FPT Edu - Tin tức chung

Muôn cách ứng dụng chuyển đổi số tại FPT Edu hệ phổ thông

09/12/2019
Vũ Thị Ngọc Ánh
789

Sử dụng sách giáo khoa điện tử, áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại hay nâng cao chất lượng dịch vụ để hướng đến môi trường học cùng trải nghiệm số hoá là một trong số vô vàn cách mà các CB-GV của FPT Edu mang đến hội thảo giáo dục FPT Educamp để cùng trao đổi và sẻ chia kiến thức.

Ứng dụng chuyển đổi số - Điểm sáng trong quá trình học cùng trải nghiệm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Lần đầu tiên tham gia FPT Educamp, chị Nguyễn Thị Uyên Thuý – Hiệu trưởng FSchool Cần Thơ đã mang đến đề tài “Chuyển đổi số tại FSchool Cần Thơ”. Đây là một đề tài rõ ràng, cụ thể và đều đang được triển khai tại trường trong quá trình học cùng trải nghiệm của học sinh.

Mở đầu buổi thảo luận chị Uyên Thuý đã chỉ rõ sự khó khăn của các trường học hiện nay trong quá trình chuyển đổi số hiện nay như: quản lý đào tạo, giảng dạy học tập… Tuy nhiên, FSchool Cần Thơ lại được thừa hưởng môi trường năng động và nhanh nhạy FPT Edu nên các vấn đề này đều được Nhà trường tích cực triển khai nhanh chóng.

Đề tài của chị Uyên Thuý đã nhận được sự quan tâm của nhiều người tham dự để cải thiện việc học cùng trải nghiệm cho học sinh
Đề tài của chị Uyên Thuý đã nhận được sự quan tâm của nhiều người tham dự 

Tại trường, việc quản lý học sinh đều được thực hiện trên hệ thống và được kiểm tra sát sao bởi đội ngũ giáo viên quản nhiệm. Trong các kì thi, Nhà trường tổ chức thi trực tuyến với ngân hàng câu hỏi thi online vừa tiết kiệm thời gian, chi phí vừa mang đến cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin cho học sinh. Bên cạnh việc sử dụng sách giáo khoa điện tử, các giáo viên của trường còn tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ như microsoft one note để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và cá nhân hoá từng học sinh trong quá trình học cùng trải nghiệm.

Mới đây, FSchool Cần Thơ đã phối hợp cùng với FUNiX đưa môn học Công dân số vào chương trình học của Nhà trường. Với việc tích cực khuyến khích học sinh hoà mình vào nền công nghệ 4.0 nên FSchool Cần Thơ là trường học có 3 học sinh cán đích đầu tiên khi hoàn thành xong nhanh nhất môn học này tại FUNiX.

“Kiên quyết thay đổi và đẩy mạnh mảng dịch vụ đối với học sinh và phụ huynh là điều mà Nhà trường đã quán triệt ngay từ những ngày học cùng trải nghiệm đầu tiên bên cạnh việc đưa chuyển đổi số vào quản lý đào tạo, chương trình học. Điển hình là các giao dịch được FSchool Cần Thơ chuyển sang dùng trên hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettelpay để đóng học phí, thanh toán suất ăn…”, chị Uyên Thuý chia sẻ.

Thời gian tới, FSchool Cần Thơ sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi số vào chương trình dạy và học của nhà trường với mục tiêu trở thành trường học 4.0.

Thiết kế phần mềm học cùng trải nghiệm trên nền tảng Minecraft

Minecraft là một sản phẩn của tập đoàn Microsoft, là một chương trình kết hợp học cùng trải nghiệm trong thế giới mở với 74 triệu người tham gia trên toàn cầu. Bắt nguồn từ sự “nổi tiếng” của sản phẩm này, chị Nguyễn Phương Thuỳ - giáo viên TH&THCS FPT Cầu Giấy đã mang đến FPT Educamp đề tài thiết thực “Thiết kế phần mềm học tập trên nền tảng Minecraft”.

