Trải nghiệm FPT Edu

12+ hoạt động trải nghiệm khoa học kỹ thuật ý nghĩa nhất thời HSSV

29/11/2022
seo2022
5621

Trải nghiệm khoa học kỹ thuật mang đến rất nhiều giá trị cả về kiến thức, kỹ năng cho học sinh sinh viên, tạo bệ phóng cho khả năng sáng tạo và khả năng thích ứng cao với thời đại số. Dưới đây là những hoạt động trải nghiệm khoa học kỹ thuật phổ biến với nhiều giá trị thiết thực mà HSSV không nên bỏ qua khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

1. Các lĩnh vực khoa học kỹ thuật nên trải nghiệm

Khoa học kỹ thuật không chỉ có công nghệ, máy móc mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác như khoa học động vật, thực vật, xã hội và hành vi… Do đó, HSSV có thể tùy theo năng lực, sở thích cá nhân để lựa chọn một trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật dưới đây để nghiên cứu, sáng tạo: 

1.1. Khoa học động vật

Lĩnh vực chuyên sâu: Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa…

Ý nghĩa của trải nghiệm khoa học động vật: Có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về các giống loài cũng như mối quan hệ giữa động thực vật với con người, giữa muôn loài với môi trường tự nhiên. Hiểu về các loài động thực vật trong môi trường tự nhiên, trên cơ sở đó tìm cách ứng dụng phù hợp cũng như bảo tồn sự đa dạng giống loài này.

Khoa học động vật nghiên cứu sinh học của các loài vật dưới sự kiểm soát của loài người.
Khoa học động vật nghiên cứu sinh học của các loài vật dưới sự kiểm soát của loài người.

1.2. Khoa học xã hội và hành vi

Lĩnh vực chuyên sâu: Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã hội và xã hội học...

Ý nghĩa của trải nghiệm khoa học xã hội và hành vi: Khám phá, phát hiện các quy luật, định luật về tâm lý xã hội hành vi, ứng dụng để giải thích được các hiện tượng tương tự trong đời sống.

1.3. Năng lượng hóa học

Lĩnh vực chuyên sâu: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiên liệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời…

Ý nghĩa của trải nghiệm khoa học năng lượng hóa học: Hiểu được năng lượng hóa học là năng lượng chứa trong những liên kết giữa các nguyên tử hay các phân tử, trên cơ sở đó giải thích được một số phản ứng hóa học cơ bản thường thấy trong đời sống.

1.4. Khoa học Trái Đất và môi trường

Lĩnh vực chuyên sâu: Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước…

Ý nghĩa của trải nghiệm khoa học Trái đất và môi trường: Tìm hiểu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh, nghiên cứu về nguồn gốc, phản ứng, vận chuyển và chuyển hóa các chất trong môi trường đồng thời đi sâu vào tìm hiểu các ảnh hưởng của hoạt động con người lên môi trường tự nhiên, hướng đến mục đích cuối cùng là bảo vệ và cải thiện dần môi trường sống của con người trên Trái Đất.

Khoa học Trái đất và môi trường giúp người trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Khoa học Trái đất và môi trường giúp người trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

1.5. Kỹ thuật cơ khí

Lĩnh vực chuyên sâu: Kỹ thuật hàng không và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lý thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ thuật gia công công nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;…

Ý nghĩa của trải nghiệm: Tìm hiểu và biết cách ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích.

1.6. Kỹ thuật môi trường

Lĩnh vực chuyên sâu: Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước…

Ý nghĩa của trải nghiệm: Tìm hiểu về về các kỹ thuật và công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý -  hóa học. Các giải pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển bền vững.

