Trường học trải nghiệm

Thầy cô nhạc cụ dân tộc FPT Edu dạy sinh viên qua các trải nghiệm

08/06/2022
Hà Hải Ngân
5762

Mỗi lớp học nhạc cụ dân tộc tại FPT Edu được sinh viên ví như một thế giới đa trải nghiệm. Ở đó, sinh viên không chỉ được học kỹ năng chơi nhạc cụ mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa, lịch sử, kỹ năng biểu diễn… Tất cả là nhờ những trải nghiệm mà những giảng viên nhạc cụ truyền thống tại FPT Edu đem đến.

Trao truyền văn hóa truyền thống, lịch sử Việt Nam

Gắn liền với sự ra đời và phát triển của mỗi loại nhạc cụ truyền thống là một giai đoạn văn hóa, lịch sử. Vậy nên, từ lâu, văn hóa truyền thống và lịch sử Việt Nam đã là những kiến thức không thể vắng mặt trong mỗi tiết tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc tại FPT Edu.

Để những câu chuyện, kiến thức hàn lâm xoay quanh mỗi loại nhạc cụ trở nên hấp dẫn, thầy cô FPT Edu không chỉ kể chuyện bằng thông tin đơn thuần. Mỗi một câu chuyện được đưa vào chương trình đều được kể dưới góc nhìn nghệ thuật, gắn kết chặt chẽ với bài học và tạo cảm hứng cho cả thầy và trò.

Tại FPT Edu, mỗi một loại nhạc cụ truyền thống đều được giới thiệu trong bối cảnh văn hóa và lịch sử dân tộc

 Hiện nay, bộ môn nhạc cụ dân tộc tại FPT Edu vẫn được duy trì thời lượng 60 tiết, chia ra làm 30 buổi học. Tuy nhiên, nhờ sự truyền tải thông tin khéo léo, mà trong suốt chương trình học, lượng kiến thức mà sinh viên nhận được không chỉ gói gọn trong việc hiểu về đàn và biết chơi đàn. 

Thậm chí, nhờ cái tình, cảm xúc mà thầy cô truyền tải trong từng lời giảng mà chơi nhạc cụ dân tộc đã trở thành đam mê của nhiều sinh viên FPT Edu.

Tạo điều kiện cho sinh viên thực hành và biểu diễn

Nói đến bộ môn nhạc cụ dân tộc thì không thể không nhắc đến những "sân khấu" lớn và nhỏ tại FPT Edu. Đó là những cơ hội mà thầy cô và nhà trường tạo ra để sinh viên trực tiếp thực hành và biểu diễn.

Chính bởi vậy, không khó để thấy những chiều mát, có một nhóm cô trò ngồi gảy đàn ở bãi cỏ xanh cạnh hồ sen. Cũng không khó để tìm thấy những giai điệu truyền thống và hiện đại được thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc tại các sự kiện của Tổ chức Giáo dục FPT: Lý con sáo, Despacito, Việt Nam ơi… Và nhạc cụ dân tộc cũng là loại nhạc cụ thường xuyên “đồng hành” với trải nghiệm tại trường học của sinh viên FPT Edu qua các hoạt động như Lễ Khai giảng, Lễ Tốt nghiệp, Chào Tân sinh viên…

Trải nghiệm nhạc cụ dân tộc ở FPT Edu được yêu thích đến nỗi có hẳn một show diễn mang tên “Đông” dành cho sinh viên. Sự kiện quy tụ những tiết mục biểu diễn âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp. Trong không gian hoành tráng, mang đậm màu sắc văn hóa dân gian, những sinh viên lần đầu hóa thân thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, “cháy” hết mình với những tiết mục biểu diễn công phu.

Show diễn Đông dành cho sinh viên kiện quy tụ những tiết mục biểu diễn âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp

Và tất nhiên, trong tất cả những màn trình diễn amater có, chuyên nghiệp cũng có ấy, thầy cô và nhà trường chính là người hướng dẫn tạo điều kiện, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và biểu diễn.

Truyền tình yêu âm nhạc dân tộc qua trải nghiệm

Trước khi là giảng viên, thầy cô bộ môn nhạc cụ dân tộc cũng từng là người học, cũng từng toát mồ hôi với những phím đàn. Chính bởi vậy, đôi khi giáo trình hiệu quả nhất lại chính là trải nghiệm của người dạy. 

Như trải nghiệm của cô Nguyễn Thùy Chi – Giảng viên nhạc cụ dân tộc ĐH FPT thuộc FPT Edu khi đến với âm nhạc, nhạc cụ dân tộc. Mặc dù sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, nhưng cô Chi lại có sự yêu thích và đam mê âm nhạc từ khi còn nhỏ. Đến năm 10 tuổi, cô quyết định theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp và quyết tâm thi vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và được các thầy cô nhận vào học chuyên ngành đàn Tỳ bà.

Trải qua nhiều năm rèn luyện, cô Chi tốt nghiệp thủ khoa khoa nhạc cụ truyền thống của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam năm 2015, và góp mặt trong rất nhiều chương trình trong và ngoài nước. Cô cũng đạt nhiều giải thưởng như: Giải tiết mục xuất sắc nhất tại cuộc thi Facelook 2012, Ca nương xuất sắc tại liên hoan Ca trù toàn quốc… 

Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Chi đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để truyền tải kiến thức tới sinh viên. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất của cô là "mùa nào thức nấy": "Bí quyết để học tốt nhạc cụ dân tộc chính là cảm hứng và sự yêu thích. Thế nhưng, sinh viên của trường phần nhiều là các bạn theo học ngành Công nghệ thông tin, quen "múa" phím hơn là gảy đàn, giỏi đọc các thông số kỹ thuật hơn là đọc bản nhạc. Để truyền cảm hứng và dạy dân IT chơi đàn tỳ bà "chất nghệ", bí kíp của mình đó là "mùa nào thức nấy", chủ đề bài dạy luôn gắn liền với các sự kiện trong thực tế cuộc sống để tăng sự hấp dẫn đối với SV".

Một sự kiện biểu diễn nhạc cụ dân tộc có sự tham gia của cô Thùy Chi và sinh viên 

Có lẽ nhờ vậy mà chỉ sau 6 tuần, nhờ các tiết học đầy cảm hứng và gắn với các sự kiện thực tế mà ngay cả sinh viên CNTT cũng có thể chơi thành thạo những bản nhạc yêu thích. 

Có thể nói, những tiết dạy nhạc cụ dân tộc gần gũi, với những kiến thức thú vị và những trải nghiệm thực tế mà thầy cô nhạc cụ dân tộc đem tới cho sinh viên FPT Edu đã giúp khơi gợi niềm yêu thích, đam mê trong lòng người trẻ đối với bộ môn truyền thống này.

Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp. 

Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình. 

Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình. 

Tìm hiểu về Trường học trải nghiệm và FPT Edu tại đây.

 Hải Ngân

Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

5762

Nhân vật