Trải nghiệm FPT Edu

Trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học và những điều cần biết

11/08/2022
seo2022
6795

Trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học ngày càng được chú trọng tại cấp THCS và THPT. Tuy nhiên, để xây dựng được những trải nghiệm chất lượng, cả giáo viên và học sinh cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết.

1. Tính cấp thiết của trải nghiệm sáng tạo môn Hoá học

Hóa học nằm trong nhóm các môn học khoa học tự nhiên, mang tính thực tiễn cao. Hóa học mô tả các hiện tượng tự nhiên dưới góc độ các phản ứng hóa học. Do vậy, đây là một môn học cần nhiều trải nghiệm thực hành sáng tạo để người học có thể hiểu rõ về bản chất cũng như dễ dàng tiếp thu những lý thuyết khô khan.

Trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học giúp học sinh hiểu rõ hơn và hứng thú hơn với bài học
Trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học giúp học sinh hiểu rõ hơn và hứng thú hơn với bài học

Kiến thức hóa học được đánh giá là khó hình dung, khó hiểu nếu chỉ được truyền thụ thông qua lý thuyết. Đa phần môn học này được thể hiện thông qua các công thức, con số, số liệu, nên khá khô khan. Điều này khiến người học thường tiếp cận kiến thức một cách thụ động, dễ sinh ra cảm giác chán nản, không hứng thú nếu không được kết hợp với việc thực hành.

Do vậy, đây là môn học cần được giảng dạy kết hợp với việc thực hành. Kết hợp với trải nghiệm thực tế sẽ giúp người học lý giải nhiều hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế: hiện tượng oxi hóa, tôi vôi xây nhà hoặc nước rau muống đổi màu sau khi vắt chanh… Điều này không chỉ tăng cường hứng thú cho môn học mà còn là những ví dụ trực quan cho những kiến thức lý thuyết được giảng dạy trong chương trình.

Hơn nữa, nhiều phản ứng hóa học có thể dễ dàng được thực hiện tại lớp học với chi phí thấp, nhưng đủ để làm ví dụ trực quan cho người học.

2. Lợi ích của trải nghiệm sáng tạo môn Hoá học

Trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học đem tới nhiều lợi ích:

  • Biến lý thuyết khô khan trở thành những bài tập thực hành trực quan: Điều này giúp người học dễ dàng hiểu được bài học, ghi nhớ kiến thức.
  • Người học hào hứng hơn: Những trải nghiệm mới lạ ở bộ môn Hóa học sẽ giúp người học trở nên hào hứng hơn với tiết học bài học.
  • Giúp ghi nhớ lâu hơn: Việc thực hành kiến thức trong một hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể sẽ khiến kiến thức được ghi nhớ nhanh chóng và lâu hơn so với việc học thuộc những công thức đơn thuần.
  • Kích thích trí tò mò, mong muốn khám phá ở người học: Việc trải nghiệm thực hành sáng tạo sẽ khiến người học tự đặt ra nhiều câu hỏi, cũng như có nhiều thắc mắc trong quá trình thực hành. Điều này rất tốt cho việc kích thích trí tò mò, mong muốn khám phá kiến thức ở người học.
  • Nuôi dưỡng niềm đam mê: Từ những tò mò, thắc mắc trong quá trình thực hành, việc trải nghiệm sẽ giúp người học gắn bó và yêu thích với việc lý giải các hiện tượng trong Hóa học. Từ đó nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực Hóa học đối với người trẻ.

3. Các hoạt động trải nghiệm môn hoá học

3.1. Trải nghiệm thông qua CLB hoá học

Đây là hình thức trải nghiệm thông dụng và thú vị tại nhiều đơn vị giáo dục. Trong trải nghiệm CLB Hóa học, người học sẽ được tham gia một tập thể những người có mong muốn tìm hiểu về bộ môn này. Ở trong tập thể đó, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu về những kiến thức Hóa học thú vị, cùng lan tỏa tình yêu với lĩnh vực Hóa học.

