FPT Edu - Tin tức chung

GS.TSKH Đỗ Đức Thái: “Toán học dứt khoát không được trở thành xa xỉ phẩm dành riêng cho một số nhóm học sinh”

04/10/2020
Nguyễn Huệ Anh
9251

Ngày 4/10, GS. TSKH Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên chương trình môn Toán 2018) đã có buổi giao lưu với các chuyên viên các Sở Giáo dục – Đào tạo, giáo viên, giảng viên môn Toán tại Cần Thơ trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở 2020 nhằm kết nôi việc học cùng trải nghiệm cho học sinh, sinh viên.

Chìa khóa quan trọng là học cùng trải nghiệm thực tế
Ngày hội Toán học mở 2020 thu hút gần 2000 học sinh – sinh viên, thầy cô giáo và các chuyên gia trong ngành Toán tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham dự

Với chủ đề “Toán học ở khắp mọi nơi”, Ngày hội Toán học mở 2020 được Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán bảo trợ chuyên môn và đồng tổ chức cùng Tổ chức Giáo dục FPT, Sở Giáo dục – Đào tạo Cần Thơ. Đây là năm đầu tiên chương trình có mặt ở thành phố Cần Thơ – thủ phủ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau nhiều lần diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn.

Tham dự chương trình, GS.TSKH Đỗ Đức Thái đã mang tới chủ đề học cùng trải nghiệm được rất nhiều thầy cô giáo quan tâm: “Dạy học phát triển năng lực toán học theo Chương trình môn Toán mới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Làm sao để bắt nhịp với chương trình học thế giới, làm thế nào để dạy học hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh và làm thế nào để ứng dụng toán học vào thực tiễn. Tất cả những vấn đề này đã được GS.TSKH Đỗ Đức Thái chia sẻ một cách cởi mở và gần gũi.

Đỗ Đức Thái - Chìa khóa quan trọng là học cùng trải nghiệm thực tế
GS.TSKH Đỗ Đức Thái chia sẻ ý kiến xoay quanh vấn đề trọng điểm đổi mới giáo dục

Quan điểm xây dựng chương trình môn toán: Tinh giản – Thiết thực – Hiện đại – Khơi nguồn sáng tạo

Tinh giản: Phải lựa ra những thứ tinh giản nhất trong “rổ học vấn” để trang bị cho các em, giúp các em song hành học cùng trải nghiệm

Chúng ta đang thấy chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là chương trình môn toán bị nặng. Chúng ta phải cố gắng lựa ra trong “rổ học vấn” ấy những cái cốt lõi nhất, tinh giản nhất để dạy cho học sinh. 

Khi xây dựng chương trình môn Toán mới, chúng tôi đã làm khảo sát với hơn 1000 học sinh các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và 70% trong số đó đã phát biểu rằng: môn toán rất khó, cảm thấy sợ học toán và thậm chí có em còn nói rằng mỗi giờ toán là một nỗi hãi hùng, các em không thể kêt nôi việc học cùng trải nghiệm... 

Đặc biệt là những em học sinh trung học phổ thông có ý định thi đại học khối C (theo chương trình cũ) thì hoàn toàn không hiểu được những khái niệm như tích phân, đạo hàm, đổi biến,… mà thầy cô “bắt học” trên lớp từ đâu sinh ra và học để làm gì. Vì vậy, phải lựa ra những thứ tinh giản nhất trong “rổ học vấn” để trang bị cho các em.

Thiết thực: Không dạy cho học sinh cái mình có mà phải dạy cho học sinh cái các em cần trong cuộc đời sau này, cần có học cùng trải nghiệm

Tính thiết thực là yếu tố then chốt trong vấn đề dạy học phát triển năng lực theo chương trình môn Toán mới. Nhưng điều này hoàn toàn bị khuyết ở chương trình giáo dục trước đây và chúng ta sẽ thấy rất rõ từ hệ lụy của quá trình thi cử tuyển sinh. Các em học sinh học toán ở phổ thông chỉ phục vụ kì thi chuyển cấp và đại học. Hết lớp 5 là cuộc đua chạy vào trường điểm, hết lớp 9 thì tranh suất vào trường chuyên, hết lớp 12 thì rượt đuổi vào trường đại học.

