FPT Edu - Tin tức chung

TS Trần Thế Trung: “Các ý tưởng tham gia FPT Edu Hackathon 2021 có tính thực tiễn cao”

04/03/2021
Hồ Thị Khánh Như
2442

TS Trần Thế Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, một trong 6 giám khảo tại vòng thi Lọc ý tưởng của FPT Edu Hackathon 2021 đánh gia cao các thí sinh của cuộc thi năm nay khi đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực cho các vấn đề cấp thiết của xã hội hiên nay.

PV: Là BGK chấm phần ý tưởng của FPT Edu Hackathon 2021, ông đánh giá thế nào về các ý tưởng của các bạn thí sinh năm nay?

Ông Trần Thế Trung: Các ý tưởng đợt này mình đánh giá cao nhất về tính thực tiễn khi đã giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay. Tuy nhiên về mức độ sáng tạo, khác biệt, thì tôi đánh gia chưa cao vì nhiều ý tưởng còn trùng lặp.

PV: Có ý tưởng nào khiến ông thấy ấn tượng?

Ông Trung: Mình ấn tượng nhất là với một số ý tưởng có tính khả thi và nhân rộng, liên quan đến thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến và bảo vệ môi trường.

PV: Cách thức chấm thi vòng Lọc ý tưởng này như thế nào thưa ông?

Ông Trung: Hội đồng ban giám khảo của vòng Lọc ý tưởng gồm 6 thành viên và đều là các chuyên gia đến từ các đơn vị khác nhau thuộc FPT. Quy trình chấm được thực hiện nghiêm túc, các giám khảo chấm điểm riêng biệt, có “dọc phách” nên chúng tôi đều không biết tên hay bất cứ thông tin gì về thí sinh để đảm bảo tính công bằng và chính xác.

PV: Bài K trong phần thi code online có được tính điểm không thưa ông?

Ông Trung: Bài K trong phần thi code online không tính điểm. Chỉ tính điểm 10 bài (A-B-C-D-E-F-G-H-I-J)

PV: Vòng Lọc ý tưởng có những tiêu chí gì và cách đánh giá như thế nào? 

Ông Trung: Tại phần ý tưởng dự án, ban giám khảo chấm theo 4 tiêu chí: Tính thực tiễn, Tính mới, Tính khả thi và Tính mở rộng. Điểm phần này cộng với điểm phần thi code sẽ quyết định thứ hạng của các thí sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PV: Ông đánh giá thế nào về ý tưởng của Top 28 FPT Edu Hackathon 2021?

Ông Trung: Do việc chấm đã “dọc phách” nên mình cũng không biết được tên những đội ở Top 28 ứng với bài chấm nào, nội dung như nào. Nhưng mình tin là kết quả này đã tổng hợp chính xác nhất đánh giá của toàn thể ban giám khảo.

PV: Theo ông, yếu tố nào khiến các thí sinh đó lọt vào vòng sau dù một số đội điểm code còn chưa thật sự ấn tượng?

Ông Trung: Theo mình có thể là tính khả thi và tính mở rộng là những yếu tố quyết định.

PV: Đôi lời ông muốn chia sẻ với các bạn thí sinh FPT Edu Hackathon 2021, những bạn đã được đi tiếp và cả những bạn phải dừng lại?

Ông Trung: Mình hy vọng là tất cả đều có trải nghiệm quý báu và rút ra được những kinh nghiệm trong phát triển ứng dụng AI. Mình muốn nhấn mạnh để phát triển ứng dụng AI thành công, có 3 yếu tố đều phải được đầu tư tương đương nhau: hiểu rõ thị trường, thiết kế sản phẩm tốt, công nghệ tốt.

Cảm ơn ông đã đồng ý trả lời phỏng vấn.

Khánh Như

FPT Edu Hackathon là cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên, học viên của toàn Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu) trên mọi miền đất nước, được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới. Thách thức của cuộc thi nằm ở việc các thí sinh phải phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, độ sáng tạo và tính hoàn thiện của ứng dụng, nhằm giải bài toán được cuộc thi đặt ra.

Bước sang năm thứ 3 tổ chức, FPT Edu Hackathon 2021 chọn chủ đề đầy tiềm năng, mang tính ứng dụng không giới hạn và đang là xu hướng toàn cầu - Dùng AI nhận diện hình ảnh, như một bài toán thú vị giúp khơi gợi sự sáng tạo cho học sinh, sinh viên và học viên toàn Tổ chức Giáo dục FPT.

Cuộc thi trải qua 3 vòng gồm: vòng lọc ý tưởng, vòng sơ kết và vòng chung kết với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 150 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm thông tin về cuộc thi: https://fpt.edu.vn/hackathon/

 

2442

Nhân vật