Trải nghiệm FPT Edu

Chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học

27/04/2021
seo
11475

Các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học đang được nhiều trường triển khai, đa dạng nội dung và hình thức. Một số thông tin về các chương trình này dưới đây sẽ giúp học sinh, phụ huynh và giáo viên hiểu và chọn lựa hoạt động phù hợp.

1. Tại sao học sinh tiểu học nên tham gia các chương trình ngoại khóa?

Các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học mở rộng cách tiếp cận kiến thức, kỹ năng, đem đến nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Do đó, đây là hoạt động mà lứa tuổi tiểu học nên tham gia.

  • Mở rộng cách tiếp cận kiến thức: Dù là hoạt động ngoại khóa nhưng những chương trình này vẫn lồng ghép kiến thức, hỗ trợ bài học trên lớp. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường học, hình thức học giúp học sinh tiểu học có sự hào hứng, hăng hái đón nhận tri thức hơn.
  • Tăng cơ hội phát triển kỹ năng: Bước ra khỏi không gian hẹp là lớp học, mở rộng hoạt động ra ngoài sách vở giúp các bạn tiếp xúc với thế giới tự nhiên, con người mới. Từ đó, lứa tuổi này hình thành và phát triển những kỹ năng như quan sát, nhận xét, giao tiếp, đội nhóm…
  • Tăng cường sự phát triển thể chất: Học sinh cấp 1 cần hoạt động thể chất để phát triển toàn diện. Các chương trình ngoại khóa thường yêu cầu các em tham gia trò chơi, vận động, phối hợp,… nên sẽ giúp tăng cường sự nhanh nhẹn, linh hoạt, giảm nguy cơ béo phì hay cận thị do ít vận động.
  • Cải thiện tinh thần: Học theo cách đọc sách, ghi chép trong thời gian dài dễ khiến lứa tuổi cấp 1 chán nản, giảm tập trung. Nếu được ra ngoài trời hoặc tiếp cận không gian mới, tham gia hoạt động ngoại khóa, các em sẽ phấn chấn, thoải mái hơn. Việc này tác động tích cực tới tinh thần của học sinh nói chung.

Học sinh có thể tiếp thu kiến thức mới từ các hoạt động ngoại khóa.

2. Mục đích của chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học

Các hoạt động ngoại khóa có nhiều mục đích, tùy thuộc vào các chương trình cụ thể. Nhưng tựu trung lại có thể kể đến các mục đích sau:

  • Nâng cao hiệu quả học tập một cách tự nhiên: Học theo sách vở truyền thống thường đem đến cảm giác khô khan, khó hiểu. Do vậy, nếu được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, kiến thức sẽ trở nên tự nhiên, gần gũi với học sinh hơn, giúp các em hào hứng trong việc tiếp nhận. Từ đó, hiệu quả học tập nói chung được nâng cao.
  • Tăng cường hiểu biết và kỹ năng xã hội: Học sinh tiểu học thường ít hiểu biết và chưa có kỹ năng xã hội. Những điều này khó có thể bồi đắp được một cách hiệu quả nếu chỉ học kiến thức sách vở. Qua các chương trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học, các em được ra ngoài, tìm hiểu xã hội, tự thực hành, tự nghiên cứu. Dần dần học sinh học được cách thích nghi với cuộc sống và có kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,... 
  • Mang đến môi trường học tập thân thiện, gần gũi: Học sinh tiểu học đang ở trong giai đoạn làm quen với việc học tập tập trung. Trường học nếu chỉ gói gọn trong phạm vi một lớp, một trường sẽ khiến các em có cảm giác gò bó. Thay vào đó, mở rộng phạm vi ra môi trường, hướng tới hoạt động ngoại khóa giúp lứa tuổi này thấy việc học gần gũi với cuộc sống hơn. Các em sẽ có cảm giác thân thiết, muốn khám phá, trải nghiệm cái mới và yêu thích việc học hơn.
  • Tạo không gian thư giãn lành mạnh: Các hoạt động ngoại khóa cũng có thể coi là một không gian thư giãn tốt cho học sinh tiểu học sau giờ học chính khóa. Các em được vừa chơi vừa học, giao tiếp với bạn bè, thăm thú cảnh quan thiên nhiên hoặc di tích lịch sử. Từ đó, học sinh có tinh thần thoải mái hơn, có năng lượng tiếp tục học hỏi và khám phá.

Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có thêm kỹ năng, hiểu biết xã hội.

3. Tổng hợp các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học hiện nay được tiếp cận với nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau. Một số hoạt động tiêu biểu, triển khai thuận lợi có thể kể đến như:

3.1. Hoạt động thể thao

Hoạt động ngoại khóa thể thao là những giải thi đấu, CLB thể dục thể thao được tổ chức ngoài giờ học. Học sinh tiểu học có thể tham gia CLB thể dục, CLB bóng đá, cầu lông,… hoặc thi đấu thể thao như một chương trình ngoại khóa hữu ích.

Một trong những hoạt động thể thao quy mô lớn được tổ chức cho học sinh tiểu học Hà Nội hàng năm là Giải Thể thao học sinh và môn bóng đá học sinh. Các em chia thành các đội tương ứng với địa bàn cư trú. Năm 2021, giải có 24 đội lứa tuổi tiểu học, tham gia thi đấu môn đá bóng. 

Chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học này giúp các em rèn luyện thể chất, có thêm kiến thức thể thao, nhận thức rõ hơn về sự công bằng, cách chơi đẹp. Tham gia luyện tập, thi đấu giải cũng là một cách tăng cường vận động, rèn luyện tính kỷ luật đội nhóm, giúp học sinh nhanh nhẹn và năng động hơn. Việc được gặp gỡ, chia sẻ đam mê cùng bạn bè cũng giúp các em cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn.

Thể thao là sân chơi lành mạnh, giúp học sinh hạn chế phụ thuộc vào trò chơi điện tử, máy tính hay điện thoại thông minh. Nhờ vậy, các em dần hình thành thói quen giải trí khoa học cùng tính tự giác, chủ động trong vận động. 

Học sinh tiểu học các quận tham gia Giải Thể thao học sinh và môn bóng đá học sinh Hà Nội năm 2021.

3.2. Nghệ thuật

Hoạt động ngoại khóa nghệ thuật là các CLB nghệ thuật được tổ chức ngoài giờ dành cho học sinh tiểu học. Các em có thể tham gia dưới hình thức sinh hoạt tại nhà văn hóa địa phương, tham gia CLB nghệ thuật tại trường hay ghi danh vào các cuộc thi nghệ thuật dành cho lứa tuổi của mình. Những CLB phù hợp với lứa tuổi này: múa, hát, dance sport, hip hop, MC,...

Là một trường tiểu học thường có các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học, trường tiểu học Ninh Phúc (Ninh Bình) thường xuyên tổ chức các chương trình, cuộc thi múa hát. “Hội thi văn nghệ chào mừng 20/11” là một chương trình như thế. 

Đến với hội thi nói trên, học sinh các lớp sẽ lựa chọn những bài hát yêu thích, tập luyện và biểu diễn để giành giải cao trong cuộc thi. Ví dụ, học sinh lớp 1A múa “Cô giáo em là hoa Ê-ban”, học sinh lớp 2B múa “Cô giáo bản em”...

Ở hoạt động đó, học sinh được chủ động chọn, luyện tập các bài hát múa. Đây là cơ hội để các em thể hiện đam mê và rèn luyện thêm về thể chất, khả năng cảm thụ âm nhạc. Tham gia hoạt động nghệ thuật cũng là cách giúp học sinh thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau giờ học chính khóa và vun đắp thêm tâm hồn yêu văn hóa văn nghệ.

Học sinh tiểu học Ninh Phúc thể hiện khả năng văn nghệ trong bài múa tập thể.

3.3. Tổ chức các cộng đồng

Học sinh lứa tuổi này bắt đầu có nhu cầu giao lưu, kết nối bạn bè nên tổ chức các cộng đồng cũng là hoạt động ngoại khóa được các em đón nhận.

