Trải nghiệm các chủ đề STEM THCS tại FPT Edu
Trải nghiệm các chủ đề STEM THCS tại FPT Edu là một trong những hoạt động trải nghiệm giúp các em học sinh có được những kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học cần thiết. Đây là tiền đề để các em phát triển khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác và áp dụng trong đời sống hàng ngày.
1. Trải nghiệm các chủ đề STEM THCS là gì?
Trải nghiệm STEM ở THCS là quá trình học sinh khối Trung học cơ sở tham gia vào việc học các môn khoa học theo dự án, làm việc nhóm theo bài học STEM, tham gia các hoạt động trải nghiệm STEM và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật khác, tùy theo sự sắp xếp và tạo điều kiện của nhà trường.
2. Lợi ích trải nghiệm các chủ đề STEM THCS
2.1. Khơi dậy sự hứng thú với môn học, chủ động tiếp thu kiến thức
Việc học theo dự án, tham gia các hoạt động trải nghiệm STEM là một trong những tác động khiến học sinh thay đổi tâm thế tiếp thu kiến thức.
Để hoàn thành dự án được giao, học sinh dễ dàng trở nên chủ động trong việc tìm hiểu những kiến thức liên quan tới dự án. Việc có thể ngay lập tức áp dụng những thứ vừa học được để tạo ra một sản phẩm có thể sử dụng được cũng khiến học sinh trở nên hứng thú và làm việc có mục đích hơn.
2.2. Phát triển khả năng thể hiện ý tưởng, áp dụng tri thức vào thực tế
“Được thực hành” là một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp giáo dục STEM giúp học sinh phát triển khả năng thể hiện ý tưởng chính xác và áp dụng tri thức vào thực tế.
Thông qua trải nghiệm các chủ đề STEM THCS, học sinh được “hiện thực hóa” những ý tưởng. Nhờ đó, khả năng thể hiện ý tưởng cũng như áp dụng tri thức vào thực tế ngày càng phát triển.
2.3. Giúp các em tương tác với nhau hiệu quả hơn
Trải nghiệm các chủ đề STEM thông qua làm việc nhóm, làm dự án là một cách luyện tập hiệu quả giúp các em học sinh luyện tập khả năng tương tác, teamwork. Các em sẽ được làm quen với phân chia nhiệm vụ, phối hợp để hoàn thành dự án trong những tiết học trên lớp hàng ngày.
3. Trải nghiệm 5 hoạt động STEM THCS tại FPT Edu
Trải nghiệm các chủ đề STEM THCS tại FPT Edu được xây dựng dựa trên sự phối hợp cùng AmericanSTEM để đưa phương pháp học STEM theo chuẩn Mỹ (NNGS) vào chương trình giảng dạy chính khóa trong suốt cả cấp học.
Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến một số hoạt động như: Chế tạo máy bắn đá theo nguyên lý đòn bẩy, Tiết học công nghệ 4.0 với dự án Smart Garden, Dự án Clean Water và ứng dụng IoT vào chăn nuôi thủy sản, Cuộc thi chế tạo và phóng tên lửa nước, STEAM FAIR...
3.1. Chế tạo máy bắn đá theo nguyên lý đòn bẩy
Trải nghiệm trong tiết học Chế tạo máy bắn đá theo nguyên lý đòn bẩy là một trong những trải nghiệm các chủ đề STEM THCS nổi bật tại FPT Edu. Tại đây, học sinh được phép thực hiện các hoạt động của môn học ngoài trời. Từ những nguyên liệu chế tạo được giáo viên cung cấp, các em được yêu cầu nghiên cứu, thiết kế và chế tạo những chiếc máy bắn đá cỡ nhỏ.
Để hoàn thành sản phẩm, học sinh cần phải nắm vững những kiến thức liên quan tới các lĩnh vực như khoa học, toán học, kỹ thuật. Đồng thời, các bạn cũng cần chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua các trang mạng và thể hiện các thông số qua bản vẽ thiết kế.