Trải nghiệm thông qua CLB Hóa Học sẽ giúp người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu về những kiến thức Hóa học thú vị, cùng lan tỏa tình yêu với lĩnh vực Hóa học.
Trải nghiệm thông qua CLB Hóa Học sẽ giúp người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu về những kiến thức Hóa học thú vị, cùng lan tỏa tình yêu với lĩnh vực Hóa học.

Thông thường, các CLB Hóa học cũng sẽ có những người có kinh nghiệm như giáo viên, giảng viên, hoặc những thành viên có am hiểu nhất định về Hóa làm hướng dẫn. Do vậy, đây cũng là địa chỉ đáng tin cậy để người học tìm đến khi có những thắc mắc liên quan đến bài học ở trên lớp. 

Đôi khi, các CLB Hóa học cũng sẽ tổ chức những sự kiện nhằm quảng bá CLB, kết nạp thành viên hoặc đơn giản là tạo sân chơi cho các thành viên trong CLB cùng tham gia. 

3.2. Trải nghiệm thông qua cuộc thi

Các cuộc thi Hóa học cũng là một trải nghiệm thường thấy tại nhiều trường học. Đây là hình thức trải nghiệm thu hút những học sinh có kiến thức nhất định về bộ môn Hóa, giúp họ ôn tập lại kiến thức, bồi đắp sự tự tin và đam mê với môn học. 

Đây là hình thức trải nghiệm thu hút những học sinh có kiến thức nhất định về bộ môn Hóa
Đây là hình thức trải nghiệm thu hút những học sinh có kiến thức nhất định về bộ môn Hóa

Các cuộc thi thường đem tới cho thí sinh nhiều động lực nhờ danh hiệu danh giá và những giải thưởng giá trị. Điều này không chỉ là sự ghi nhận đối với sự cố gắng của người học mà còn là sự thúc đẩy họ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai.

Hình thức các cuộc thi cũng rất đa dạng nhưng thường bao gồm hai phần thi là thi thực hành và thi lý thuyết. Trong quá trình tham dự cuộc thi, các thí sinh cũng được rèn luyện những kỹ năng khác như diễn thuyết, làm việc nhóm, đàm phán, giao tiếp…

3.3. Trải nghiệm thông qua bài thực hành/thí nghiệm

Thực hành/thí nghiệm hóa học là những trải nghiệm có thể thực hiện ngay tại lớp học hoặc phòng thí nghiệm của nhà trường. Những trải nghiệm này có thể nhằm mục đích minh họa cho kiến thức lý thuyết trên lớp, hoặc là bài tập thực hành trực quan cho người học.

Thông thường, những trải nghiệm thực hành, thí nghiệm được áp dụng cho những phản ứng an toàn khi thực hiện tại phòng thí nghiệm của trường, đơn giản, không tiêu tốn quá nhiều chi phí… Ví dụ như: phản ứng giữa Natri với nước, thí nghiệm pha loãng dung dịch axit, phản ứng tôi vôi, phản ứng oxi hóa…

Thực hành/thí nghiệm là phương pháp trải nghiệm đơn giản mà thú vị có thể áp dụng ngay tại trường học
Thực hành/thí nghiệm là phương pháp trải nghiệm đơn giản mà thú vị có thể áp dụng ngay tại trường học

4. Kinh nghiệm dạy học trải nghiệm sáng tạo môn hoá học 

Hóa học là một môn phù hợp để dạy học trải nghiệm sáng tạo. Tuy nhiên để có được những tiết học trải nghiệm chất lượng, giáo viên cũng cần nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.

4.1. Kinh nghiệm làm giáo trình 

Làm giáo trình là bước lên kế hoạch cho các hoạt động trải nghiệm. Giáo trình càng rõ ràng, chi tiết, mức độ thành công theo kế hoạch càng cao. Bên cạnh đó, để có thể làm ra một giáo trình trải nghiệm tốt, giáo viên cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Xác định rõ mục tiêu và cách thức của những hoạt động trải nghiệm để làm giáo trình bám sát nội dung đó, tránh sa đà hoặc không đạt được mục đích của bài học.
  • Cân nhắc đến yếu tố phù hợp khi đề xuất hoạt động trải nghiệm: Yếu tố phù hợp là tiêu chí đầu tiên cần cân nhắc khi lên kế hoạch trải nghiệm. Các yếu tố cần cân nhắc là phù hợp về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ người học, mức độ an toàn…
  • Luôn có phương án B cho những hoạt động dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan: Điều này không chỉ giúp cho các hoạt động trải nghiệm có tỉ lệ thành công cao hơn mà còn giúp nâng cao chất lượng cho các hoạt động trải nghiệm.