Cộng đồng trong trường tiểu học có thể tổ chức đơn giản như các hội nhóm cùng học tập hoặc sinh hoạt theo sở thích như văn nghệ, bơi lội, cờ vua,… hoặc các câu lạc bộ học tập: văn học, toán học, tiếng Anh,…

Trường tiểu học Quang Sơn (Ninh Bình) có rất nhiều CLB như thế dành cho học sinh cùng nhiều hoạt động bổ ích. Ví dụ với CLB tiếng Anh, bạn nhỏ nào yêu thích, muốn tìm hiểu thêm về ngoại ngữ hoặc muốn có cơ hội giao lưu với bạn bè, thầy cô có thể chọn tham gia. Các bạn sẽ được gặp gỡ, sinh hoạt CLB theo chủ đề từng tuần. Định kỳ, nhà trường còn tổ chức cuộc thi tiếng Anh để học sinh tranh tài. 

Các CLB, tổ chức cộng đồng giúp học sinh tiểu học có cơ hội rèn luyện kiến thức hoặc năng khiếu. Qua các chương trình  ngoại khóa cho học sinh tiểu học như bài thực hành, cuộc thi, talkshow,… các em có thể phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic, trí tưởng tượng một cách chủ động. Đây cũng là không gian giao lưu bạn bè lành mạnh, thú vị. 

Học sinh tiểu học Quang Sơn trình diễn trong hội thi tiếng Anh.

3.4 Nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là hoạt động ngoại khóa đưa những tiết mục trình diễn nghệ thuật của học sinh lên sân khấu một cách chuyên nghiệp. 

Hoạt động này tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng lực trình diễn, có thêm kiến thức, kỹ năng sân khấu. Các bạn nhỏ ở lứa tuổi tiểu học có thể khẳng định tài năng ở những môn nghệ thuật trình diễn sân khấu như múa, khiêu vũ, kịch hình thể,…

Một số trường tiểu học phát triển mạnh loại hình này dưới dạng các lớp học năng khiếu, các CLB để học sinh tham gia sinh hoạt. Nhà trường cũng có thể tổ chức một số hội thi định kỳ để các em thể hiện tài năng.

Trường tiểu học Điện Biên (Thanh Hóa) lồng ghép hoạt động khiêu vũ thể thao vào các giờ học thể dục tập thể đầu tuần. Các bạn được học những điệu nhảy như Cha cha cha, Salsa,… Trong các dịp đặc biệt, học sinh còn tập luyện những bài khiêu vũ thể thao tập thể theo chủ đề để biểu diễn tại Lễ Khai giảng, kỷ niệm 20/11 hay Khai mạc Đại hội TDTT học sinh tỉnh.

Ở chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học này, học sinh được tự do sáng tạo, luyện tập, phát triển tư duy nghệ thuật. Việc đứng trên sân khấu biểu diễn giúp học sinh lứa tuổi tiểu học thêm phần tự hào về năng khiếu mình có. Đây là cách vun đắp tình yêu nghệ thuật cho các em ngay từ nhỏ. 

Giờ luyện tập chuẩn bị cho tiết mục khiêu vũ thể thao của học sinh.

3.5. Âm nhạc

Chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học âm nhạc có thể là các CLB hoặc cuộc thi sáng tác, thi hát, chế lời bài hát. Hoạt động này cung cấp kiến thức về thanh nhạc, nhạc cụ, phát hiện những năng khiếu âm nhạc mới trong độ tuổi tiểu học.

Hội thi tiếng hát Măng non tỉnh Quảng Ngãi là sân chơi âm nhạc được duy trì tổ chức nhiều năm. Các em lứa tuổi tiểu học trở lên có thể tự chọn một bài hát để trình diễn trên sân khấu. Ban giám khảo sẽ đánh giá các tiết mục về mặt chuyên môn thanh nhạc, phong cách biểu diễn.

Những hoạt động âm nhạc giúp học sinh có điều kiện phát triển đam mê của mình. Tham gia CLB hoặc biểu diễn âm nhạc trên sân khấu, các em sẽ có thêm sự tự tin, rèn luyện bản lĩnh nghệ thuật của mình qua kỹ thuật, phong cách trình diễn. 

