Trải nghiệm 7+ chủ đề workshop hay cho sinh viên năm 2022
Làm thế nào để có trải nghiệm các chủ đề workshop hay cho sinh viên có lẽ là một câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay thắc mắc. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần tìm hiểu thông tin về các loại hình workshop hiện nay để có đánh giá chính xác hơn những workshop phù hợp với sinh viên.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hình thức workshop, tuy nhiên có thể chia thành 3 loại chính: workshop đào tạo, workshop chia sẻ kinh nghiệm và BootCamps. Mỗi hình thức workshop sẽ có cách thức triển khai khác nhau và phù hợp với những đề tài khác nhau.
Để tránh lãng phí thời gian, sinh viên không nên tham gia tất cả các workshop, mà cần có sự hiểu biết để chọn lựa được chủ đề phù hợp với mục đích, chuyên môn của mình. Dưới đây là một số chủ đề mà sinh viên có thể tham khảo.
1. Workshop về kỹ năng sống/kỹ năng mềm
Workshop có chủ đề kỹ năng sống/kỹ năng mềm nhằm mục đích phổ cập kiến thức, kỹ năng, giúp người tham dự phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Các chủ đề trong workshop kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông, đàm phán, deal lương… Đây là những kỹ năng cần thiết cho quá trình phát triển của người trẻ, và là những kỹ năng cần sử dụng trong cả cuộc sống và công việc.
Mục đích của workshop: Giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện, cải thiện, nâng cao các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc học tập, công việc và phát triển trong cuộc sống.
Những workshop kỹ năng sống/kỹ năng mềm cũng là những workshop phổ biến ở FPT Edu. Ví dụ như workshop "Kỹ năng thuyết trình cho sinh viên" do Cao đẳng Anh Quốc BTEC (thuộc FPT Edu) tổ chức. Workshop được tổ chức nhằm mục đích giúp sinh viên:
- Biết được những việc cần chuẩn bị cho việc thuyết trình
- Tự tin thuyết trình trước đám đông.
- Dám thể hiện ý tưởng của mình theo những hình thức khác biệt.
- Rèn luyện liên tục các kỹ năng đã học để thuyết trình tốt hơn.
- Xử lý tốt các tình huống trong thuyết trình.
- Biết cách tương tác với người nghe trong lúc trình bày.
Đây là workshop đặc biệt mà Cao đẳng Anh quốc BTEC tổ chức dành cho sinh viên khóa 4 tại BTEC TP. HCM với sự tham gia của cô Trần Thanh Bích Trà – Quản lý Đào tạo Khối Giáo dục, FPT Edu làm diễn giả.
2. Workshop định hướng tư duy và kỹ năng nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp tương lai
Workshop Định hướng tư duy và kỹ năng nghề nghiệp là những workshop mang tính định hướng và chuyên môn cao, chủ yếu hướng tới mục đích giúp những người trẻ tích lũy kiến thức và kỹ năng phục vụ tương lai.
Các chủ đề trong workshop: Các chủ đề liên quan tới tìm hiểu, khám phá bản thân, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng phục vụ công việc… Đây là những workshop bổ sung bên cạnh những tiết học, giờ học chính quy ở trường, nhằm giúp sinh viên mở mang kiến thức và hoàn thiện kỹ năng một cách tốt nhất trước khi chính thức làm việc thực tế.
Mục đích của workshop: Định hướng tư duy và kỹ năng nghề nghiệp cũng giúp sinh viên cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhất, bắt kịp thời đại – những thứ mà sách vở có thể chưa kịp sửa đổi, cập nhật.
Một trong những workshop định hướng tư duy được tổ chức tại FPT Edu là workshop về Yoga, Đọc, Viết, Thiền mang tên "Mình ơi, ở đây". Đây là một không gian trải nghiệm tương tác trực tuyến dành riêng cho sinh viên Viện đào tạo quốc tế FAI trên toàn quốc.
Workshop có sự chia sẻ của chị Ly Sei - Founder / Hít Vào Thở Ra Studio. Thông qua sự dẫn dắt của diễn giả, các SV sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá bản thân mình thông qua các hoạt động dựa trên nền tảng triết lý của chánh niệm/ mindfulness.
Khác với những buổi talkshow chỉ dừng lại ở việc diễn giả chia sẻ câu chuyện hay kinh nghiệm, "Mình Ơi, Ở Đây" là một workshop tương tác qua Google Meet & Google Classroom với các hoạt động: Yoga - Đọc - Viết - Thiền, dựa trên nền tảng triết lý của chánh niệm / mindfulness. Vì vậy người tham gia sẽ được thực hành cùng người hướng dẫn, cùng bước vào không gian tư duy của "Mình Ơi, Ở Đây" để gặp gỡ chính mình, quan sát và đối thoại với chính mình.
