Khám phá 4+ hoạt động trải nghiệm công nghệ thú vị cho HSSV
Trải nghiệm công nghệ là quá trình học sinh, sinh viên khám phá, thử nghiệm, thực hành trực tiếp với công nghệ và học cách ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Việc trải nghiệm công nghệ ngay từ khi còn đi học là cách để người trẻ tiếp cận tri thức khoa học hiện đại, tăng khả năng hội nhập thế giới trong bối cảnh cách mạng 4.0 bùng nổ như hiện nay.
1. Các lĩnh vực công nghệ HSSV nên trải nghiệm
Lĩnh vực công nghệ là các nhóm ngành liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển cũng như phân phối hàng hóa dịch vụ dựa trên một công nghệ nhất định. Trong đó, học sinh sinh viên nên trải nghiệm 2 lĩnh vực công nghệ tiêu biểu như:
1.1. Công nghệ số - điện tử
Lĩnh vực công nghệ số - điện tử đi vào phát triển các hệ thống thiết bị, phần mềm, giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên; các hệ truyền động điện công nghiệp; các thiết bị điện tử công nghiệp, dân dụng tiên tiến; phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số tiên tiến khác trong lĩnh vực thương mại điện tử…
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, điện tử được sử dụng trong mọi mặt cuộc sống. Sớm trải nghiệm công nghệ số - điện tử sẽ giúp học sinh sinh viên có những kỹ năng, kiến thức để mở rộng cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Bởi ngày nay, các nhà máy, xí nghiệp mở ra ngày càng nhiều, nhu cầu nhân sự đối với các vị trí như kỹ sư điện tử, quản lý kỹ thuật, nhà tư vấn thiết kế và lắp đặt thiết bị... luôn dồi dào.
1.2. Công nghệ chế tạo và tự động hóa
Lĩnh vực công nghiệp chế tạo và tự động hóa, tập trung phát triển các công nghệ chế tạo - tự động hóa tiên tiến, tích hợp với các công nghệ 4.0 như công nghệ in 3D, dữ liệu lớn, công nghệ mô phỏng thực tế - ảo... nhằm từng bước xây dựng công nghiệp chế tạo thông minh thành một ngành công nghiệp mũi nhọn.
Trải nghiệm công nghệ chế tạo và tự động hóa là bước nền để học sinh sinh viên tiếp cận và hình dung được công việc của những kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp như: Dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện…
Nếu học sinh sinh viên đang ấp ủ mơ ước một ngày nào đó có thể chế tạo ra một robot giúp ích cho cuộc sống, hoặc muốn đảm nhiệm vai trò vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, cao hơn là Giám đốc kỹ thuật tại một doanh nghiệp... thì việc học tập và trải nghiệm trong lĩnh vực công nghệ chế tạo - tự động hóa là một hoạt động không thể thiếu.
2. Hoạt động trải nghiệm công nghệ HSSV không nên bỏ qua
Để có thể đón đầu những thách thức của thời đại, học sinh, sinh viên ngày nay cần sớm trang bị cho mình những trải nghiệm công nghệ phong phú, sẵn sàng mở ra cánh cửa toàn cầu hóa. Dưới đây là 5 hoạt động trải nghiệm công nghệ mà học sinh sinh viên không nên bỏ qua:
2.1. Các tiết học trong phòng học có thiết bị công nghệ
Các thiết bị công nghệ với những tính năng hiện đại sẽ giúp xóa bỏ sự nhàm chán, tăng khả năng tương tác, khơi gợi được sự hứng thú cho cả thầy và trò trong suốt tiết học. Nếu như lớp học truyền thống chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng, phần lớn thời gian giáo viên truyền thụ kiến thức, trò ngồi nghe và ghi chép, thì với việc ứng dụng các thiết bị công nghệ, người học sẽ được trải nghiệm tương tác trực tiếp, ghi chú, chỉnh sửa, viết, vẽ, trình chiếu…
Lựa chọn học tập ở những ngôi trường chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại là cách để bạn dễ dàng có được những trải nghiệm học tập thú vị, mới lạ và tiếp cận kiến thức một cách tân tiến nhất. Như tại Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education - FPT Edu), học sinh sinh viên luôn được tạo điều kiện học tập với những trang thiết bị hiện đại, đón đầu xu hướng.
Một số trải nghiệm học tập ứng dụng công nghệ ở FPT Edu tiêu biểu phải kể đến các tiết học trên dàn máy tính iMac đời mới, những bài học STEM với bộ dụng cụ thực hành hiện đại, các lớp học với hệ thống màn hình, máy chiếu tiện lợi và đồng bộ…
Sinh viên FPT Edu còn được trải nghiệm công nghệ đậm nét khi được học và thi trong phòng lab tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng nhiều tiện ích nhờ chuyển đổi số. Ngay từ khi mới ra mắt, phòng lab SAP Next Gen (ĐH FPT Hà Nội) đã khiến nhiều sinh viên trường khác phải “GATO” với FPTU-ers vì đây là phòng lap đầu tiên ở Việt Nam, tạo cơ hội cho các sinh viên áo cam trải nghiệm công nghệ ERP (Enterprise Resource Planning)...