4.2. Kinh nghiệm làm bài thi

Làm bài thi là cách để giáo viên kiểm tra mức độ hiểu bài và tiếp thu kiến thức của người học. Đây cũng là cách để biết được giáo viên có cần điều chỉnh phương pháp dạy, cách thức dạy học trải nghiệm hay không.

Đề thi nên đặt ra các câu hỏi dựa theo kiến thức thực tế mà học sinh được học và trải nghiệm trong môn học.
Đề thi nên đặt ra các câu hỏi dựa theo kiến thức thực tế mà học sinh được học và trải nghiệm sáng tạo môn hóa học

Khi làm bài thi, giáo viên cần lưu ý một số điểm:

  • Tuân theo cấu trúc đề thi mẫu: Đề thi mẫu là đề thi đã được nghiên cứu để đảm bảo trọng số các phần kiến thức trong đề thi được cho ở mức phù hợp, tránh việc giáo viên sa đà vào phần kiến thức này hoặc coi nhẹ phần kiến thức khác. Thông thường, những phần kiến thức quan trọng sẽ được ra ở nhiều câu hỏi hơn.
  • Đề thi cần bám sát kiến thức và trải nghiệm thực tế của học sinh: Điều này sẽ giúp giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu của người học. Tuy nhiên, ở một số câu hỏi có tác dụng phân loại học sinh (câu hỏi khó), giáo viên nên đưa ra những vấn đề cần nhiều sự suy luận hoặc tính toán hơn.
  • Đề thi cũng cần sự sáng tạo: Đó có thể là việc đặt câu hỏi ngược, các câu hỏi tổng hợp, kết hợp, hoặc các câu hỏi chia nhỏ vấn đề… Điều này không chỉ giúp tăng sự hứng thú khi làm bài của người học mà còn là cách kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh cực kỳ hiệu quả.

4.3. Kinh nghiệm quản lý lớp học

Quản lý lớp học là một kỹ năng. Mỗi một giáo viên sẽ có một cách quản lý lớp học khác nhau mà chúng ta khó có thể đánh giá rằng cách làm của người này là đúng, còn cách làm của người khác là sai. Bởi vậy, bên cạnh những quy tắc liên quan đến quản lý lớp học, giáo viên cũng cần tích lũy những kinh nghiệm từ thực tế để làm tốt nhiệm vụ này.

Một số điểm cần lưu ý khi quản lý lớp học:

  • Nắm chắc những quy tắc quản lý: Việc nắm chắc những quy tắc quản lý trong nghiệp vụ sư phạm là cách để tăng khả năng thành công của việc quản lý lớp học, đặc biệt là trong những trường hợp phát sinh.
  • Ứng xử khéo léo và phù hợp với hoàn cảnh: Nguyên tắc quản lý chỉ phân loại một số tình huống, nhưng trong thực tế, lớp học sẽ diễn ra với rất nhiều bối cảnh không cố định. Bởi vậy, ứng xử khéo léo và phù hợp với hoàn cảnh dựa trên nguyên tắc là cách để giữ lớp học dưới sự kiểm soát mà không làm mất đi không khí và tinh thần học tập.
  • Quản lý không có nghĩa là xa cách: Đa số người học ở cấp phổ thông đều bị chi phối bởi tình cảm. Do vậy việc quản lý quá nghiêm khắc, khắt khe sẽ làm tăng khoảng cách giữa cô và trò. Hãy thống nhất những quy định của lớp học, tiến trình bài học trước với học sinh, và thoải mái tận hưởng tiết học với sự đồng thuận ấy, thay vì liên tục dừng lại để nhắc nhở học sinh.

