Trải nghiệm FPT Edu

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

13/04/2021
seo
5410

Quá trình học tập trải nghiệm cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh, sinh viên trong việc nghiên cứu, khám phá, tổng hợp kiến thức. Bài viết dưới đây giúp người đọc hiểu và nắm được các giai đoạn tiến hành phương pháp này trong môi trường giáo dục.

Xem thêm:

1. Xây dựng ý tưởng

Trong quá trình học tập trải nghiệm thì ý tưởng học tập trải nghiệm nên được xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của học sinh, sinh viên. Bởi người học là trung tâm của quá trình này. Được học những gì mình thích, các bạn sẽ hào hứng, có động lực tìm hiểu, khám phá kiến thức hơn.

Những ý tưởng này được trao đổi giữa học sinh, sinh viên và giáo viên để thầy cô có những định hướng, điều chỉnh cho phù hợp với chương trình kiến thức giáo khoa chuẩn.

Ý tưởng thường được người học trao đổi với nhau, sau đó chia sẻ với giáo viên để nhận được định hướng, góp ý.

Thông thường, giáo viên sẽ đưa ra một vài gợi ý hoặc khung hoạt động có thể triển khai học tập trải nghiệm theo tuần hoặc theo tháng. Dựa vào đó, người học tự tìm tòi, sáng tạo nên những ý tưởng của riêng mình. Từ các ý kiến của cá nhân người học, giáo viên sẽ tổng hợp, cân nhắc và quyết định đưa ý tưởng nào vào triển khai trong thực tế. 

Chẳng hạn, trong một giờ học lịch sử liên quan đến ngày Giải phóng miền Nam, giáo viên có thể đưa ra chủ đề: Tổ chức triển lãm giới thiệu chiến thắng lịch sử 30/4. Từ đó, học sinh, sinh viên đưa ra những ý tưởng của mình về hình thức triển lãm như tranh, ảnh, mô hình hoặc trưng bày hiện vật lịch sử… Giáo viên sẽ lựa chọn một ý tưởng hay, có khả năng triển khai, lồng ghép được các kiến thức lịch sử giáo khoa để cả lớp chia nhóm thực hiện. 

 

Được tham gia vào quá trình học tập ngay từ bước lên ý tưởng giúp người học hào hứng hơn.

Xem thêm: 

2. Xây dựng kế hoạch

Một giờ học tập trải nghiệm thường được đầu tư công phu về hình thức, cách tổ chức lớp, cách khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia… so với giờ học truyền thống. Do đó, có ý tưởng hay thôi chưa đủ. Cả thầy cô giáo và học trò còn cần cùng nhau xây dựng kế hoạch cụ thể cho giờ học. Đây là giai đoạn nối tiếp việc xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập trải nghiệm. 

Học sinh, sinh viên sẽ chủ động mường tượng về giờ học trải nghiệm diễn ra như thế nào. Từ đó, các bạn cần chuẩn bị công cụ, phương tiện hỗ trợ, sắp xếp nhân lực… Những câu hỏi mà học sinh, sinh viên thường tự đặt ra khi lập kế hoạch là:

  • Ý tưởng này có thể thực hiện dưới hình thức gì: sân khấu hóa, nhập vai, trình diễn thời gian, triển lãm, thí nghiệm…
  • Cần chuẩn bị đạo cụ hoặc cơ sở vật chất gì: thuê trang phục, phụ kiện hóa trang, chuẩn bị sân khấu, chuẩn bị phòng thí nghiệm..
  • Thời gian cho từng hoạt động trong giờ học như thế nào: bao nhiêu phút để trình bày, bao nhiêu phút thảo luận nhóm, bao nhiêu phút để thầy cô kết luận kiến thức...
  • Các hoạt động chính trong từng phần của giờ học: mở đầu làm gì, phần chính làm gì…

 

Việc xây dựng kế hoạch học cùng trải nghiệm cần sự trao đổi, thống nhất của cả nhóm học sinh, sinh viên.

Kế hoạch sơ bộ này sẽ được học sinh, sinh viên trao đổi với thầy cô giáo. Giáo viên chỉnh sửa kế hoạch cho hợp lý và phân công học trò đảm nhiệm từng phần việc trong kế hoạch. 

Càng xây dựng kế hoạch kỹ, học sinh, sinh viên càng dễ triển khai hoạt động trong thực tế.

Ví dụ, khi học sinh cấp 2 muốn sân khấu hóa một đoạn trích trong Truyện Kiều, các bạn phải xác định hình thức triển khai ý tưởng này là kịch nói. 