Việc sớm tiếp xúc và có những hoạt động trải nghiệm công nghệ ngay từ các tiết học trên lớp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh, sinh viên FPT Edu thích nghi một cách nhanh chóng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0. Đã có sẵn kiến thức, tư duy về việc tiếp thu công nghệ mới từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em sẽ có điểm xuất phát tốt hơn, nhanh nhạy hơn các bạn cùng trang lứa trong việc thích nghi với thời cuộc.
2.2. Thực hành chế tạo máy móc công nghệ trong tiết học chính khóa/ngoại khóa
Nhằm mang đến những trải nghiệm công nghệ sâu rộng và lý thú cho học sinh sinh viên, các tiết học STEM đang ngày càng được chú trọng phát triển tại các trường học trên cả nước. Giáo dục STEM dạy cho người trẻ sức mạnh của công nghệ và các phát minh. Học sinh sinh viên sẽ được tiếp cận và thực hành để tự tay chế tạo những máy móc công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề nhất định trong thực tiễn.
Ví dụ khi tham gia chương trình “Human Robot” do Trường Tiểu học FPT tổ chức, các bạn học sinh sẽ có 90 phút để tự tay chế tạo và cải tiến robot mô phỏng vận động viên bơi lội thực thụ - Crawl Robot, với sự hướng dẫn của chuyên gia đến dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mỗi học sinh được trang bị bộ lắp ghép, sách hướng dẫn và được chỉ dạy tận tình để không chỉ hoàn thiện sản phẩm mà còn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, nguyên lý và cơ chế vận hành của robot. Thông qua đó, tư duy khoa học của học sinh cũng được trau dồi và bồi dưỡng niềm đam mê với khoa học, công nghệ.
Tạo cơ hội để học sinh sớm tiếp cận với lập trình, chế tạo máy móc cũng là một nội dung được quan tâm trong những tiết học STEM tại Trường THPT Gia Viễn A (Ninh Bình). Mới đây, ngôi trường này đã tổ chức thành công chuyên đề STEM môn Tin học với chủ đề: “Lập trình điều khiển Robot”, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Teen Gia Viễn A đã cùng tham gia minigame “Hành trình robot” để khoe tài lập trình. Theo đó, các đội sẽ tìm cách điều khiển robot theo các yêu cầu cụ thể để giải các bài toán mà ban giám khảo đưa ra. Đây có thể coi là một hoạt động ngoại khóa thiết thực và ý nghĩa, không chỉ khơi dậy niềm đam mê khoa học cho các thế hệ học sinh mà còn giúp các bạn được trải nghiệm nghiên cứu, chế tạo và trân trọng những sản phẩm khoa học.
2.3. Cuộc thi công nghệ
Các cuộc thi công nghệ không chỉ mang đến cho học sinh sinh viên sẽ cơ hội để kiểm tra năng lực bản thân mà còn tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó còn được đọ sức với những người bạn có cùng đam mê khoa học công nghệ, giao lưu học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau không chỉ học học tập mà trong cả công việc sau này.
Tại FPT Edu, học sinh sinh viên luôn “rộng cửa” cơ hội tranh tài ở rất nhiều cuộc thi công nghệ lớn, uy tín như FPT Edu Hackathon, F Talent Code… Trong số đó, cuộc thi với format độc đáo, giải thưởng “khủng” và thường quy tụ đông đảo anh tài CNTT trường F tham gia nhất có lẽ phải kể đến FPT Edu Hackathon.
Tại “sân chơi” này, học sinh sinh viên FPT Edu sẽ thi tài lập trình theo mô hình Hackathon nổi tiếng thế giới. Mỗi đội thi gồm 3 - 4 thành viên phải trải qua các vòng từ lọc ý tưởng, sơ loại để đến với chung kết “cân não”. Trong một khoảng thời gian giới hạn là 24h, đội thi cần nghiên cứu và phát triển hoàn thiện một sản phẩm, demo thuyết trình trước Ban giám khảo để chứng minh tính hiệu quả, thực tế và khả năng ứng dụng công nghệ tốt.
Có thể nói, FPT Edu Hackathon chính là cơ hội để học sinh sinh viên biến giấc mơ trong suy nghĩ, những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực thông qua công nghệ.