Các hoạt động âm nhạc cũng truyền tải một phần ý nghĩa văn hóa, giá trị nhân văn, bồi đắp tâm hồn và sự hiểu biết cho học sinh. Đây cũng là nơi phát hiện và chắp cánh phát triển cho nhiều tài năng âm nhạc nhí.

Các học sinh đạt giải cao trong cuộc thi Tiếng hát Măng non. 

3.6. Hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thiện nguyện là các chương trình, CLB làm từ thiện, giúp đỡ người xung quanh được tổ chức dành cho học sinh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, học sinh tiểu học có thể bắt đầu làm thiện nguyện thông qua các hoạt động như quyên góp chai lọ nhựa, quyên góp giấy vụn, trồng cây xanh. Các hoạt động này thường được tổ chức thành các sự kiện thường kỳ cho học sinh. Các bạn nhỏ cũng có thể tự thành lập hoặc tham gia các CLB thiện nguyện, tổ chức các chuyến đi từ thiện.

Nhận được thông tin và hình ảnh học sinh Quảng Bình chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ năm 2020, học sinh trường tiểu học Lý Thái Tổ, Hà Nội tổ chức hoạt động thiện nguyện hướng về miền Trung. Các bạn làm những món quà handmade, dùng tiền tiết kiệm của mình mua sách, quần áo, truyện,… tặng bạn vùng lũ. 

Trường Lý Thái Tổ còn tổ chức sự kiện thiện nguyện để học sinh tận tay trao những món quà đặc biệt cho đại diện trường tiểu học Hàm Ninh, Quảng Bình.

Qua chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học này, học sinh tiểu học hiểu thêm về truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Các bài học đạo đức về lối sống tiết kiệm, tinh thần tương thân tương ái,… cũng trở nên gần gũi, thiết thực hơn với các em. Được tự tay quyên góp, các bạn nhỏ sẽ cảm nhận rõ giá trị và niềm vui mình đem lại cho người khác, từ đó có lối sống, suy nghĩ tích cực hơn. 

Học sinh TH Lý Thái Tổ quyên góp quà tặng cho các bạn ở vùng lũ Quảng Bình.

4. Kinh nghiệm lựa chọn các hoạt động ngoại khóa cho học sinh

Mỗi hoạt động ngoại khóa có tác dụng nhất định đến học sinh. Vì vậy, lựa chọn chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học nào để phát huy điểm mạnh, tăng thêm hiểu biết và nhận thức cho các em là điều cần quan tâm.

Khi chọn hoạt động ngoại khóa, thầy cô và phụ huynh cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Hoạt động phù hợp với lứa tuổi: Bố mẹ, giáo viên nên chọn hoạt động có yêu cầu vận động thể chất phù hợp, giúp học sinh tiểu học phát huy kỹ năng, rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Phụ huynh, thầy cô nên tránh hoạt động vận động quá sức hoặc có nội dung lệch với tâm lý, khả năng tiếp nhận của lứa tuổi tiểu học, gây tác động tiêu cực.
  • Hoạt động bồi đắp kiến thức, kỹ năng: Dù là ngoại khóa nhưng mỗi hoạt động đều có thể bồi dưỡng kiến thức, tăng cường kỹ năng cho học sinh. Do đó, thầy cô, bố mẹ nên chọn những hoạt động có tính trí tuệ và có không gian, thời gian để các em thực hành kỹ năng.
  • Hoạt động hỗ trợ phát triển tinh thần: Hầu hết hoạt động ngoại khóa đều có thể cải thiện tâm trạng, giúp học sinh hào hứng, phấn chấn hơn. Tuy nhiên, bố mẹ, thầy cô cũng nên chọn các hoạt động phù hợp với tâm lý các riêng mỗi em. Ví dụ, học sinh hướng nội nên tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài trời, có đông người để tự tin, mạnh dạn hơn. 
  • Hoạt động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh: Điều kiện sống, cơ sở vật chất ở mỗi trường học, mỗi gia đình, địa phương khác nhau. Để công tác tổ chức thuận lợi và học sinh được tham gia dễ dàng, bố mẹ và giáo viên nên chọn các hoạt động ngoại khóa dễ triển khai, thích hợp với cơ sở vật chất ở trường, ở nhà, địa phương mình.
  • Hoạt động đảm bảo an toàn: Dù tham gia ngoại khóa gì thì an toàn của học sinh vẫn nên được ưu tiên hàng đầu. Lứa tuổi tiểu học còn nhỏ, đôi khi chưa ý thức hết được nguy hiểm nên bố mẹ, thầy cô cần theo sát, cảnh báo, hỗ trợ các em và nên chọn các hoạt động an toàn.