Tinh thiết thực liên quan tới vấn đề quan điểm. Ban soạn thảo chương trình môn Toán năm 2018 nói riêng và toàn thể chương trình phổ thông 2018 nói chung, mong muốn các thầy cô thay đổi các giảng dạy. Lâu nay các thầy cô đang “bán vốn tự có” chứ chưa quan tâm đến việc đứa trẻ nó dùng được gì về sau. Chúng ta không dạy cho học sinh cái mình có mà phải dạy cho học sinh cái các em cần trong cuộc đời sau này, giúp các em kết nối giữa học cùng trải nghiệm lại với nhau.

Chìa khóa quan trọng là học cùng trải nghiệm thực tế

Hiện đại: Toán học hiện nay vắng bỏng hoàn toàn mạch kiến thức dành cho những công dân bước vào nền kinh tế tri thức 4.0

Chúng ta nói nhiều về hội nhập quốc tế và mỗi năm nước ta có hàng trăm nghìn du học sinh. Chương trình môn Toán của Việt Nam vì thế phải bắt nhịp với chương trình của các nước trên thế giới. 

Giáo dục môn Toán đang bị đặt nặng về kiến thức, tôi xin được đề cập tới đại số, hình học, giải tích,… với những bài tập biến đổi như thần. Nhưng chúng ta thua hẳn chương trình các nước ở tính thiết thực và hơi thở cuộc sống, đặc biệt là vắng bỏng hoàn toàn mạch kiến thức dành cho những công dân bước vào nền kinh tế tri thức 4.0.

Tôi lấy ví dụ như phần Thống kê - cơ sở để kiến tạo nền kinh tế 4.0 – hoàn toàn không xuất hiện trong chương trình dạy kể từ lớp 9. Trong khi đó, thống kê là một phần học đặc biệt quan trọng: Thống kê là con số, con số thì biết nói và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người. Khi nắm chắc kiến thức thống kê, học sinh sẽ được rèn tư duy phản biện, đó là nền móng của xã hội dân chủ.

Khơi nguồn sáng tạo: Toán học dứt khoát không được trở thành xa xỉ phẩm dành riêng cho một số nhóm học sinh.

Không sáng tạo thì không sinh ra được nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức. Như vậy thì chỉ có đi làm thuê ở nước ngoài dưới dạng xuất khẩu lao động hoặc các ông chủ tư bản dưới dạng doanh nghiệp ở Việt Nam.

Với một đất nước nghèo thì chúng ta cam chịu nhưng với dân tộc Việt Nam thì không thể làm thuê được. Một dân tộc đi làm thuê thì không bao giờ có chuyện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chẳng ai cho không chúng ta cái gì nên việc quan trọng là phải dứt khoát tạo ra một nguồn nhân lực đủ năng lực sáng tạo, tiếp thu công nghệ mới trong giai đoạn làm thuê, tiến tới làm chủ công nghệ, học cùng trải nghiệm và cao hơn nữa là sáng tạo ra công nghệ.

Trong lịch sử dân tộc, chúng ta đã tồn tại và chiến thắng các nước đế quốc chính bằng sự sáng tạo. Trong nhà trường phổ thông, Toán là một trong những môn học tốt nhất cho phép chúng ta khơi nguồn sáng tạo cho người học nên các thầy cô giáo phải ghi nhớ trách nhiệm đó. Cuộc sống có bao nhiêu mặt, bao nhiêu ngóc ngách thì đều có sự hiện diện của Toán học. Năng lực tính toán là năng lực thiết yếu để con người tồn tại. 

Vì vậy, tôi nhấn mạnh: Toán học dứt khoát phải được dạy và dành cho mọi người, mọi trẻ em trên mọi vùng miền. Toán học dứt khoát không được trở thành xa xỉ phẩm dành riêng cho một số nhóm học sinh.