1.7. Robot máy thông minh

Lĩnh vực chuyên sâu: Máy sinh học; Lý thuyết điều khiển; Rô bốt động lực…

Ý nghĩa của trải nghiệm: Tìm hiểu các công việc vận hành, khai thác, bảo trì robot và các loại trang thiết bị tự động liên quan; trên cơ sở đó áp dụng các kiến thức đã học vào việc sáng chế máy móc, vận hành, khai thác các hệ thống tự động hóa với sự tham gia của robot…

Học sinh FPT Edu làm nghiên cứu khoa học với đề tài chế tạo robot giao hàng trong khu cách ly.
Học sinh FPT Edu làm nghiên cứu khoa học với đề tài chế tạo robot giao hàng trong khu cách ly.

1.8. Phần mềm hệ thống

Lĩnh vực chuyên sâu: Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình…

Ý nghĩa của trải nghiệm: Tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm, trên cơ sở đó vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các giai đoạn của quy trình sản xuất một dự án, sản phẩm...

Những trải nghiệm khoa học kỹ thuật đa dạng mang lại nhiều giá trị thiết thực cho HSSV.
Những trải nghiệm khoa học kỹ thuật đa dạng mang lại nhiều giá trị thiết thực cho HSSV.

2. 5 hoạt động khoa học kỹ thuật nên trải nghiệm

Các lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói trên bao gồm rất nhiều hoạt động để HSSV có thể trải nghiệm, ví dụ như tiết học STEM, tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật, làm đồ án… Với mỗi hoạt động trải nghiệm khoa học kỹ thuật, HSSV cần hiểu được bản chất, mục đích ý nghĩa và cả lưu ý khi tham gia để có thể trải nghiệm tối đa và hiệu quả nhất. 

2.1. Tiết học STEM

Tiết học STEM là những tiết học liên môn, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

Tiết học STEM trang bị cho HSSV kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Việc kết hợp liên môn giúp quá trình học tập của HSSV có thêm nhiều trải nghiệm học tập sáng tạo, không chỉ chú trọng lý thuyết mà còn được trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho sự thành công trong công việc sau này, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo…

Dạy các môn khoa học theo bài học STEM tạo cho HS FPT Edu những trải nghiệm lý thú thay vì cách học truyền thống.
Dạy các môn khoa học theo bài học STEM tạo cho HS FPT Edu những trải nghiệm lý thú thay vì cách học truyền thống.

Có thể nói, giáo dục STEM giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc tốt trong môi trường đòi hỏi tính sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Hiểu được những giá trị thiết thực của giáo dục STEM, nhiều đơn vị đào tạo ngày càng quan tâm chú trọng phát triển mô hình này.

Tại Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Edu, tiết học STEM không chỉ có ở những bài học liên môn Toán, Tin, Công nghệ, Khoa học tự nhiên mà HSSV còn có thể tham gia vào CLB STEM để thỏa sức tìm hiểu và sáng tạo về khoa học công nghệ. Các thành viên Robotics trường THPT FPT còn tự tin ghi tên mình trong các cuộc thi trong và ngoài nước và gặt hái được những thành tích đáng tự hào.

2.2. Thực hành, thực nghiệm

Học qua thực hành là phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở sự quan sát, trải nghiệm thực tế và thực hiện các hoạt động liên quan đến môn học của HSSV. Giáo viên chỉ là người định hướng, hỗ trợ người học trong suốt quá trình thực hành. HSSV sẽ chủ động thu nạp kiến thức, hình thành các kỹ năng cần có trong cuộc sống sau này.

Hoạt động thực hành và thí nghiệm là cách để HSSV có thể vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, quan sát, dự đoán và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Thí nghiệm thành công đồng nghĩa với việc HSSV có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên, hiểu được bản chất vấn đề, trên cơ sở đó phát huy được tính chủ động tư duy, sáng tạo tìm tòi kiến thức mới.

Nhân vật văn học bước từ trang sách ra sân khấu được dàn dựng bởi học sinh phổ thông FPT Edu.
Nhân vật văn học bước từ trang sách ra sân khấu được dàn dựng bởi học sinh phổ thông FPT Edu.