Một trong những điều phụ huynh, thầy cô cần cân nhắc khi chọn hoạt động ngoại khóa cho trẻ là tính an toàn, phù hợp với thể chất của các bạn

5. Hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh tiểu học FPT Edu

Học sinh tiểu học FPT Edu có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa. Dưới đây là một số hoạt động tiêu biểu, đem lại nhiều giá trị về kiến thức, kỹ năng và được các bạn yêu thích

  • Tham quan dã ngoại thiên nhiên: Học sinh được tổ chức theo lớp, tham quan trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái Bản Rõm, Vườn trải nghiệm sáng tạo Ong vàng và Trang trại Dê trắng.

 

Ở khu Du lịch sinh thái Bản Rõm, học sinh FPT Edu được tham gia hoạt động STEM nghề mộc

Tại khu Du lịch sinh thái Bản Rõm, học sinh FPT Edu được tham quan tự nhiên, tìm hiểu về cuộc sống của động thực vật trong thiên nhiên, tác động của con người lên chúng. Các em cũng được trải nghiệm một số trò chơi vận động như làm đồ gỗ, vượt chướng ngại vật, bật nhảy,...

Tại Vườn trải nghiệm sáng tạo Ong vàng, các bạn được trải nghiệm làm chú bộ đội, thu hoạch cà chua, lội suối bắt ốc, STEM nghề mộc. 

Tại Trang trại Dê trắng, học sinh FPT Edu quan sát đặc tính của các loại động vật như dê, sâm cầm, đà điểu và tìm hiểu đời sống sinh học. Ngoài ra, các em còn tham gia một số trò chơi dân gian như kéo co, đập niêu, bịt mắt bắt dê,...

Các em học sinh FPT Edu tham gia nhiều trò chơi vận động, tận hưởng bầu không khí thoải mái, vui vẻ.

Hoạt động này giúp học sinh tiểu học FPT Edu tiếp cận gần gũi với thế giới, sinh vật tự nhiên. Các bạn có thêm kiến thức sinh học, địa lý, vun đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật. 

Trải nghiệm các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học ngoài trời với các trò chơi vận động cũng giúp học sinh khỏe khắn, vui vẻ, hào hứng hơn. Các em cũng làm quen với kỹ năng hoạt động đội nhóm, giao tiếp tập thể.

Tham quan bảo tàng, di tích lịch sử: Học sinh được tổ chức theo lớp, tham quan trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Học sinh FPT Edu hào hứng khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, học sinh FPT Edu được giới thiệu thông tin, xem phim lịch sử, trao đổi, thảo luận về các sự kiện và hình ảnh lịch sử. 

Đến Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam, các bạn được tham quan các mẫu vật tài nguyên rừng, tìm hiểu các thông tin về địa lý, sinh học. 

Ở Văn Miếu, học sinh tham quan di tích, tìm hiểu thông tin về bia tiến sĩ, các kỳ thi tiến sĩ, về ý nghĩa của công trình,…

Học sinh được cô giáo hướng dẫn tìm hiểu các thông tin tại Văn Miếu.

Hoạt động này giúp học sinh tiểu học FPT có thêm kiến thức về địa lý, lịch sử, tự nhiên. Các bài học trong chương trình học cũng có thể lồng ghép vào hoạt động để trở nên hấp dẫn các em hơn. Hiểu về lịch sử, tự nhiên, các em thêm yêu đất nước, con người Việt Nam.