3. Workshop về chủ đề thời đại 4.0 và xu hướng toàn cầu
Workshop về thời đại 4.0 và xu hướng toàn cầu là những workshop nhằm mục đích cập nhật những thông tin, kiến thức và xu hướng dịch chuyển mới nhất của xã hội tới người trẻ. Đây là những workshop mà người trẻ có thể tìm thấy những kiến thức mới nhất, thịnh hành nhất để áp dụng vào công việc học tập và đời sống.
Các chủ đề trong workshop: Những workshop về thời đại 4.0 và xu hướng toàn cầu thường được tổ chức với những chủ đề như: Insight Gen Z, Xu hướng tuyển dụng ngành IT, Xu hướng công nghệ thời đại mới… Đây là những workshop mà người trẻ nên dành thời gian để tham gia bởi sẽ đặc biệt hữu ích trong việc đưa ra những quyết định nghề nghiệp trong tương lai.
Workshop "Xu hướng chủ đạo Thiết kế Web 4.0" do Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên thuộc FPT Edu tổ chức là một trong những workshop như vậy. Đây là workshop có sự phối hợp của nhà trường với các đơn vị doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT và TMĐT Marketing Digital là công ty TNHH MTV Phần mềm iNET và công ty Zozo.
Mục đích của workshop: Chương trình được tổ chức nhằm mục đích giúp cho các bạn sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic hiểu rõ hơn ngành học, công việc và môi trường làm việc của bản thân sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, đây còn là dịp để các bạn sinh viên kỳ cuối có cơ hội lựa chọn đơn vị thực tập đúng với mong muốn.
Workshop "Xu hướng tuyển dụng ngành IT" của Greenwich Việt Nam thuộc FPT Edu cũng là một trong số những workshop thuộc chủ đề này. Workshop có sự tham gia Anh Đào Việt Bách – Trưởng phòng tuyển dụng và thu hút nhân tài – FSoft Academy, Chị Nguyễn Thị Dung – Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH NTT Data VDS.
Tham dự workshop, các bạn sinh viên sẽ được nghe về những câu chuyện thực tế tuyển dụng ngành IT, hướng phát triển nghề nghiệp và những khó khăn, thử thách ngăn cách người trẻ với mức lương mong muốn. Đây là một trong những workshop truyền tải kinh nghiệm, kiến thức thực tế mà người trẻ nên tham gia.
4. Workshop về chủ đề kiến thức xã hội
Workshop về các chủ đề kiến thức xã hội là workshop chia sẻ những kiến thức xã hội cần thiết cho sự phát triển của người trẻ. Những workshop này thường hướng đến những đề tài gần gũi nhưng chưa được nhiều người hiểu một cách chính xác, hoặc những chủ đề được nhiều người quan tâm.
Các chủ đề trong workshop: Phổ cập những kiến thức, kỹ năng xử lý khi gặp các trường hợp liên quan tới pháp luật, môi trường, quản lý tài chính… Những chủ đề này có thể được triển khai thành những chương trình với những đề tài cụ thể như: Làm đồ dùng tái chế từ rác thải nhựa, Quản lý tài chính cho người trẻ, Pháp luật và cuộc sống…
Mục đích của workshop: Thông thường, những workshop này sẽ cung cấp nhiều thông tin, kiến thức, kỹ năng hữu ích cho người trẻ, đặc biệt là những kiến thức và kỹ năng liên quan đến cuộc sống. Thậm chí, một số workshop còn được nhà trường đặc biệt xây dựng để phục vụ cho chuyên ngành mà các bạn trẻ đang theo đuổi.
Một trong số những chủ đề workshop được tổ chức nhiều nhất phải kể đến workshop về môi trường. Vào ngày 17 – 18/09/2021, workshop trực tuyến “Zero Plastic Waste Challenge: Small Action, Big Impact” đã được Volunteer Việt Nam tổ chức trên nền tảng Zoom hướng đến đối tượng các bạn trẻ từ 16 đến 25 tuổi.
Đó là những người trẻ đang hoạt động trong một đội nhóm môi trường, hoặc là một cá nhân với những sáng kiến và hành động thiết thực; luôn trăn trở rằng liệu người trẻ có thể làm gì và đang tìm kiếm nguồn lực cho các ý tưởng, dự án nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.
Tham dự workshop, người trẻ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi:
- Tìm hiểu về chủ đề ô nhiễm nhựa, chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm sống xanh và cách giảm thiểu rác thải nhựa.
- Gặp gỡ các chuyên gia và khách mời đặc biệt với những câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ.
