Trải nghiệm FPT Edu

TẠI SAO NÊN HỌC QUA TRẢI NGHIỆM?

31/03/2021
seo
6020

Tại sao nên học qua trải nghiệm là thắc mắc của nhiều học sinh, phụ huynh dù biết rằng phương pháp này đem lại hiệu quả tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng. Bài viết dưới đây sẽ lý giải chi tiết về lý do nên chọn học qua trải nghiệm.

Xem thêm:

1. Khái niệm học qua trải nghiệm

Học qua trải nghiệm được hiểu là quá trình khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy.

Phương pháp học tập trải nghiệm đang được nhiều trường đưa vào áp dụng.

2. Tại sao nên học qua trải nghiệm?

Hiện nay, học qua trải nghiệm được quan tâm và phát triển ở nhiều nền giáo dục trên thế giới. Khi học qua trải nghiệm, cá nhân được khuyến khích tham gia trực tiếp vào các hoạt động trải nghiệm để hiểu rõ hơn về các kiến thức mới và lưu giữ thông tin lâu dài hơn. 

2.1 Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và thực tế

Giờ học truyền thống hiện nay gồm 2 hoạt động chính: học sinh tiếp thu kiến thức từ sách giáo khoa qua lời giảng của giáo viên và phản hồi kết quả thông qua làm bài tập. Còn với giờ học trải nghiệm, các bạn được thực hành để hiểu rõ về nguyên lý cũng như tạo ra những sản phẩm ý nghĩa, ứng dụng trong cuộc sống.

Học sinh tiểu học trải nghiệm lập trình robot.

Để hiểu rõ lý do tại sao nên học qua trải nghiệm thì với việc đưa phương pháp giáo dục STEM vào các trường học, người học có cơ hội thực hành và tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo, từ đó có tư duy phản biện, kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng quản lý thời gian.

Môn Hóa học tại trường THCS – THPT Hoa Sen (TP Hồ Chí Minh) hiện đang  tổ chức theo phương pháp STEM. Các bạn học sinh tự tay điều chế chất chỉ thị màu từ cánh hoa hồng, một giải pháp xác định tính chất axit, bazơ của dung dịch tại nhà thay cho giấy quỳ. Thậm chí, nó còn được sử dụng để đo pH của đất trồng một cách tương đối chính xác để phục vụ canh tác nông nghiệp. 

Học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn khi tham gia giờ học trải nghiệm.

2.2 Tăng tính tích cực, chủ động của người học

Phương pháp học qua trải nghiệm đòi hỏi sự chuyển đổi vai trò của người dạy và người học. Học sinh chủ động tham gia các hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ để gặt hái mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Còn giáo viên chuyển sang vai trò là người gợi mở, cố vấn phương pháp học tập.

Nhiều trường học đã thực hiện việc chuyển đổi vai trò giáo viên - học sinh, sinh viên để thúc đẩy tính chủ động trải nghiệm của người học. Trường Yale-NUS College (Mỹ) đã thiết kế trải nghiệm học tập mới nhằm khuyến khích sinh viên tiếp cận kiến thức một cách độc lập, mở rộng tư duy và đánh giá vấn đề. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao nên học qua trải nghiệm.

Sinh viên Yale-NUS College (Mỹ) chủ động tham gia vào quá trình học nhờ phương pháp học tập trải nghiệm.

Trong các môn học liên quan tới Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội…, sinh viên sẽ đặt câu hỏi, cùng nhau trao đổi, thảo luận về một chủ đề được giảng viên đưa ra. Qua đó, các bạn học cách chủ động nghiên cứu, tư duy, phản biện, làm việc nhóm, thuyết trình... 

2.3 Tại sao nên học qua trải nghiệm? Giúp thay đổi tư duy rõ rệt

Học qua trải nghiệm có nhiều điểm đổi mới so với phương pháp truyền thống về nội dung, cách tổ chức dạy và học, mục tiêu giáo dục. Hoạt động thực hành mang tính trải nghiệm được đưa vào nhiều hơn, tạo ra tư duy đa chiều cho người học.

Một trường tiểu học ở Lào Cai đã tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào hoạt động trải nghiệm, thấm đượm bản sắc văn hóa vùng miền. Cứ 1 lần/tuần, những phụ huynh có kinh nghiệm sẽ đến trường hướng dẫn học sinh dệt đồ thổ cẩm. Nhờ đó, các bạn học sinh tại đây hình thành tư duy tôn trọng bản sắc dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trong bối cảnh hội nhập văn hóa.