Học sinh cũng được rèn luyện về kỹ năng làm việc nhóm, óc phân tích, quan sát… khi được trực tiếp thực hành trải nghiệm kiến thức tại Văn Miếu. 

Các cuộc thi sáng chế khoa học: Các cuộc thi này tạo cơ hội cho học sinh thực hành kiến thức, vận dụng những kỹ năng đã học. Đây cũng là hình thức đưa các em tiếp cận với xu hướng công nghệ hiện đại. Một số cuộc thi nổi bật có thể kể đến ở FPT Edu là Cuộc thi sáng chế tên lửa nước, Ngày hội STEM,...

Ở các cuộc thi này, học sinh tiểu học FPT sẽ thực hiện sáng chế các sản phẩm khoa học như tên lửa nước, các mô hình STEM. Các em tự lên ý tưởng, cùng thầy cô giáo chuẩn bị đồ dùng, thiết bị và tự mình thực hiện công đoạn sáng chế. Học sinh cũng có thể trưng bày, thuyết trình về sản phẩm của mình với thầy cô và bạn bè.

STEM là một trong những hoạt động thú vị với lứa tuổi tiểu học FPT Edu.

Chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học này giúp các em hiểu sâu và có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn. Học sinh trở nên chủ động, sáng tạo hơn, có khả năng linh hoạt xử lý tình huống. 

Nhiều em coi đây là niềm đam mê, rất hào hứng, phấn chấn với thành quả mình làm được. Quá trình giao tiếp với mọi người về ý tưởng sản phẩm cũng giúp học sinh nâng cao kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

Các CLB: CLB là hình thức hoạt động ngoại khóa được FPT Edu đẩy mạnh tổ chức cho học sinh tiểu học. Các CLB có thể được tổ chức theo 2 loại hình gồm học thuật như CLB Tin học, Tiếng Anh, Văn học; hoặc nghệ thuật như CLB Âm nhạc, Múa, Nhảy,...

Ở CLB, học sinh tiểu học FPT Edu được sinh hoạt hàng tuần theo chủ đề với thầy cô và bạn bè chung đam mê. Các em có thể tham gia các trò chơi, cuộc thi, thảo luận về bộ môn Tin, Tiếng Anh, Văn học, Múa hay Nhảy,... Học sinh được khuyến khích tự luyện tập thêm tại nhà để có sản phẩm chia sẻ cùng bạn bè hoặc gửi dự thi các cuộc thi lớn hơn.

Các em say mê tập múa cùng cô giáo trong CLB.

Các CLB giúp học sinh tiểu học FPT Edu có không gian, thời gian phát triển đam mê. Các em cũng học hỏi thêm kiến thức về các bộ môn khoa học như Toán, Tin, Văn,… hay rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, hát, nhảy, vẽ,... 

Thông qua việc gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, trẻ ở lứa tuổi tiểu học được tăng cường kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, chủ động. Những hoạt động CLB cũng giúp học sinh thư giãn, giảm căng thẳng, stress.

Hoạt động trải nghiệm ngành nghề: Một hoạt động trải nghiệm ngành nghề nổi bật ở FPT Edu là làm rối nước.

Học sinh FPT Edu được đi thăm làng nghề làm rối nước truyền thống ở Thạch Thất, Hà Nội. Tại đây, các em lắng nghe các nghệ nhân giới thiệu về bộ môn rối nước và cách làm con rối. Học sinh còn có thể tự tay thử thực hiện một vài công đoạn đơn giản để tạo thành rối nước hoàn chỉnh.

Các bạn học sinh tiểu học trải nghiệm nghề nghiệp múa rối nước.

Hoạt động này cho học sinh tiểu học cơ hội trải nghiệm làng nghề truyền thống thực tế. Được tự tay làm sản phẩm, các em có thêm hiểu biết về ngành nghề, tăng thêm tình cảm đối với bộ môn nghệ thuật này. 

Với trải nghiệm các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học đó, trẻ cũng sẽ học được cách làm việc tỉ mỉ, nhẫn nại. Hiểu biết về làng nghề, gặp gỡ những nghệ nhân cũng giúp các em thêm yêu quý, tôn trọng sức lao động và nét đẹp văn hóa dân tộc. Hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp cũng tạo nền tảng cho hoạt động hướng nghiệp khi học sinh lên cấp THCS, THPT.

