FPT Edu - Tin tức chung

ĐH Swinburne (Việt Nam) đồng tổ chức hội thảo “Giải pháp AI ứng phó biến đổi khí hậu”

11/12/2019
Nghiêm Mai Linh
916

Trong vài năm trở lại đây, biến đổi khí hậu đã trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nhằm đưa ra các nhìn thực tế và lan tỏa cảm hứng sử dụng công nghệ ứng phó với vấn đề này đến các bạn trẻ trong quá trình học cùng trải nghiệm, ĐH Swinburne (Việt Nam) phối hợp cùng FUNiX đã tổ chức hội thảo “Giải pháp AI ứng phó biến đổi khí hậu”.

Học cùng trải nghiệm thông qua hội thảo "Gải pháp AI ứng phó biến đổi khí hậu"
Các diễn giả tại hội thảo

Sáng ngày 11/12, Đại học Swinburne (Việt Nam) phối hợp cùng FUNiX tổ chức buổi hội thảo Giải pháp AI ứng phó biến đổi khí hậu. Buổi hội thảo là nơi các diễn giả đã cùng chia sẻ, bàn luận cùng người nghe về ứng dụng công nghệ và những gì AI có thể làm được để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Đây cũng là nền móng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động của người trẻ trong quá trình học cùng trải nghiệm để sử dụng công nghệ trong việc bảo vệ môi trường.

Hội thảo có sự tham dự và diễn thuyết của các khách mời gồm: PGS.TS Trần Thế Truyền, hiện nghiên cứu và làm việc tại Đại học Deakin - Australia; anh Lê Công Thành, CEO công ty InfoRe, Thạc sĩ Đại học Paris XI chuyên ngành Khoa học Máy tính; chị Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc Trung tâm công nghệ đặc biệt xSeries - FUNiX và anh Trương Công Duẩn - Trưởng Ban Đào tạo ĐH Swinburne (Việt Nam).

Hội thảo là nền móng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động của người trẻ trong quá trình học cùng trải nghiệm để sử dụng công nghệ trong việc bảo vệ môi trường
PGS.TS Trần Thế Truyền chia sẻ tại hội thảo

Là người đầu tiên chia sẻ về chủ đề này, Phó giáo sư Trần Thế Truyền đã nêu ra một số nguyên nhân chính gây tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm: "Điện năng, nông nghiệp và giao thông. Vẫn biết những ông lớn của thế giới như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga là những tác nhân chính gây biến đổi khí hậu, thế nhưng, không vì thế mà Việt Nam chúng ta vô can, vì vậy Việt Nam cần phải hành động ngay thời điểm này". 

Trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, AI đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải và thay đổi chu kỳ thích ứng, làm cho hệ thống hiệu quả hơn; Cung cấp các cảm biến, hệ thống giám sát tự động; cung cấp các dự báo chính xác và nhanh chóng hơn; hỗ trợ đưa ra các biến tương đồng (nguyên nhân - kết quả) để hiểu về các hiện tượng thời tiết, dự báo... 

Trong bài diễn thuyết của mình, Phó giáo sư Trần Thế Truyền cũng chia sẻ hiện nay, trên thế giới cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để ứng dụng công nghệ AI vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu như: Google áp dụng trên việc phát triển điện gió. Nhờ AI - tăng được hiệu suất lên 10% cho một nhà máy điện gió. Đối với giao thông, AI có thể dự báo trước tình trạng tắc nghẽn (dùng camera giám sát, các cảm biến...) để giảm thiểu tắc đường. Hệ thống đo tốc độ xe - dự báo tốc độ/mật độ xe dựa trên dữ liệu thời tiết, dữ liệu lưu thông xe cộ với mục đích để giảm thiểu ô nhiễm. AI cũng góp mặt trong việc phát triển các căn hộ thông minh bằng các hệ thống giám sát, cảm biến... giúp giảm thiểu năng lượng sử dụng trong nhà và trong thành phố. Đối với ngành nông, lâm nghiệp, các hệ thống có ứng dụng AI sẽ góp phần phân loại cây, phát hiện cháy rừng, giám sát tình trạng sức khỏe của các rặng san hô, tham gia bảo tồn động vật trong các khu hoang dã... 

AI hiện nay đang là một công nghệ vô cùng quan trọng, cần thiết trong mọi lĩnh vực, các bạn trẻ nên học cùng trải nghiệm để giải quyết vấn đề dữ liệu
Anh Lê Công Thành - CEO InfoRe chia sẻ: “AI hiện nay đang là một công nghệ vô cùng quan trọng, cần thiết trong mọi lĩnh vực. Nếu coi AI là điện năng mới, thì dữ liệu là dầu mỏ, than đá, thủy điện... Chúng ta phải giải quyết bài toán dữ liệu, không chỉ trong riêng vấn đề biến đổi khí hậu mà nhiều vấn đề khác.”

Hội thảo còn có sự tham gia trình bày của anh Lê Công Thành - CEO InfoRe. Anh chia sẻ rằng: “AI hiện nay đang là một công nghệ vô cùng quan trọng, cần thiết trong mọi lĩnh vực. Nếu coi AI là điện năng mới, thì dữ liệu là dầu mỏ, than đá, thủy điện... Chúng ta phải giải quyết bài toán dữ liệu, không chỉ trong riêng vấn đề biến đổi khí hậu mà nhiều vấn đề khác.” . Ngoài hai diễn giả trên, ông Lê Ngọc Huy cũng chia sẻ thêm rất nhiều thông tin hấp dẫn, bổ ích về AI và những ứng dụng của AI trong đời sống hiện nay. 

Hội thảo nhận được sự quan tâm, bằng chứng là những câu hỏi gửi về cho các diễn giả rất đa dạng và tâm huyết. Những câu hỏi về "Mô hình ứng dụng AI trong biến đổi khí hậu" hay "Một tập đoàn lớn như FPT đang làm những hoạt động gì để giảm tác động môi trường và chống biến đổi khí hậu" đều được đánh giá là những câu hỏi hay, thực tế. 

Học cùng trải nghiệm thực tiễn qua phần chia sẻ của diễn giả
Các khán giả chăm chú lắng nghe phần chia sẻ của diễn giả

Buổi hội thảo đầy ý nghĩa đã kết thúc với những ý tưởng mới mẻ, những chia sẻ, phân tích ý nghĩa về AI và ứng dụng trong biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của việc biến đổi khí hậu, giải pháp sử dụng công nghệ đối phó với vấn đề này có khả năng ứng dụng vào thực tế cao. Những buổi hội thảo như thế này đem đến tri thức thực tế và góc nhìn mới cho các bạn trẻ trong quá trình học cùng trải nghiệm thực tiễn đời sống, góp phần khơi gợi tiềm năng công nghệ ở lứa sinh viên đầu tiên của ĐH Swinburne (Việt Nam) – ngôi trường được thành lập dựa trên sự liên kết với một trong những trường đại học công nghệ hàng đầu nước Úc. 

MEI

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

916

Nhân vật