Ví dụ với môn Văn học, thay vì chỉ nghe giảng, đọc chép, cảm thụ tác phẩm như phương pháp truyền thống, các thầy cô trường THPT FPT dạy học trải nghiệm bằng cách sân khấu hóa các tác phẩm văn chương. Tham gia hoạt động này, học sinh của từng lớp được lựa chọn những tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học trong chương trình giảng dạy để chuyển thể sang hình thức sân khấu.

Qua các vở diễn, tác phẩm văn học dường như trở nên sống động và hấp dẫn hơn, khơi gợi cho học sinh ý muốn tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý nghĩa tác phẩm. Phương pháp học trải nghiệm sáng tạo như vậy góp phần tác động tích cực đến việc tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng cho học sinh FPT Education, giúp các bạn hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

2.3. Thi nghiên cứu KHKT cấp cơ sở, cấp quốc gia

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là cách để HSSV có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Hoạt động này mang đến rất nhiều giá trị thiết thực cho HSSV như: Đào sâu nghiên cứu để nắm chắc kiến thức, phát triển các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân, rèn luyện kỹ năng mềm (đặc biệt là khả năng thuyết trình, phản biện), cải thiện tiếng Anh chuyên ngành (sử dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu nước ngoài hoặc trình bày bài nghiên cứu bằng ngoại ngữ)...

FPT Edu ResFes là cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho HSSV quy mô nhất toàn Tổ chức Giáo dục FPT.
FPT Edu ResFes là cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho HSSV quy mô nhất toàn Tổ chức Giáo dục FPT.

Như tại Tổ chức Giáo dục FPT, hàng năm HSSV đều có cơ hội tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học có tên FPT Edu Research Festival (FPT Edu ResFes). Mỗi mùa giải, FPT Edu ResFes lại đưa ra một chủ đề có tính mở nhằm khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh sinh viên, trên cơ sở đó phát triển những dự án/đề tài thú vị, nhiều tiềm năng ứng dụng thực tiễn. Đề tài nghiên cứu khoa học cần thuộc 1 trong 5 lĩnh vực (hay còn gọi là tiểu ban): Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ, Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Truyền thông đa phương tiện. 

Với 3 vòng thi gay cấn (Đăng ký, Sơ loại và Chung kết) cùng dàn giám khảo, Hội đồng chuyên môn dày dặn kinh nghiệm, mỗi mùa giải của FPT Edu ResFes đều là dịp tranh tài gay cấn của học sinh, sinh viên không chỉ trong tổ chức giáo dục FPT mà còn cả ở một số trường, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Nhiều dự án sáng tạo thiết thực đã được HSSV “trình làng” tại cuộc thi và gây ấn tượng cho Hội đồng chuyên môn như: 

  • Giám sát cách người cách ly tại nhà bằng vòng đeo tay thông minh
  • Nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của nội dung Tiktok đối với HSSV trong thời điểm dịch COVID-19
  • Nghiên cứu về vấn nạn quấy rối tình dục tại Việt Nam…

2.4. Làm đồ án

Không chỉ là một sản phẩm mà một sinh viên phải hoàn thành để phục vụ cho công việc tốt nghiệp đại học, quá trình làm đồ án cũng là cơ hội để HSSV trau dồi kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm nghiên cứu khoa học và tìm cách ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.

Tại ĐH FPT thuộc FPT Edu, bảo vệ đồ án không chỉ là một sự kiện quan trọng trong hành trình 4 năm giảng đường mà còn là bệ phóng nơi các ý tưởng sáng tạo, phát hiện ý nghĩa của sinh viên được từng bước hiện thực hóa. Hơn 4 tháng miệt mài ăn, ngủ cùng đồ án, tìm tòi nghiên cứu, làm việc nhóm và được tiếp thu những nhận xét, phản biện từ hội đồng chuyên môn, đó chắc chắn là những kỷ niệm đẹp và hành trang quý giá cho sinh viên trước khi chính thức tốt nghiệp ra trường.