- Kết nối mạng lưới với các bạn trẻ có cùng mối quan tâm, tầm nhìn về môi trường.
- Giao lưu với các cựu sinh đã tham gia các chương trình trao đổi của Chính phủ Hoa Kỳ cũng như được lắng nghe những chia sẻ về các chương trình học bổng chính phủ từ phía Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
- Nhận được Giấy chứng nhận từ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. HCM khi tham gia đủ hai ngày sự kiện.
- Đặc biệt, các bạn trẻ sẽ có cơ hội được hỗ trợ, hướng dẫn cách viết hồ sơ dự án và nhận tài trợ để thực hiện sáng kiến của mình với tổng giá trị tài trợ lên đến 2.000 USD.
Đặc biệt, tham dự sự kiện, sinh viên có thể được giao lưu với các cựu sinh viên đã tham gia các chương trình trao đổi của Chính phủ Mỹ như UGRAD, YSEALI, SEAYLP, Fulbright... cùng nhiều diễn giả có kinh nghiệm hoạt động vì môi trường khác trong nước và quốc tế.
5. Workshop về chủ đề Khoa học
Workshop khoa học là chủ đề workshop khá kén người tham dự, tuy nhiên lại chứa hàm lượng kiến thức rất cao. Những workshop về khoa học thường chọn những đề tài nhỏ nhưng chuyên sâu của một lĩnh vực cụ thể để cung cấp cho người tham dự những thông tin chuyên môn.
Mục đích của workshop: Tuy workshop khoa học rất kén người tham dự, nhưng nếu có thể đầu tư thời gian cho những workshop này, người trẻ có thể hiểu sâu về những lĩnh vực, vấn đề khoa học cụ thể. Việc này cực kỳ hữu ích nếu sinh viên muốn phát triển ở một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó.
Các chủ đề của workshop: Trường ĐH FPT thuộc FPT Edu là một trong những trường thường xuyên tổ chức những workshop khoa học cho sinh viên. Đặc biệt, chuỗi workshop “Basic steps to conduct international research for FPTU students: Steps to success” được tổ chức định kỳ 2 lần/tháng đã tạo ra môi trường chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu khoa học với các mentor. Qua đó các bạn sinh viên có thể tự rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu của mình.
Buổi workshop có sự tham gia của hai mentor có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và sở hữu nhiều công trình nghiên cứu quốc tế Scopus/ISI bao gồm mentor Hồ Trà Giang – giảng viên ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn và mentor Huỳnh Tấn Hội – giảng viên ngành Ngôn ngữ Nhật.
Thông qua chuỗi workshop, sinh viên ĐH FPT, FPT Edu đã được giải đáp rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc nghiên cứu khoa học như: Phương pháp chọn đề tài, cách đặt tên đề tài, tìm giảng viên hướng dẫn và cách trình bày đề tài…
6. Workshop về chủ đề Nghệ thuật
Đối với những sinh viên không chuyên ngành nghệ thuật, thì những workshop nghệ thuật chỉ nhằm mục đích hoàn thiện các kỹ năng của người trẻ nhằm phục vụ công việc.
Các chủ đề của workshop: Những workshop nghệ thuật có thể liên quan đến những đề tài màu sắc, nét vẽ, thẩm mỹ, âm thanh, âm nhạc…
Mục đích của workshop: Tham dự những workshop nghệ thuật, người trẻ không chỉ được nâng cao thẩm mỹ mà còn được học những kiến thức, tiêu chuẩn nghệ thuật để áp dụng vào công việc chuyên môn của mình. Đồng thời, kiến thức nghệ thuật cũng là kiến thức cơ bản mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần để có thể tạo ra những sản phẩm hợp thẩm mỹ.
Tại ĐH FPT thuộc FPT Edu, sinh viên được tiếp xúc với nhiều workshop nghệ thuật từ sớm. Ví dụ như workshop về quy trình thu âm, lồng tiếng cho phim hoạt hình và các ấn phẩm truyền thông. Workshop có sự tham gia của diễn viên lồng tiếng Voice-talent Manager – Đặng Hoàng Khuyết.
Hoàng Khuyết tốt nghiệp kỹ sư hóa học nhưng anh đi học một khóa lồng tiếng cơ bản vì muốn tìm hiểu về nghề này. Sau khi vượt qua nhiều khó khăn, anh đã gắn bó với nghề này. Anh là người đã lồng tiếng cho các series phim hoạt hình như Doraemon, Pokemon, Thám tử lừng danh Conan. Chàng trai đa tài đảm nhận lồng tiếng các nhân vật hoạt hình như Nobita (trong phim Doraemon), Satoshi (phim Pokemon), Conan và Shinichi…
Đến với buổi workshop, người trẻ sẽ được tìm hiểu về quy trình thu âm, lồng tiếng cho phim hoạt hình và các ấn phẩm truyền thông. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm thu âm, xử lý âm thanh trong quá trình thực hiện sản phẩm truyền thông, trực tiếp đặt câu hỏi với diễn giả.