Thông qua hoạt động trải nghiệm STEM này, học sinh sẽ học được cách thể hiện ý tưởng một cách chính xác, đồng thời áp dụng những kiến thức khoa học, toán học, kỹ thuật và công nghệ vào chế tạo ra một sản phẩm có thể hoạt động được.
Hoạt động STEM này được lấy cảm hứng từ lịch sử, khi ông cha ta, với trí thông minh và óc sáng tạo đã chiến thắng giặc ngoại xâm bằng rất nhiều loại vũ khí thô sơ. Trong đó có máy bắn đá được chế tạo theo nguyên lý đòn bẩy. Chính bởi vậy, trải nghiệm hoạt động STEM này không chỉ giúp các bạn học sinh có được kiến thức và kỹ năng, mà còn giúp các bạn được tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử của dân tộc.
3.2. Tiết học công nghệ 4.0 với dự án Smart Garden
Dự án Smart Garden là một trải nghiệm hoạt động STEM THCS nổi bật khác tại FPT Edu nhằm mục đích giới thiệu các kiến thức về khoa học nông nghiệp và cây trồng. Đồng thời, tiết học cũng giúp các em học sinh tìm hiểu về công nghệ, sử dụng linh kiện, thiết bị điện tử để tạo nên hệ thống chăm sóc cây trồng tự động.
Trước khi đến với trải nghiệm các chủ đề STEM THCS với dự án Smart Garden, học sinh sẽ được làm quen với những kiến thức liên quan tới nông nghiệp, hiểu về các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như: ánh sáng, lượng nước, nhiệt độ… Đây sẽ là những kiến thức nền tảng phục vụ cho việc chế tạo mô hình ở các tiết học sau, đồng thời cũng là kiến thức thực tế mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Sau khi hiểu về cây trồng, các em học sinh sẽ được giới thiệu về nguyên lý hoạt động của những công nghệ chăm sóc cây trồng tự động. Đồng thời, để tạo ra trải nghiệm hoạt động STEM, giáo viên cũng sẽ cung cấp các linh kiện, thiết bị điện tử như Test board, Module giảm áp, Nguồn điện, Nút nhấn, LED RGB… để các em tiến hành lắp ráp, chế tạo hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, chiếu sáng, tưới cây tự động.
Mục tiêu cuối cùng của trải nghiệm hoạt động STEM là các em nắm được các kiến thức liên quan tới nông nghiệp, khoa học và công nghệ, đồng thời có khả năng áp dụng các kiến thức này vào thực tiễn cuộc sống.
3.3. Dự án Clean Water và ứng dụng IoT vào chăn nuôi thủy sản
Hoạt động trải nghiệm các chủ đề STEM THCS này hiện đang được triển khai cho học sinh khối 7 tại FPT Edu. Trong dự án Clean Water, học sinh sẽ được học về thông số độ đục của nước – một trong những thông số quan trọng quyết định tới sản lượng của ngành chăn nuôi thủy sản.
Cùng với kiến thức liên quan tới chất lượng nước, học sinh cũng được hướng dẫn sử dụng cảm biến đo độ đục của nước để xác định nguồn nước đạt yêu cầu trong chăn nuôi. Đồng thời, các em cũng được hướng dẫn lắp mạch điện, lập trình với board arduino để kiểm tra và giám sát chất lượng nước. Các thiết bị này sẽ giúp giám sát hệ thống ao hồ theo thời gian thực và điều khiển hệ thống lọc nước một cách kịp thời.
Điểm đặc biệt của trải nghiệm hoạt động STEM THCS này là học sinh có thể kết hợp bài học liên quan tới kiểm soát chất lượng nước với công nghệ IoT – Internet of Things để lập trình hệ thống đọc cảm biến đo độ đục của nước và đưa dữ liệu này lên ứng dụng Smartphone.
