Trường học trải nghiệm

Trải nghiệm dạy học theo phương pháp Kiến tạo xã hội của thầy trò FPT Edu

07/06/2022
Bùi Linh Phương
4195

Thay vì thầy giảng - trò nghe, phương pháp Kiến tạo xã hội (Constructivism) giúp giảng viên và sinh viên ĐH FPT thuộc FPT Edu sáng tạo những giờ học khác lạ, sôi nổi với nhiều trải nghiệm đáng giá.

Sinh viên tự học qua tranh luận khoa học

Từ kỳ học Summer 2021, ĐH FPT thuộc FPT Edu bắt đầu triển khai áp dụng phương pháp dạy và học Kiến tạo xã hội (Constructivism) ở một số môn học. Khi dạy theo phương pháp này, giảng viên sẽ gợi mở về bài học cho sinh viên bằng cách đặt ra một hệ thống câu hỏi kiến tạo. Sinh viên sẽ tự tìm hiểu kiến thức, đưa ra quan điểm của mình về bài học. Sau đó, giảng viên và sinh viên cùng thảo luận, trao đổi để rút ra những quan điểm, kết luận về kiến thức. Hiện, việc dạy và học theo phương pháp Kiến tạo xã hội tại ĐH FPT đang được thực hiện trên nền tảng EduNext.

Hoạt động nhóm cũng rất được chú trọng trong phương pháp Constructivism. Mục tiêu là để mỗi thành viên trong nhóm cũng như mỗi nhóm trong lớp đều có cơ hội đưa ra những ý kiến riêng, tranh luận khoa học xoay quanh các vấn đề trong bài học. Kiến thức theo đó sẽ mở rộng, nhìn nhận, phân tích ở nhiều góc độ và trở nên dễ nhớ, dễ áp dụng hơn với sinh viên. 

Phương pháp dạy và học kiến tạo đặt người học vào vị trí trung tâm, tự tìm tòi, kiến tạo tri thức thay vì chỉ thụ động ghi chép bài trên lớp

Sinh viên có thể “cãi” thầy, “chấm điểm” cho bạn

Trong suốt quá trình dạy và học theo phương pháp Kiến tạo xã hội, thầy cô đóng vai trò định hướng, đưa ra phương hướng nghiên cứu, cách thức tư duy về vấn đề được bàn tới, còn sinh viên là người chủ động tiếp thu tri thức mới dựa trên sự tìm tòi, trải nghiệm, quan điểm cá nhân. Không còn thụ động ngồi nghe hay ghi chép bài, trong giờ học, sinh viên ĐH FPT luôn có cơ hội trực tiếp trao đổi, tương tác với thầy cô và bạn bè. 

Thông qua hệ thống EduNext, sinh viên/nhóm sinh viên còn có thể chấm điểm và đưa ra nhận xét, phản biện về phần trình bày của các bạn/nhóm khác trong lớp. Việc đánh giá chéo sẽ giúp sinh viên có thêm động lực phấn đấu, cạnh tranh trong học tập đồng thời hỗ trợ nhau để đạt được kết quả tốt hơn.

Thầy cô cũng “bội thu” trải nghiệm

Không chỉ sinh viên, giảng viên ĐH FPT cũng có nhiều trải nghiệm mới mẻ khi triển khai giảng dạy theo phương pháp Kiến tạo xã hội. "Do phương pháp Constructivism bước đầu được triển khai ở một số môn học và một số lớp nhất định từ kỳ Summer 2021 nên thời điểm đó nhiều sinh viên thắc mắc tại sao cùng một môn mà bạn bè ở lớp khác vẫn học theo phương pháp truyền thống, còn mình lại học kiến tạo (đồng nghĩa với việc phải chủ động và tự học nhiều hơn). Trước những thắc mắc này, mình đều kiên trì giảng giải cho sinh viên hiểu được cái hay và những lợi ích thiết thực mà phương pháp Constructivism mang lại, nhờ đó mà các bạn cũng hào hứng và thích ứng nhanh hơn với sự đổi mới này", thầy Trần Thanh Nguyên, GV ĐH FPT TP. HCM chia sẻ.

Những giờ học kiến tạo đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho thầy trò FPT Edu.

Từ những ngày đầu triển khai với nhiều bỡ ngỡ, vừa làm vừa khai phá, thầy trò FPT Edu đã cùng nhau chinh phục phương pháp dạy - học Kiến tạo xã hội và ứng dụng một cách hiệu quả vào các tiết học dù là online hay offline. Nhận định về tính hiệu quả khi áp dụng phương pháp này tại ĐH FPT, thầy Huỳnh Văn Bảy (Trưởng ban Đào tạo ĐH FPT Cần Thơ) chia sẻ: “Đổi mới phương pháp bắt đầu từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học, hướng vào người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, và như vậy phương pháp Constructivism là chọn lựa tuyệt vời trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.”

Theo thầy Bảy, thông qua phương pháp này, SV được rèn luyện nhiều kỹ năng như: kỹ năng tự học (các em phải đọc/học bài trước khi đến lớp); tư duy phản biện (SV phải trả lời các câu hỏi kiến tạo và phản biện câu trả lời của các bạn khác); kỹ năng làm việc nhóm (SV làm việc nhóm với nhau trong suốt quá trình học); kỹ năng thuyết trình (có những câu hỏi kiến tạo yêu cầu SV/nhóm SV lên trình bày, chia sẻ quan điểm/giải pháp của mình trước lớp); kỹ năng hợp tác và cộng tác (SV trong nhóm phải cộng tác với nhau để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chung của nhóm mà câu hỏi kiến tạo đặt ra)…

“Phương pháp này đang hướng đến việc trang bị cho SV ĐH FPT những kỹ năng cốt lõi của công dân thế kỷ 21”, thầy Bảy cho biết.

Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp. 

Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình. 

Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình. 

Tìm hiểu về Trường học trải nghiệm và FPT Edu tại đây.

https://lh3.googleusercontent.com/9V5Pmu2dTLGHCR24fHD9C8WIzXT5YWpa8DEXRDnBcd0Daq9OoO5yMEyxi-xrWgf-0X3YvFJLQoeQCYzSaPavd-iQGsDhOOWAsSfk_KKT-9ky-CpGSrr5yLnSh_87_QR4PzuydBye7YoSKiJCzg

Linh Phương

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

 

4195

Nhân vật