FPT Edu - Tin tức chung

ĐH FPT sẵn sàng chi 100 triệu đồng mua quả cầu rơi ở Tuyên Quang

05/01/2016
Hải Nam
2076
VTC News -  TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT, cho biết sẵn sàng mua vật thể lạ rơi xuống tỉnh Tuyên Quang với giá 100 triệu đồng để trưng bày trong góc Khoa học của trường.

Các cơ quan chức năng của Quân khu 2, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang kiểm tra vật thể tại hiện trường. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

Các cơ quan chức năng của Quân khu 2, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang kiểm tra vật thể tại hiện trường. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

Đánh giá vật thể lạ rơi từ trên trời rơi xuống ở Tuyên Quang rất có ý nghĩa khoa học, TS. Lê Trường Tùng bày tỏ mong muốn được mua vật quý hiếm này với giá 100 triệu đồng để trưng bày trong góc Khoa học của Trường và cũng để ghi nhớ việc ĐH FPT đã từng phóng vệ tinh mini lên quỹ đạo. “Có cái này, để cán bộ, sinh viên, học sinh hàng ngày chiêm ngưỡng, hình dung vật này đã qua một lộ trình cam go thế nào trước khi về thường trú tại trường” - ông Tùng chia sẻ.

Trong khi đó, ông Vũ Trọng Thư, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Trường Đại học FPT, đưa ra giả thiết 2 quả cầu xuất hiện ở Yên Bái, Tuyên Quang mới đây có thể là một phần vệ tinh khí tượng Elektro-L2 của Nga.

Trước đó, ngày 11-12-2015, vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh từ sân bay vũ trụ Baikonur bằng tên lửa đẩy Zenit-2SB (có 3 tầng, do Nga và Ukraine chế tạo).

Ngày 21/7/2012, đúng 9 giờ 6 phút (theo giờ Việt Nam), vệ tinh F-1 do Phòng Nghiên cứu Không gian FPT (FSpace) thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Đại học FPT chế tạo đã phóng thành công vào không gian vũ trụ từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. Ảnh: Space.com.

Ngày 21/7/2012, đúng 9 giờ 6 phút (theo giờ Việt Nam), vệ tinh F-1 do Phòng Nghiên cứu Không gian FPT (FSpace) thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Đại học FPT chế tạo đã phóng thành công vào không gian vũ trụ từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. Ảnh: Space.com.

Theo ông Thư, có khả năng tầng 2 của tên lửa sau khi tách ra đã hết nhiên liệu và tiếp tục bay theo quán tính ở quỹ đạo tạm thời. Đến ngày 2-1-2016, cận điểm của tầng 2 tên lửa rơi xuống Trái đất.

Ngoại lực tác động gây ra vụ nổ, làm cho tầng thứ 2 của tên lửa bị phá hủy hoàn toàn trừ 2 cái bình nhiên liệu và 1 vài bộ phận khác nữa vì có hình dạng và kết cấu bền vững rồi rơi xuống 2 tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái của Việt Nam.

Ngày 21/7/2012, đúng 9 giờ 6 phút (theo giờ Việt Nam), vệ tinh F-1 do Phòng Nghiên cứu Không gian FPT (FSpace) thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Đại học FPT chế tạo đã phóng thành công vào không gian vũ trụ từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản.

Từ lúc F-1 được thả ra khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào hôm 4/10, trạm mặt đất của Phòng Nghiên cứu FSpace tại Hà Nội và nhiều đài vô tuyến điện khác trên thế giới vẫn chưa nhận được tín hiệu từ vệ tinh này. Dù vậy, sự kiện F-1 vào không gian ghi thêm một dấu mốc cho ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam.

Theo VTC News

Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

2076

Nhân vật