Chìa khóa quan trọng là học cùng trải nghiệm thực tế

Năng lực toán học – làm thế nào để dạy học hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh?

Dạy học phải phát triển nhân cách người học và phát triển giá trị nhân văn cao đẹp của con người. Trước làn sóng của đời sống hiện đại, sự xâm nhập của các nền văn hóa phương Tây, suy đồi và xuống cấp của đạo đức xã hội thì hệ lụy để lại đã khiến giá trị nhân cách và nhân văn trong dạy học Toán hiện nay bị mờ nhạt đi nhiều.

Tôi lấy ví dụ về việc thi trắc nghiệm trong môn Toán. Đúng là người học phải có khả năng cảm nhận Toán học nhưng học sinh hiện nay nếu không phải khoanh do “làm tắt, nghĩ tắt, bỏ qua bản chất” thì sẽ là khoanh bừa. Các em chọn đáp án mà chẳng hiểu cốt lõi bản chất của vấn đề đó. Như vậy, lối thi trắc nghiệm không những không góp phần rèn luyện mà còn làm hỏng phẩm chất của học sinh.

Dạy hiền tài phải trong như ngọc, dạy học sinh trung thực là 1 trong 6 phẩm chất bắt buộc của chương trình phổ thông mới. Hãy để học sinh trung thực và có trách nhiệm khi làm bài thi của mình, hãy để các em có môi trường trường kết nối học cùng trải nghiệm.

Chìa khóa quan trọng là học cùng trải nghiệm thực tế

Ứng dụng toán học vào thực tiễn – dạy học “vận dụng toán học vào thực tiễn” bằng cách nào?

Ở phạm vi dạy toán ở trường trung học phổ thông sẽ, tôi tạm chia thành 3 kiểu bài: dạy khái niệm, thuật toán mới; dạy chứng minh định lý, tính chất, mệnh đề; dạy ôn tập, luyện tập. Việc khó nhất với các thầy cô là nội dung số 1. Học sinh có hiểu khái niệm thì mới có thể chứng minh định lý, giải bài và ôn tập được.

Nguyên lý quan trọng nhất của việc dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn là học sinh cần phải hiểu gốc rễ của vấn đề: khái niệm toán học được sinh ra từ đầu, để làm gì, vận dụng ra sao trong giải quyết vấn đề thực tiễn.

Giao lưu cuối chương trình

Kết thúc chương trình, GS.TSKH Đỗ Đức Thái cũng dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ ý kiến của các thầy cô giáo. Với câu hỏi “Việc dạy toán thực tiễn mất khá nhiều thời gian nhưng thời gian lên lớp lại có hạn, làm thế nào để giải quyết vấn đề này?”, GS Thái đã đưa ra giải đáp cụ thể.

Chìa khóa quan trọng là học cùng trải nghiệm thực tế
Các thầy cô giáo đặt ra nhiều câu hỏi – những vấn đề trăn trở trong việc chương trình Toán mới

“Dạy kiểu giải bài thì nhanh nhưng dạy cho ra năng lực của một đứa trẻ (tự nghĩ ra và làm được) thì rất khó. Cho nên dạy học ứng dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải giảm tải về nội dung, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt vì giảm tải cơ học như hiện nay không giải quyết được triệt để vấn đề.

Chương trình môn Toán mới không thể giảm tải thêm được nữa nên vấn đề sẽ nằm ở đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi một hoạt động phải đạt được đa mục tiêu chứ không thì sẽ không đủ thời gian. Chẳng hạn, thay vì định nghĩa về đạo hàm như vừa nãy thì có thể giới thiệu vài ví dụ rồi định nghĩa, cho học sinh công nhận công thức rồi khi nào có thời gian thì chứng minh”, GS.TSKH Đỗ Đức Thái chia sẻ.

(Ghi lại theo bài giảng GS.TSKH Đỗ Đức Thái tại Ngày hội Toán học mở 2020, Cần Thơ)

Huệ Anh

9251

Nhân vật