2.4. Sự kiện công nghệ
Song song với giờ học chính khóa, trải nghiệm các sự kiện công nghệ cũng là một cách học rất thực tế và hiệu quả cho học sinh sinh viên. Các sự kiện công nghệ hiện nay thường được tổ chức với hình thức phong phú, đa dạng chủ đề, giúp người trẻ không chỉ được giao lưu học hỏi kiến thức chuyên môn mà còn được chỉ dẫn, tư vấn bởi những khách mời là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Một số sự kiện công nghệ điển hình mà học sinh sinh viên có thể tham khảo và đăng ký tham gia như: Hội nghị khoa học, Triển lãm Công nghệ (Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng), Workshop “Ứng dụng công nghệ trong kinh tế” (ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), diễn đàn công nghệ thường niên FPT Techday…
Tham gia FPT Techday, sinh viên đam mê công nghệ sẽ được học hỏi rất nhiều nhiều kiến thức bổ ích, cập nhật những xu thế công nghệ mới tại Việt Nam và trên thế giới trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, FPT Techday 2022 còn có sân chơi “Đấu trường công nghệ” để các bạn trẻ cọ xát, khẳng định năng lực công nghệ của bản thân trong lĩnh vực lập trình, trí tuệ nhân tạo. Sinh viên sẽ cùng nhau vận dụng các nền tảng công nghệ mới để thiết kế, xây dựng những ứng dụng giải các bài toán thực tế và có cơ hội giành lấy những giải thưởng giá trị từ chương trình.
2.5. Thực tập tại các doanh nghiệp về công nghệ
Cùng với quá trình nỗ lực học tập tại trường, thời gian thực tập doanh nghiệp công nghệ là trải nghiệm đặc biệt quan trọng đối với sự trưởng thành của sinh viên và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT sau này. Tại đây, sinh viên sẽ được quan sát và tự mình tham gia vào các công việc, dự án như một nhân viên thực thụ. Quá trình này không chỉ giúp các bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong trong công việc, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn mà còn có cơ hội thể hiện mình, “ghi điểm” trong mắt nhà quản lý và giành “vé” nhân viên chính thức tại công ty sau khi tốt nghiệp.
Những kỳ thực tập như vậy được sinh viên FPT Edu trải nghiệm ngay từ năm 3, với điểm đến không chỉ là những công ty công nghệ trong nước mà có cả những “ông lớn” trong lĩnh vực CNTT trên toàn thế giới. Không ít những sinh viên áo cam từng có cơ hội thực tập, thậm chí là việc làm chính thức ngay sau khi ra trường tại các công ty công nghệ đình đám như Google, Microsoft, Shopee... Môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo cơ hội cho các bạn trải nghiệm nhiều kỹ năng hữu ích.
3. Giá trị của các hoạt động trải nghiệm công nghệ
3.1. Trang bị cho HSSV thêm kiến thức về công nghệ
Các hoạt động trải nghiệm công nghệ là bước đệm quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ kiến thức về công nghệ trên sách vở sang dạng kỹ năng thực hành, ứng dụng công nghệ vào công việc, học tập và cuộc sống. Càng tích lũy cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ, người trẻ càng có nhiều tiềm năng hội nhập phát triển, đón đầu những cơ hội việc làm trong thời đại 4.0.
3.2. Giúp HSSV thích nghi nhanh chóng với sự phát triển công nghệ 4.0
Giữa thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, việc tiếp xúc và làm quen với những công nghệ mới của thời đại là cơ hội tốt cho sự phát triển nhận thức của học sinh sinh viên. Đây cũng là bước đệm đầu tiên để người trẻ sớm thích nghi và tự tin vươn mình trình trở thành công dân số, đặc biệt là đối với những bạn có năng khiếu về công nghệ.
3.3. Tạo cơ hội cho HSSV ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống
Với một thời lượng học tập trải nghiệm công nghệ đủ dài và có hoạt động trải nghiệm công nghệ thích hợp với lứa tuổi, các em hoàn toàn có khả năng ứng dụng công nghệ vào học tập, công việc. Thậm chí, nhiều bạn còn có thể phát minh ra các loại máy móc công nghệ để giảm thiểu sức người trong lao động sản xuất thường ngày.
Ứng dụng công nghệ vào thực tế cuộc sống là cái đích cuối cùng của FPT Edu khi đưa hoạt động trải nghiệm công nghệ tại FPT vào chương trình giảng dạy. Bởi chỉ khi biến kiến thức thành kỹ năng, biến kỹ năng thành hành động thì giáo dục mới phát huy hiệu quả của nó.
Có thể nói, trải nghiệm công nghệ là hoạt động không thể bỏ qua của học sinh, sinh viên học ngành công nghệ số, điện tử, chế tạo,... giúp trau dồi cả về kỹ năng lẫn tư duy, tạo đà phát triển cho công việc của các bạn sau này.
Xem thêm những trải nghiệm công nghệ thú vị tại FPT Edu tại đây.
Ảnh: FPT Edu, Internet