Giờ học dệt thổ cẩm của học sinh Tiểu học Lao Chải (Lào Cai).

2.4 Giúp người học tự rèn luyện bộ kỹ năng mềm quan trọng

Nếu như hoạt động học tập truyền thống giúp phát triển kỹ năng nghe – nhìn – ghi chép thì học qua trải nghiệm tạo ra môi trường để tích lũy nhiều kỹ năng mềm quan trọng khác. Tham gia vào thực tế, người học hình thành cho mình kỹ năng quan sát, tư duy và phân tích vấn đề. Đồng thời, các bài tập nhóm cũng là cơ hội để người học rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện…

Học qua trải nghiệm được áp dụng phổ biến tại các trường đại học. Thay vì ngồi tại giảng đường, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ “ra đường để học” thông qua các loại bài tập như phỏng vấn nhân vật, tham quan tòa soạn, thực tập tòa soạn… 

Lý do tại sao nên học qua trải nghiệm cũng bởi nhờ các bài tập đó, sinh viên không ngừng rèn luyện và tích lũy kỹ năng mềm từng ngày. Hiệu quả của cách học trải nghiệm được phản ánh qua kỹ năng quản lý thời gian, sống sót trước áp lực, tiếp cận và thuyết phục nhân vật, lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình...

Để hoàn thành một bài báo, sinh viên không chỉ cần có kiến thức nghiệp vụ mà còn cần tới các kỹ năng mềm khác. 

2.5 Tăng tính tương tác, tạo hứng khởi cho cả người dạy và người học

Lý do tiếp theo để trả lời cho câu hỏi tại sao nên học qua trải nghiệm. Đó là khi được làm chủ việc học, học sinh, sinh viên sẽ hình thành tâm lý phấn khởi, hào hứng tham gia các hoạt động tiếp thu kiến thức. Về phần giáo viên, họ sẽ không còn thấy chán nản, hạn chế trường hợp thầy miệt mài giảng mà học sinh không có bất kỳ phản hồi nào. 

Tiết học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được thầy trò một trường THPT chuyển thành buổi họp báo ra mắt phim xúc động và đầy lý thú. Thầy giáo hướng dẫn các bạn tổ chức một buổi họp báo chuyên nghiệp, có sự tham dự của các nhà báo đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí uy tín.

Để làm nên một tiết học văn thú vị như vậy, thầy trò đã phải chuẩn bị từ 4 tuần trước đó. Các bạn học sinh phân công nhau viết kịch bản, quay video, dựng phim... để biến tiết học thành một buổi họp báo ra mắt phim thật sự hoành tráng. Đây cũng là lần đầu tiên các học sinh được trải nghiệm một giờ học văn với hình thức mới lạ nên học sinh nào cũng cảm thấy hào hứng.

Học sinh làm chủ việc học dưới sự tư vấn, gợi mở của giáo viên

2.6 Không chỉ học kiến thức mà còn trải nghiệm cảm xúc

Học qua trải nghiệm không chỉ diễn ra trong khuôn khổ lớp học mà còn trong mọi hoạt động của nhà trường như cuộc thi văn nghệ, thi kiến thức, câu lạc bộ học tập (Toán, Văn, Anh…), câu lạc bộ nghệ thuật (múa, hát, vẽ…). Ngoài ra, nhà trường còn có thể đưa phương pháp học đó vào hoạt động ngoại khóa như trải nghiệm một ngày làm hướng dẫn viên, thu hoạch nông sản ở trang trại… 

Những môi trường này mang tới kinh nghiệm và bài học khác biệt với cách học từ sách vở. Đó là bài học về thành công, thất bại, sự tự tin, tinh thần hợp tác... Đây là những yếu tố góp phần hình thành nên bản lĩnh, tính cách con người quan trọng không kém kiến thức. Ngoài ra, học trải nghiệm cho học sinh nếm trải nhiều cung bậc cảm xúc khi chiến thắng hoặc thất bại, bồi đắp tâm hồn phong phú cho các em. 