SV FPT Edu tự tin thuyết trình đồ án tốt nghiệp trước Hội đồng chuyên môn.
SV FPT Edu tự tin thuyết trình đồ án tốt nghiệp trước Hội đồng chuyên môn.

Đặc biệt, những đồ án tốt nghiệp xuất sắc của SV FPT Edu không chỉ để “đóng quyển”, “lưu thư viện” mà còn là bàn đạp để các bạn có thể bắt đầu sự nghiệp. Tính thực tế, khả năng thương mại hóa cao chính là bí quyết để sinh viên có thể “ra giá” cho những đồ án tốt nghiệp của mình. Có không ít đồ án được doanh nghiệp săn đón ngay sau khi bảo vệ hay trở thành ý tưởng khởi nghiệp của các bạn sinh viên.

2.5. Thực tập tại các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực KHKT

Đây là cách để sinh viên sớm được nghiệm thực tế và nắm bắt vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Trong quá trình thực tập, sinh viên rèn luyện cho mình các tác phong công nghiệp, tinh thần kỷ luật, đoàn kết và thành thạo các kỹ năng chuyên môn, đáp ứng tốt các vị trí công việc về khoa học kỹ thuật. Sau quá trình thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên còn có cơ hội việc làm, thậm chí được doanh nghiệp giữ lại cơ quan, nhận vào làm ngay sau khi tốt nghiệp. 

Thực tập doanh nghiệp ngay từ năm 3 là một “đặc sản” của SV FPT Edu.
Thực tập doanh nghiệp ngay từ năm 3 là một “đặc sản” của SV FPT Edu.

Tại ĐH FPT thuộc FPT Edu, 100% sinh viên sẽ đi thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngay từ năm 3, thay vì năm 4 như nhiều trường ĐH khác. Thời gian thực tập doanh nghiệp từ 1 đến 2 tháng chính là cơ hội để sinh viên ĐH FPT trực tiếp áp dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. 

Trải nghiệm việc làm sớm giúp sinh viên ĐH FPT nhìn nhận thực tế hơn về yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay đối với nhân sự trẻ. Từ đó, mỗi bạn có sự điều chỉnh cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Đặc biệt, nhiều sinh viên ĐH FPT sau khi hoàn thành kỳ thực tập còn được tuyển dụng ngay khi chưa chính thức nhận bằng tốt nghiệp. 

3. Giá trị của trải nghiệm khoa học kỹ thuật

3 giá trị nổi bật nhất của trải nghiệm khoa học kỹ thuật là:

  • Tiếp cận và bồi đắp kiến thức về KHKT: Thông qua các trải nghiệm khoa học kỹ thuật, học sinh sinh viên sẽ có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm, nắm bắt lý thuyết và biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
  • Giúp thích nghi nhanh với thời đại KHKT phát triển mạnh mẽ: Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật, xã hội trong tương lai hứa hẹn nhiều thay đổi đột phá. Chính vì vậy, trang bị năng lực khoa học công nghệ cho thế hệ học sinh hiện tại là việc vô cùng cần thiết. Khi đó, các hoạt động trải nghiệm khoa học kỹ thuật càng có giá trị thiết thực, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho HSSV.
  • Tạo cơ hội ứng dụng KHKT vào thực tiễn cuộc sống, nuôi dưỡng đam mê: Những hoạt động trải nghiệm KHKT từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp học sinh  áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, tiếp cận, với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, là tiền đề quan trọng để nuôi dưỡng đam mê và định hướng ngành nghề tương lai.

Nếu còn băn khoăn về các trải nghiệm khoa học kỹ thuật phổ biến và ý nghĩa cho học sinh, sinh viên hoặc quan tâm thêm những thông tin bổ ích về giáo dục, bạn có thể tham khảo thêm tại đây

Ảnh: Internet, FPT Edu

5621

Nhân vật