5. Gợi ý ý tưởng dạy học trải nghiệm Hoá Học

Có rất nhiều ý tưởng dạy học trải nghiệm Hóa học đơn giản có thể áp dụng tại trường học như: phản ứng tôi vôi, các phản ứng oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử…

Có nhiều cách để thực hiện hoạt động trải nghiệm Hóa học cho học sinh tại lớp
Có nhiều cách để thực hiện hoạt động trải nghiệm Hóa học cho học sinh tại lớp

5.1. Ý tưởng dạy học trải nghiệm Hoá Học THCS

Nội dung môn học

Nội dung hoạt động trải nghiệm

Nội dung hoạt động trải nghiệm

qua môn học tại địa phương

Phản ứng oxi hóa khử

Thả một mẩu nhỏ Natri vào chậu nước.

Kết quả thu được là dung dịch kiềm NaOH và khí Hidro. Đây là phản ứng sinh nhiệt.

2Na+2H2​O −> 2NaOH + H2​
 

Phản ứng oxi hóa khử cũng là phản ứng hóa học thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ như quá trình đốt cháy nhiên liệu :

+ Đốt than:

C+O2→CO2C+O2→CO2

+ Đốt khí tự nhiên: 

CH4+2O2→CO2+2H2OCH4 +2O2→CO2+2H2O

+ Đốt gaz (bếp gaz, bật lửa gaz):

2C4H10+13O2→8CO2 +10H2O

Phản ứng oxi hóa

Khi sắt hay hợp kim của sắt (như thép…) tiếp xúc với oxy và độ ẩm trong một khoảng thời gian dài, tạo thành một hợp chất mới gọi là oxít sắt hay còn gọi là rỉ sắt. 

Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát hiện tượng gỉ sắt xung quanh mình và giải thích hiện tượng bằng hóa học.

Fe → Fe 2+ + 2e –

4Fe 2+ + O 2 → 4Fe 3+ + 2O 2-

Fe 2+ + 2H 2 O ⇌ Fe (OH) 2 + 2H +

Fe 3+ + 3H 2 O ⇌ Fe (OH) 3 + 3H +

Hiểu được đặc tính hóa học của sắt, con người có thể có những biện pháp chống rỉ sét hiệu quả như: mạ kim loại, hạn chế sắt tiếp xúc với nước, hoặc chế tạo ra các hợp kim để chống hiện tượng rỉ sét.

5.2. Ý tưởng dạy học trải nghiệm Hoá Học THPT

Nội dung môn học

Nội dung hoạt động trải nghiệm

Nội dung hoạt động trải nghiệm

qua môn học tại địa phương

Phản ứng kết tủa

Cho vôi nung tác dụng với nước trong điều kiện bình thường.

Kết quả của phản ứng là vôi tôi mang tính kiềm và nhiệt.

CaO + H2O →  Ca(OH)2 + nhiệt

Phản ứng tôi vôi được áp dụng trong xây dựng. Vôi tôi được sử dụng như một chất kết dính hiệu quả để xây các công trình.

Ôn tập và thực hành kiến thức hóa học

Cuộc thi quy mô lớp học:

Giáo viên chia lớp thành 2-3 nhóm với số lượng thành viên phù hợp và cho các nhóm thi đấu theo một bộ câu hỏi có sẵn.

Nhóm chiến thắng sẽ giành được phần thưởng.

Yêu cầu học sinh tìm kiếm một ứng dụng thực tế của hóa học trong cuộc sống hàng ngày -> phê duyệt hoạt động (để đảm bảo tính an toàn) -> yêu cầu học sinh thực hiện và báo cáo quá trình, kết quả tại lớp học.

Có thể thấy, trải nghiệm sáng tạo môn hóa học vô cùng đa dạng và phong phú. Hiểu và thực hiện tốt những trải nghiệm sáng tạo của môn Hóa học này sẽ giúp nâng cao chất lượng giờ học, tiết học. 

Ảnh: Internet

6795

Nhân vật