Việc kết hợp này dựa trên ứng dụng Blynk - một nền tảng giúp người dùng có thể tự tạo ra một sản phẩm IoT một cách dễ dàng nhất, vào mục đích tạo ra một ứng dụng để theo dõi và điều khiển mọi hoạt động trong dự án Clean Water của mình.
Như vậy, trải nghiệm hoạt động STEM THCS Clean Water có thể giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về yêu cầu nguồn nước trong chăn nuôi thủy sản, sử dụng các thiết bị đo độ đục của nước và thiết kế, lập trình ứng dụng cho phép theo dõi, kiểm soát chất lượng nước một cách tự động.
3.4. Cuộc thi chế tạo và phóng tên lửa nước
Hoạt động trải nghiệm STEM THCS cũng được tổ chức dưới dạng cuộc thi chế tạo và phóng tên lửa nước, với mong muốn phổ biến kiến thức và khơi gợi niềm đam mê công nghệ, vũ trụ cho học sinh FPT Schools. Đây là sân chơi khoa học năng động, sáng tạo dành cho học sinh THCS FPT, giúp các em tiếp cận - ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
Để tham gia trải nghiệm các chủ để STEM THCS, các em học sinh sẽ được chia thành nhiều đội, mỗi đội 5 thành viên.
Ở vòng thứ nhất, sau khi được thầy cô hướng dẫn về nguyên lý hoạt động, cấu tạo, cách chế tạo và cách bắn tên lửa nước, mỗi nhóm sẽ trực tiếp chế tạo 3 tên lửa nước trong vòng 50 phút. Đặc biệt, nguyên liệu để làm tên lửa đều là vỏ chai nhựa, bìa carton, cùng các vật liệu thân thiện với môi trường khác. Tiêu chí chấm điểm sẽ dựa vào tốc độ chế tạo, quá trình thực hành, chất lượng và hình thức sản phẩm.
Ở vòng thứ hai, các đội sẽ cùng nhau thi bắn tên lửa nước. Tên lửa đội nào có khả năng di chuyển xa nhất sẽ giành chiến thắng.
Trải nghiệm hoạt động STEM chế tạo và phóng tên lửa nước không chỉ giúp học sinh nắm được các kiến thức liên quan tới khoa học, mà còn có khả năng ứng dụng các kiến thức kỹ thuật, công nghệ vào chế tạo sản phẩm.
3.5. STEAM FAIR
STEAM FAIR là hoạt động trải nghiệm công nghệ được đón chờ nhất năm tại FPT Schools. Tại ngày hội, học sinh sẽ được chiêm ngưỡng không gian công nghệ và nghệ thuật với nhiều gian hàng và trò chơi khoa học. Thông qua đó, học sinh cũng có cơ hội trải nghiệm hoạt động STEM.
Một số hoạt động, công nghệ thường thấy tại STEAM FAIR là Vẽ tranh bằng bong bóng sắc màu; Robot đá bóng, Xếp hình công nghệ, Tự tay thiết kế ô tô phản lực, Trở thành nhà hùng biện tài ba với các sản phẩm Lịch thời 4.0…
Ở mỗi hoạt động, giáo viên sẽ khéo léo cung cấp những thông tin hữu ích, đồng thời giúp các bạn học sinh rèn luyện khả năng liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học. Chính bởi vậy, STEAM FAIR là cơ hội để học sinh thu thập thêm kiến thức liên quan tới Robotics, Khoa học, Công nghệ, Mỹ thuật… một cách tự nhiên và tràn đầy hứng thú thông qua những trải nghiệm mới lạ.
Thông qua trải nghiệm các chủ đề STEM THCS, học sinh sẽ được trang bị những kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học cần thiết một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Đây là tiền đề để các em phát triển khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác và áp dụng trong đời sống hàng ngày. Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới trải nghiệm các chủ đề STEM THCS, vui lòng truy cập tại đây.