Minecraft là một chương trình kết hợp học cùng trải nghiệm trong thế giới mở với 74 triệu người tham gia trên toàn cầu
Chị Phương Thuỳ demo hình ảnh ngôi trường trong thực tế ảo cho học sinh
thực hiện bằng phần mềm Minecraft

Theo chị, với Minecraft học sinh có thể lập trình một thế giới của riêng mình theo các công thức tính toán đã được hướng dẫn, từ đó học sinh học cùng trải nghiệm được cách sử dụng các lệnh điều kiện “if, then” trong phần mềm một cách dễ dàng. Ngoài việc học lập trình Minecraft còn giúp học sinh tăng khả năng giao tiếp, làm việc nhóm. Học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ thông qua các trò chơi và làm việc nhóm hoặc cả lớp cùng làm để có thể giải quyết vấn đề. “Cách học này giúp kích thích sự phát triển trí tuệ và khiến học sinh biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào trong thế giới ảo”, chị cho biết.

AR/VR – Công nghệ đào tạo đột phá của giáo dục trong quá trình cải thiện học cùng trải nghiệm 

Theo tờ Forbes, Daniel Newman - CEO Broadsuite Media Group (Mỹ) khẳng định AR và VR một trong những xu hướng công nghệ giáo dục 2019. Cùng với AI (trí tuệ nhân tạo), công nghệ VR và AR ngày càng chứng tỏ những lợi ích và tiềm năng to lớn cho giáo dục. Nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này anh Lương Trung Tiến, diễn giả tại FPT Educamp đã mang đến buổi thảo luận đề tài hấp dẫn “Ứng dụng công nghệ AR/VR trong giáo dục” thu hút đông đảo người tham dự.

Để tài về VR/AR của diễn giả Lương Trung Tiến thu hút đông đảo người tham dự để cải thiện việc học cugnf trải nghiệm cho học sinh
Để tài về VR/AR của diễn giả Lương Trung Tiến thu hút đông đảo người tham dự

Để lí giải vì sao đây là một trong số những công nghệ có tính đột phá anh Tiến đã giúp người tham dự hiểu rõ và phân biệt giữa hai khái niệm VR và AR. Nếu như VR là thông qua các sản phẩm, công cụ có tích hợp mang đến một thế giới ảo thì AR là một công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực và ngược lại.

Người tham dự tích cực tham gia các hoạt động học cùng trải nghiệm bằng công nghệ AR 
Một ví dụ của việc áp dụng công nghệ AR trong môn địa lý của anh Tiến

Không đưa quá nhiều lý thuyết khô khan vào buổi thảo luận, anh Tiến tập trung tổ chức các hoạt động học cùng trải nghiệm như: xem video cách đưa thực tế ảo vào môn Toán học, Vật lý… cho học sinh; trải nghiệm công nghệ AR trên điện thoại để tìm hiểu về trái đất trong môn Địa lý…đã tạo không khí sôi nổi và thú vị cho người tham gia. Thông qua các hoạt động trải nghiệm nhỏ này, anh Tiến muốn người tham dự hiểu rõ được vai trò cũng như lợi ích của các công nghệ AR/VR trong giáo dục.

Công nghệ này giúp các kiến thức khô khan, trừu tượng trở nên dễ hiểu và sinh động hơn. Hình ảnh đẹp mắt, chân thực tạo hứng thú cho học sinh tương tác với giáo viên và bài học, từ đó kích thích sự sáng tạo và tư duy logic cho các bạn. Đây được xem là tương lai của giáo dục 4.0.

FPT Educamp là hội thảo mở được Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) tổ chức hàng năm để kết nối các giảng viên, chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, tri thức và ý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và FPT Edu nói riêng. Là một tổ chức học tập, FPT Edu mong muốn tất cả những người tham gia đều có thể chia sẻ tích cực bằng các tham luận, câu hỏi, tranh luận, đóng góp ý kiến bên lề hội thảo chứ không chỉ dừng ở việc ngồi nghe.

Trở lại ở năm thứ 6, hội thảo năm nay với chủ đề “Chuyển đổi số trong Giáo dục” là một trong những hoạt động chào mừng 20 năm thành lập Tổ chức Giáo dục FPT. Hội thảo đã diễn ra trọn vẹn trong ngày 8/12 với phần trình bày tham luận của 62 diễn giả, 2 keynote và đông đảo người tham dự.

Ngọc Ánh

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

789

Nhân vật