Trong cuộc thi thiết kế, trình diễn cổ phục, lan tỏa vẻ đẹp truyền thống và những câu chuyện lịch sử ý nghĩa, học sinh Hà Nội đã được sống trong bầu không khí giàu cảm xúc như thế. Khi chiêm ngưỡng những bộ trang phục do chính mình thiết kế, các bạn học sinh không khỏi tự hào và xúc động. 

Học sinh hình thành ý tưởng, nội dung, bối cảnh, trang phục… để tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời. Đó cũng là lý do tại sao nên học qua trải nghiệm

Các bạn đã dày công nghiên cứu và tự tay tái hiện những bộ trang phục truyền thống từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn. Đây là một cách giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống trong trang phục dân tộc sinh động và đầy cảm xúc, giúp các em học sinh thêm yêu và tự hào về quê hương mình. 

2.7 Cung cấp kết quả đánh giá chính xác

Kết quả của học qua trải nghiệm thể hiện trên những thành quả mà người học tạo ra. Đó có thể là vốn kiến thức thực tế, các kỹ năng mềm hoặc các sản phẩm cụ thể có tính ứng dụng. Vì vậy, so với phương pháp học truyền thống thì học qua trải nghiệm sẽ cung cấp kết quả đánh giá chính xác, khách quan hơn.

Với mô hình “Trường học thông minh”, 4 học sinh tiểu học ở Quảng Ninh đã ứng dụng công nghệ vào việc hiện đại hóa cơ sở vật chất cho nhà trường. Từ quan sát cá nhân, các học sinh nhận thấy những bất cập về tiêu dùng điện, hoạt động thủ công của các bác bảo vệ... Từ đó, các em tạo ra sản phẩm cải tiến như cổng trường điều khiển từ xa, các thiết bị điện tự động đóng, ngắt hiện đại…

Mô hình này giúp cho các bạn học sinh trong trường có ý thức hơn về việc tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường, an toàn khi sử dụng điện. Sản phẩm không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn giải phóng sức lao động, tiến tới tự động hóa.

Đây là thành quả có được sau khi nhóm bạn học lập trình kéo thả Arduino trong bộ môn robot.

2.8 Tại sao nên học qua trải nghiệm? Bởi cho phép cá nhân hóa việc học

Học cùng trải nghiệm tập trung vào quá trình học cá nhân. Học sinh khám phá, thử nghiệm kiến thức trực tiếp thay vì nghe hoặc đọc về kiến thức của người khác. Phương pháp này cho phép mỗi học sinh vượt qua những mục tiêu mà các bạn tự đặt ra và phát huy thế mạnh của mình. Học sinh học trong mọi trải nghiệm và với mọi cá nhân khác, thậm chí vượt qua phạm vi lớp học.

Học qua trải nghiệm giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen chủ động quan sát, phân tích, tổng kết kiến thức cho mình. 

Công nghệ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp giáo viên mang lại chiến lược học tập cá nhân hóa cho học sinh, sinh viên của mình. Trong đợt dịch Covid-19, các ứng dụng giáo dục không ngừng được nghiên cứu và phát triển để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đạt được hiệu quả học tập cao hơn. 

Chẳng hạn, hệ thống quản lý học tập (LMS) cho phép người học kiểm soát tiến trình học tập của mình. Ứng dụng LP+365 của ĐH Công nghệ và Sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia) cho phép sinh viên truy cập thời khóa biểu, bài tập và giáo trình hàng ngày để nắm rõ tổng quan về tiến trình học tập. 

Ứng dụng hỗ trợ AI của Microsoft cho phép người dùng thực hành các cụm từ hữu dụng bằng tiếng Trung Quốc trong các tình huống khác nhau và sử dụng trí thông minh nhân tạo để trò chuyện với người dùng, góp ý, phản hồi về tiến bộ của họ.

Giáo dục thời 4.0 đề cao tính cá nhân hóa cho người học.

2.9 Giúp học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn

Hơn 2000 năm trước, Khổng tử đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Theo đó, học sinh, sinh viên sẽ nắm bắt các khái niệm và ứng dụng dễ dàng hơn nếu họ tham gia vào quá trình học một cách chủ động.

Học sinh tiểu học được hướng dẫn làm một căn phòng và tùy thích sáng tạo những thành phần khác biệt nhất, kỳ lạ nhất theo sở thích của riêng mình.