Hoạt động bảo vệ môi trường: Thu gom pin, trồng cây xanh và tái chế chai lọ nhựa.

Học sinh tiểu học FPT Edu được khuyến khích thu gom pin đã qua sử dụng của bản thân, gia đình hoặc bạn bè. Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, các bạn sẽ mang tới lớp, tập kết chung thành từng hộp pin cũ. 

Sau khi đạt số lượng nhất định, nhà trường sẽ mời đơn vị thu gom pin chuyên nghiệp đến thu gom và xử lý. Tương tự, với hoạt động tái chế chai lọ, học sinh cũng thực hiện như vậy.

 

Học sinh FPT Edu thu gom pin cũ vào hộp theo đơn vị lớp.

Hoạt động trồng cây xanh được mỗi cá nhân học sinh hoặc tập thể lớp thực hiện. Các em sẽ tự chăm sóc cây xanh thành các chậu cây trang trí tại nhà, tại lớp. Một số cây lớn sẽ được đem đi trồng trong vườn trường. Từ đó, cảnh quan trường cũng được phủ xanh.

Chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học này giúp học sinh có kiến thức về các vật liệu nguy hại cho môi trường, cách phân loại, tái chế. Các em cũng được thực hành kỹ năng tổ chức hoặc thực hiện hoạt động có ích, nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường. 

Học sinh tự lên kế hoạch, đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thực hiện, huy động bạn bè, người thân cùng tham gia. Các bạn dần trở nên tự tin, mạnh dạn hơn khi thường xuyên tham gia các hoạt động này cùng gia đình, bạn bè. 

Bảo vệ môi trường đang là xu thế toàn cầu. Với định hướng phát triển trở thành công dân toàn cầu trong tương lai, học sinh FPT Edu được sớm tiếp cận những kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường. Điều này giúp các em có ý thức hệ tốt hơn, có thể hình thành và phát triển những ý tưởng sản phẩm xanh trong tương lai.

Học sinh cùng cô giáo thực hành trồng cây xanh vào chai lọ nhựa tái chế.

Các cuộc thi trình diễn tài năng: Talent show theo format chương trình truyền hình cùng tên.

Học sinh tiểu học FPT Edu có khả năng ca hát, nhảy múa, ảo thuật,… đều có thể tham gia chương trình. Những tài năng xuất sắc nhất sẽ lọt vào đêm chung kết được tổ chức như một show truyền hình chuyên nghiệp. 

Ở đó, các em sẽ thể hiện năng khiếu của mình qua một bài hát, một điệu nhảy hoặc tiết mục ca kịch,… Phần biểu diễn sẽ do các giảng viên nghệ thuật của trường nhận xét, chấm điểm. 

Học sinh thể hiện tài năng múa trong show nghệ thuật do trường tổ chức.

Hoạt động này khích lệ các em theo đuổi và thể hiện đam mê. Quá trình từ lên ý tưởng, chuẩn bị đạo cụ đến luyện tập giúp học sinh thực hành việc lên kế hoạch, cân đối thời gian luyện tập, có biện pháp giữ gìn sức khỏe. Các em cũng tự tin, chủ động hơn khi được thường xuyên tham gia những sân khấu như vậy.

Các chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học ở FPT Edu khá đa dạng, tập trung vào phát triển kỹ năng cá nhân và tác động đến định hướng nghề nghiệp, ý thức về các vấn đề xã hội. 

Nhờ đó, học sinh có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng, tiếp cận xu hướng và kiến thức mới để hiểu bản thân, hiểu xã hội. Từ đó, các em có bước chuẩn bị thiết thực cho công việc học tập ở các cấp tiếp theo và có nền tảng để trưởng thành hơn. 

Nhìn chung, hoạt động ngoại khóa ở cấp tiểu học có thể được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, hỗ trợ phát triển toàn diện cho các em. Để có thêm thông tin chi tiết về chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học, bạn có thể tham khảo tại đây

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

11475

Nhân vật