7. Workshop về chủ đề phương pháp học tập
Các chủ đề của workshop: Workshop phương pháp học tập thường là chủ đề được các trường học khai thác dành cho sinh viên năm nhất. Bởi sự chuyển đổi phương pháp học tập giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học thường khiến nhiều bạn trẻ hoang mang và mất nhiều thời gian làm quen. Do vậy, những workshop phương pháp học tập ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.
Bên cạnh đó, những workshop phương pháp học tập cũng thường chọn đề tài là cách học ngoại ngữ. Tham gia những workshop đó, người trẻ sẽ được tư vấn về phương pháp học tập hiệu quả, giúp đẩy nhanh tiến độ trong lộ trình học tập.
Buổi workshop "Học tiếng Anh online hiệu quả" là một trong những workshop hướng tới mục tiêu như thế. Workshop được dẫn dắt bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm của BTEC FPT thuộc FPT Edu là cô Đào Mai Phương và thầy Nguyễn Đức Thịnh.
Mục đích của workshop: Tham dự workshop, các bạn sinh viên không chỉ được lắng nghe tổng quan về chương trình học tập tiếng Anh mà còn được các thầy cô tận tình chia sẻ về phương pháp tự rèn luyện ngoại ngữ hiệu quả, giúp sinh viên làm quen với cách học tại nhà trường.
Phạm Như Băng – Sinh viên K5 chuyên ngành Marketing Quốc tế chia sẻ: “Buổi workshop hơn cả mong đợi của em. Lúc đầu em nghĩ sẽ là buổi gặp mặt hơi có phần khô khan, chủ yếu là để trả lời các câu hỏi của sinh viên chúng em. Nhưng khi tham gia, em đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Không khí của buổi workshop hôm nay vô cùng náo nhiệt và thú vị.”
8. Lưu ý khi trải nghiệm các chủ đề workshop
Để có được những trải nghiệm tốt khi tham dự workshop, sinh viên cũng nên lưu ý một số điểm:
- Ưu tiên chủ đề workshop liên quan đến định hướng nghề nghiệp, sở thích: Điều này giúp bạn có hứng thú lắng nghe, tiếp thu, không nên miễn cưỡng tham gia chỉ vì bạn bè rủ rê hoặc chạy theo đám đông…
- Tìm hiểu kỹ trước khi tham gia: Bạn cần tìm hiểu kỹ về chủ đề, nội dung workshop trước khi tham gia để chuẩn bị câu hỏi liên quan cho diễn giả kèm theo những chia sẻ bản thân và băn khoăn gặp phải.
- Nhiệt tình tham gia và đóng góp cho workshop: Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong việc tiếp thu kiến thức của bạn, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn, tiếp nhận được nhiều kiến thức hơn. Đồng thời, việc nhiệt tình tham gia và đóng góp cho workshop cũng giúp workshop thành công hơn, diễn giả có thêm nhiệt huyết để cống hiến cho sự kiện.
- Chọn workshop có thời lượng phù hợp với quỹ thời gian của bạn: Đảm bảo là bạn có thể tham gia từ đầu đến khi kết thúc workshop để tiếp thu trọn vẹn kiến thức về chủ đề mà bạn quan tâm. Có workshop chỉ diễn ra trong vài giờ nhưng cũng có workshop triển khai thành một chuỗi sự kiện dài hơi. Nếu chỉ tham dự 2/3 thời gian hoặc ngừng một buổi bất kì, bạn có thể sẽ không hiểu toàn bộ nội dung chủ đề được truyền đạt trong workshop đó.
- Thống kê lại những thông tin thu thập được sau mỗi buổi workshop: Bạn nên tự rút ra bài học cho bản thân, đồng thời đưa ra dự định sẽ áp dụng những kiến thức mới đó như thế nào vào công việc, học tập hoặc cuộc sống.
Hiểu và nắm rõ đặc điểm các chủ đề workshop, sinh viên sẽ dễ dàng chọn lựa được sự kiện phù hợp với bản thân mình. Đồng thời, nhờ đó người trẻ cũng dễ dàng trải nghiệm các chủ đề workshop hay cho sinh viên hơn mà không tốn kém các chi phí hoặc mất nhiều thời gian chọn lựa.
Xem thêm các hoạt động trải nghiệm workshop hay khác dành cho sinh viên tại đây