Việc lên ý tưởng, thiết kế và dựng mô hình căn phòng mơ ước chính là quá trình học qua trải nghiệm. Khi bắt tay vào làm, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm tỷ lệ, mối liên hệ giữa tỷ lệ người và không gian quanh mình – một kiến thức hàn lâm và khó hình dung nếu chỉ đọc những dòng chữ trong sách. Đây cũng là một trong những lý do tiếp theo để tại sao nên học qua trải nghiệm

UNESCO đã nhìn nhận giáo dục trải nghiệm chính là tương lai của giáo dục toàn cầu trong những thập kỷ tới. 

2.10 Có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trực tiếp tới học sinh, sinh viên. Nó đòi hỏi thế hệ trẻ phải được rèn luyện các kỹ năng mới, đặc biệt là phát huy tính sáng tạo để có thể tồn tại trong bối cảnh máy móc dần thay thế con người. 

Quá trình học qua trải nghiệm kích thích não con người hoạt động. Các bạn học sinh, sinh viên không chỉ phải quan sát sự vật, hiện tượng mà còn phải tư duy, phân tích về nó. Đồng thời, hoạt động tư duy liên ngành cũng diễn ra để kết nối vấn đề với nhau, hình thành kho kiến thức cho mỗi người.

 

Học qua trải nghiệm là cơ hội để người học kích thích phát triển mạnh mẽ tư duy sáng tạo.

Một trường cao đẳng ở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lớp học xếp giấy nghệ thuật Origami giúp sinh viên có được tư duy logic, sự kiên nhẫn và khéo léo của đôi bàn tay. Đây cũng là phương pháp được Friedrich Froebel đưa vào hệ thống giáo dục của Đức từ thế kỷ 19 để giúp người học rèn luyện tư duy, khả năng học hỏi và ghi nhớ. 

Trong bộ môn Giáo dục công dân, học sinh một trường THPT ở Nghệ An đã cùng nhau làm phim ngắn nhằm truyền tải nội dung bài học dễ dàng hơn. Nhờ đó, các bạn được làm quen với ngôn ngữ điện ảnh, đồng thời, thử nghiệm vai trò mới mẻ như làm đạo diễn, biên kịch, quay phim… Công việc mà các bạn được trải nghiệm là chắp nối ý tưởng, câu chuyện xung quanh thành một thước phim hoàn chỉnh bằng chính khả năng sáng tạo của mình.

Tại sao nên học qua trải nghiệm bởi tư duy sáng tạo của học sinh lên ngôi trong thời đại của sự hợp tác, cạnh tranh và biến động toàn cầu. 

2.11 Biến sai lầm trở thành bài học quý giá

Trường học không phải là nơi dạy tất cả mọi thứ cho các bạn học sinh. Có những điều các em phải phải tự trải nghiệm hoặc mắc sai lầm để nhận ra. Trong quá trình trải nghiệm sẽ xuất hiện những tình huống sai lầm nhưng đó là một bài học giá trị. Từ đó, các bạn học được cách không sợ sai nhưng đồng thời phải ghi nhớ để không lặp lại thất bại. 

Thí nghiệm thử tải trọng mô hình cầu của các bạn sinh viên. 

3. Trải nghiệm thực tế cho học sinh tại Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu)

Là trường học trải nghiệm, FPT Edu chú trọng mang đến cho học sinh, sinh viên môi trường học hỏi, khám phá kiến thức, trang bị kỹ năng, trải nghiệm cả cuộc sống học đường. Mỗi đơn vị thuộc FPT Edu lại tổ chức các hoạt động trải nghiệm khác nhau dành cho học sinh, sinh viên. Các hoạt động này được thiết kế phù hợp với lứa tuổi, đặc trưng tâm lý, mục tiêu đào tạo học sinh, sinh viên

Chương trình phát triển cá nhân (PDP)

Các bạn học sinh TH&THCS FPT, THPT FPT sẽ được tham gia các bộ môn học qua trải nghiệm hoặc tích hợp với chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 

