25 alumni FPT Edu

Tùng Monkey: Thành công nhờ "sự nguyên bản" học được từ trường học

11/11/2024
Ngô Ngọc Trâm
396

Dân trí - Tùng Monkey gây ấn tượng với công chúng bằng những tác phẩm, triển lãm nghệ thuật thị giác khác biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân. Với anh, đó là làm chủ sự nguyên bản - yếu tố để nghệ sĩ có thể thành công, cũng là điều anh học được từ trường học.

Tùng Monkey là một trong 25 cựu sinh viên ưu tú nhất của Tổ chức Giáo dục FPT.

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác Lê Thanh Tùng - Tùng Monkey (1987) là cựu sinh viên FPT Arena thuộc FPT Edu. Anh yêu thích và được tiếp xúc với mỹ thuật truyền thống từ sớm. Quyết định đi theo con đường khác biệt, lựa chọn học thiết kế mỹ thuật số đã mở ra cho Tùng Monkey nhiều cơ hội đặc biệt.

"Ở FPT Arena, mình được học cách tư duy sử dụng công cụ đồ họa để làm ra các tác phẩm nghệ thuật. Đó là điều độc đáo, đã thay đổi tư duy của mình", Tùng Monkey chia sẻ.

Anh còn mày mò tự học, không chỉ phát triển sản phẩm của mình dựa trên màu sắc, đường nét mà còn đưa vào cả âm thanh, ánh sáng. Tùng Monkey tạo nên một xu hướng trình diễn nghệ thuật thị giác gần như lần đầu xuất hiện ở Việt Nam tại thời điểm khoảng 10 năm trước.

"Trường khuyến khích sinh viên chúng mình học, thực hành làm tác phẩm, trải nghiệm tư duy dùng công cụ đồ họa làm nghệ thuật. Các tác phẩm của sinh viên có cơ hội được tham gia triển lãm Cứ làm đi do FPT Arena tổ chức - một sự kiện được chú ý khi đó", Tùng Monkey nhớ lại.

"Ở FPT Arena, mình được học cách tư duy sử dụng công cụ đồ họa để làm ra các tác phẩm nghệ thuật. Đó là điều độc đáo, đã thay đổi tư duy của mình", Tùng Monkey chia sẻ.

Anh còn mày mò tự học, không chỉ phát triển sản phẩm của mình dựa trên màu sắc, đường nét mà còn đưa vào cả âm thanh, ánh sáng. Tùng Monkey tạo nên một xu hướng trình diễn nghệ thuật thị giác gần như lần đầu xuất hiện ở Việt Nam tại thời điểm khoảng 10 năm trước.

"Trường khuyến khích sinh viên chúng mình học, thực hành làm tác phẩm, trải nghiệm tư duy dùng công cụ đồ họa làm nghệ thuật. Các tác phẩm của sinh viên có cơ hội được tham gia triển lãm Cứ làm đi do FPT Arena tổ chức - một sự kiện được chú ý khi đó", Tùng Monkey nhớ lại.

Một tác phẩm của Tùng Monkey tại triển lãm Tân Niết Bàn.

Sự độc đáo được Tùng Monkey vận dụng tối đa khi anh quyết định phát triển sự nghiệp theo hướng một visual artist (nghệ sĩ thị giác). Anh trở thành nghệ sĩ tiên phong theo đuổi bộ môn này, có nhiều tác phẩm ấn tượng, và đạt giải tại các cuộc thi lớn. Liên tiếp các năm 2007-2010, Tùng Monkey giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Anh từng đại diện Việt Nam tham gia Cannes Young Lions competition ở Cannes, Pháp; London Design Biennale tại London, Anh… và một số nước khác.

Năm nay, Tùng Monkey cũng tham gia dự án với các nghệ sĩ tên tuổi tại Việt Nam, có các tác phẩm tại festival nghệ thuật ở Bali (Indonesia). Ngoài ra, anh vừa tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên đánh dấu chặng đường làm visual art: Neo Nirvana (Tân Niết Bàn). Không gian triển lãm này có ánh sáng, khối tượng, âm thanh, video đồ họa, mùi hương… với một hình tượng chính xuyên suốt và ý tưởng mới lạ mà theo anh là rất hấp dẫn, phù hợp với những gì đang làm và trải nghiệm cá nhân.

Một lần nữa, Tùng Monkey nhấn mạnh sự nguyên bản tạo nên màu sắc riêng trong tác phẩm của người làm visual art.

"Có được sự nguyên bản thì mới nổi bật giữa đám đông. Mình thường tìm kiếm sự độc bản này từ cuộc sống, văn hóa kết hợp với trải nghiệm cá nhân", Tùng Monkey chia sẻ. Anh cũng bật mí kinh nghiệm: thay vì theo xu hướng do người khác tạo ra, bạn có thể tạo xu hướng riêng của mình để không bao giờ sợ mình cũ mòn.

"Sự nguyên bản" là điều Tùng Monkey nỗ lực hướng đến trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

Trong bối cảnh các công cụ AI tác động đến một số ngành nghề trong đó có đồ họa, Tùng Monkey nhận định đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đòi hỏi người làm nghề phải học cách tách mình khỏi guồng sử dụng công cụ để duy trì được sự nguyên bản. Anh nhớ lại cách trường học đã truyền cảm hứng cho anh ý thức bản sắc cá nhân trong từng tác phẩm.

Theo anh, giáo trình, chương trình học ở FPT Arena không quá khác biệt với các trung tâm đào tạo khác. Nhưng ở đây, anh có cơ hội tiếp cận kiến thức đa nền tảng, từ thiết kế đến truyền thông, marketing, tương tác. Những hoạt động trải nghiệm, triển lãm tạo cảm hứng cho sinh viên FPT Arena trau dồi kinh nghiệm, ý thức không ngừng sáng tạo.

Mối quan hệ thầy trò, bạn bè ở FPT Arena cũng là nền tảng để Tùng Monkey thuận lợi làm nghề. Đến giờ, anh vẫn liên hệ, thậm chí cộng tác với nhiều bạn học cũ trong các dự án phù hợp.

Tùng Monkey dự định, "Niết Bàn" sẽ là concept (ý tưởng) anh muốn tập trung đưa vào các tác phẩm của mình trong thời gian tới. Hướng đi này thể hiện sự độc đáo của Tùng Monkey so với chính anh sau hơn 1 thập kỷ làm visual art (nghệ thuật thị giác). Đây cũng là điều anh được truyền cảm hứng từ ngôi trường nơi anh đã học tập, thành nghề.

Mới đây, Tùng Monkey được ghi nhận những thành công trong sự nghiệp một cách đầy ý nghĩa khi lọt vào danh sách 25 cựu sinh viên ưu tú của Tổ chức Giáo dục FPT trong hành trình 25 năm phát triển.

Chàng sinh viên tài năng năm nào nay đã trở thành niềm tự hào của ngôi trường đã dạy dỗ, đào tạo mình. Cùng trông đợi chàng cựu sinh viên xuất sắc của tổ chức giáo dục 25 năm tuổi FPT Edu tiếp tục đạt tới những dấu mốc đáng nhớ tiếp theo trong sự nghiệp của mình.

Dân Trí

396

Nhân vật