quy định về giờ giấc và những việc không được làm. 

Tham quan dã ngoại có thể diễn ra với quy mô lớp, khối và là cơ hội để học sinh tăng tính gắn kết, mở rộng mối quan hệ bạn bè, rèn luyện khả năng giao tiếp và học hỏi các kỹ năng mềm cần thiết khác.

Để tổ chức ngoại khóa cho học sinh diễn ra hiệu quả, học sinh cần được trang bị khả năng làm việc nhóm, lắng nghe hướng dẫn của người phụ trách cùng một số kiến thức xử lý tình huống. 

Những chuyến dã ngoại giúp học sinh gắn kết với nhau hơn. 

Tổ chức sinh nhật

Giáo viên phải tìm hiểu số lượng học sinh tham gia bữa tiệc (chuẩn bị khẩu phần), lựa chọn đồ ăn phù hợp (chọn món ăn vặt phổ thông, không nên dùng đồ ăn chế biến sẵn sẽ khó tiêu hóa). Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng nến, pháo phụt, pháo sáng,… để đảm bảo an toàn cho các bạn.

Học sinh tham gia đọc sách

  • Giáo viên lựa chọn những đầu sách phù hợp với độ tuổi của học sinh. Mỗi cuốn sách cần phục vụ một mục đích nhất định như hỗ trợ việc học hay mở rộng kiến thức xã hội,… Học sinh cần được dạy phải trân trọng sách, bảo quản sách, cất giữ sách sau khi đọc.
  • Hoạt động này đa dạng về hình thức, có thể kể tới các CLB đọc sách, ngày hội đọc sách, phát động phong trào đọc sách - review sách vào các buổi sinh hoạt lớp...
  • Tổ chức các trò chơi dân gian: 
  • Các trò chơi như kéo co, ô ăn quan, rồng rắn lên mây, nhảy dây tập thể… thường được sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa. 
  • Học sinh sẽ tham gia dưới hình thức cá nhân, nhóm nhỏ hoặc tập thể lớp. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự mình trải nghiệm. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải có khả năng làm việc nhóm tốt cũng như tính dẻo dai, tinh thần đoàn kết. 

Trò chơi dân gian vừa giúp học sinh tăng cường vận động, vừa là cơ hội để giới thiệu về nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Trang trí lớp học

 Tổ chức ngoại khóa cho chọ sinh với hoạt động này thường diễn ra nhân dịp khai giảng hoặc các ngày lễ như 20/10, 8/3, 20/11. Nhà trường có thể đưa ra chủ đề chung hoặc để học sinh tự mình sáng tạo. Các bạn sẽ cùng nhau vệ sinh lớp học, trang trí bằng các vật liệu an toàn như giấy, bóng bay, tre,…

Các cuộc thi trang trí lớp học được nhiều trường tổ chức nhằm phát triển óc sáng tạo, tính kiên nhẫn cho học sinh.

Tổ chức ngoại khóa cho học sinh không đơn thuần là mở ra sân chơi để học sinh tự trải nghiệm. Với vai trò của người dẫn đường, giáo viên cần có sự nhiệt huyết để hướng dẫn học sinh tiếp cận và phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình. Để xem thêm cách tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh, bạn có thể truy cập tại đây.

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

5801

Nhân vật