  • Giáo dục kỹ năng xã hội (Nối kết – Thích ứng từ chương trình RECAP – Mỹ): Học sinh tiểu học được giáo dục những kỹ năng hành xử tích cực, biết cách lựa chọn hành vi, làm chủ bản thân. Giáo viên có vai trò định hướng, định hình nên hành vi tích cực cho học sinh.
  • Mỹ thuật sáng tạo: Học sinh tiểu học được trải nghiệm thực tế, tạo ra các sản phẩm mỹ thuật bằng các nguyên vật liệu truyền thống và hiện đại.
  • Công nghệ 4.0/ STEM: Môn học được thiết kế để học sinh học cùng trải nghiệm. Các em được học theo dự án, làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề. 
  • Kỹ năng học cùng: Học sinh, sinh viên được trải nghiệm sống trong môi trường nội trú. Từ đó, các bạn hình thành thái độ tự lập, tự chủ trong cuộc sống những như các kỹ năng mềm như gắn kết đội nhóm, hỏi hỏi từ đồng đội…

Học qua trải nghiệm giúp học sinh, sinh viên FPT Edu rèn luyện các kỹ năng thế kỷ 21 để trở thành thế hệ công dân toàn cầu

  • Tư duy phản biện: Học cách tư duy sáng tạo, phân tích, lập luận, đặt câu hỏi...
  • Tư duy sáng tạo: Học sinh được tiếp cận với chu trình: Phân tích những yếu tố làm cản trở sự sáng tạo; khám phá 7 công thức sáng tạo gồm: ngược, nối, ngẫu, buông, anh hùng, nhập, định; áp dụng vào các sản phẩm thực tế như báo tường, triển lãm...
  • Đọc hiểu truyền thông: Thực hành vẽ tranh tuyên truyền, đóng kịch hoặc tiểu phẩm chia sẻ góc nhìn của học sinh về những vấn đề, hiện tượng, nhân vật đang được quan tâm trên các phương tiện truyền thông, phân tích tính xác thực của báo chí...

Chương trình IC

Chương trình IC của ĐH FPT bao gồm các hoạt động hợp tác quốc tế (trải nghiệm nước ngoài và du học ngắn hạn) tạo điều kiện cho sinh viên ra nước ngoài. Trong 4 năm đại học, mỗi sinh viên sẽ có ít nhất 1 lần trải nghiệm bước ra thế giới để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, tiếp cận xu hướng phát triển tri thức khoa học của nhân loại.

Study tour 2019 là hành trình trải nghiệm 6 ngày 6 đêm của sinh viên ĐH FPT tại 3 thành phố: Osaka – Kyoto – Tokyo. Các bạn phải tự tìm cách để di chuyển đến các điểm tập kết: từ việc giao tiếp với người bản xứ để hỏi đường, tìm hiểu về các line tàu điện ngầm để tiết kiệm chi phí đi lại. Từ đó, sinh viên vừa được rèn luyện ngôn ngữ Nhật, vừa tăng khả năng giao tiếp, vừa rèn kỹ năng sinh tồn trong môi trường hoàn toàn không sử dụng tiếng Việt. Bây giờ bạn đã hiểu thực sự lý do tại sao nên học qua trải nghiệm chưa?

Sinh viên ĐH FPT có 6 ngày khám phá văn hóa Nhật Bản bổ ích.

Sinh viên FPT Edu được đăng ký học kỳ nước ngoài tại Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản… để nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn từng ngày. Như vậy, mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có năng lực chuyên môn, đạt chuẩn về ngoại ngữ, hoàn thiện về kỹ năng mềm. Các bạn còn được trang bị vốn kiến thức văn hóa đa dạng, sẵn sàng bước vào thị trường lao động toàn cầu.

Trải nghiệm một học kỳ ở nước ngoài trước khi ra trường giúp sinh viên thích nghi với điều kiện làm việc tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Sự phát triển mạnh mẽ của mô hình trường học trải nghiệm trong thời gian qua thể hiện đây là sự lựa chọn được nhiều học sinh, sinh viên, phụ huynh ưu ái. Các bạn học sinh lựa chọn phương pháp này với mong muốn được trang bị những kỹ năng cần thiết cho con đường phát triển trong tương lai.

Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết - thực tế, tạo ra môi trường học tập đầy cảm xúc và giúp học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, những lợi ích đó là câu trả lời cho câu hỏi tại sao nên học qua trải nghiệm. Nếu muốn tìm hiểu thêm về phương pháp học qua trải nghiệm của FPT Edu, bạn có thể theo dõi tại đây.

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

6020

Nhân vật