Để lập kế hoạch, các bạn phải cần chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với nội dung đoạn trích, tuyển chọn diễn viên có khả năng nhập vai và dành thời gian luyện tập, tổng hợp thông tin để thảo luận trước lớp… Giáo viên sẽ tham gia vào các bước trong kế hoạch này với học sinh, sinh viên để đưa ra góp ý, điều chỉnh.

3. Công tác chuẩn bị thực hiện

Học sinh, sinh viên cần chủ động trong các khâu thuộc công tác chuẩn bị thực hiện để quá trình học tập trải nghiệm diễn ra hiệu quả. Dựa trên kế hoạch, các bạn sắp xếp thời gian để chuẩn bị đạo cụ, trang phục hay nghiên cứu trước bài học, tập nhập vai, làm slide thuyết trình... 

Học sinh, sinh viên thường được chia thành các nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm lại được phân công chuẩn bị một phần việc khác nhau hoặc phối hợp cùng 1-2 bạn khác nếu đó là công việc khó, phức tạp. Quá trình này đòi hỏi các bạn vừa bám sát kế hoạch, vừa linh hoạt ứng biến theo tình hình thực tế. Bởi, việc chuẩn bị sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài, có thể không suôn sẻ như kế hoạch trên giấy. 

 

Dựa trên kế hoạch trong quá trình học tập trải nghiệm đã lập ra, học sinh sẽ sắp xếp thời gian để chuẩn bị đạo cụ, trang phục, tập luyện.

Trong quá trình học sinh, sinh viên chuẩn bị, giáo viên cần bám sát các bước tiến hành của học trò. Thầy cô giáo có thể đưa ra gợi ý dựa trên vốn sống và kinh nghiệm của mình, hỗ trợ các bạn thực hiện công việc này nếu gặp khó khăn. Ngoài ra, giáo viên cũng cần quan tâm đảm bảo an toàn, sức khỏe của học trò trong quá trình chuẩn bị. 

Ví dụ, để chuẩn bị thực hành thí nghiệm khoa học trong giờ học Hóa, học sinh phải chuẩn bị trang phục bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay. Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm được nhà trường cung cấp nhưng các bạn cũng cần liên hệ với phòng chức năng để chuẩn bị sẵn. 

Ở hoạt động này, thầy cô sẽ hỗ trợ học trò trong việc nghiên cứu trước kiến thức, tư vấn các em nên chuẩn bị hóa chất hay dụng cụ gì. Trong quá trình thực hành, giáo viên sẽ hướng dẫn các em thí nghiệm đúng cách, an toàn, rút ra kiến thức chuẩn xác và các kỹ năng học tập cần thiết. 

4. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình học tập trải nghiệm, Tổ chức thực hiện giờ học trải nghiệm là các hoạt động cần thiết để hoàn thiện, đưa các khâu thực hiện đã lập ra trong kế hoạch đi vào tiết học thực tế của học sinh, sinh viên. Các bạn sẽ thực hành, thí nghiệm, tham gia diễn kịch hay trình diễn thời trang… theo ý tưởng và kế hoạch. Tất cả kết quả của khâu chuẩn bị sẽ được sử dụng trong quá trình tổ chức thực hiện.

 

Học sinh Tiểu học - THCS FPT (thuộc FPT Edu) thực hiện sân khấu hóa truyền thuyết Thánh Gióng trong giờ học trải nghiệm môn văn.

Người học đóng vai trò chủ đạo, là trung tâm của việc tổ chức thực hiện. Các bạn sẽ thực hành, thí nghiệm, tham gia diễn kịch hay trình diễn… để hóa thân thành nhân vật, trải nghiệm kiến thức, thực hành kỹ năng. Từ đó, học sinh, sinh viên có thể đúc rút kinh nghiệm, tổng hợp kiến thức riêng cho bản thân dựa trên tư duy, óc quan sát, phân tích. 

Giáo viên tham gia vào khâu tổ chức với vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ học trò thực hiện giờ học trải nghiệm. Thầy cô giáo cần theo sát quá trình để phát hiện những tình huống phát sinh cần can thiệp. Thông qua quá trình quan sát, hướng dẫn, điều phối giờ học trải nghiệm, giáo viên sẽ phần nào đánh giá được năng lực học tập của học sinh. 

Một ví dụ minh họa cho giai đoạn tổ chức thực hiện học trải nghiệm là các bạn học sinh lớp 6 Tiểu học - THCS FPT sân khấu hóa truyền thuyết Thánh Gióng bằng cách chia diễn biến câu chuyện thành các phân đoạn nhỏ. Phân đoạn “Sự ra đời” do lớp 6A6 thể hiện, Giặc Ân (6A2), Nước mắt dân lành (6A4), Vua hùng bàn chuyện đánh giặc Ân (6A1), Hành trình lớn lên (6A7), Ra trận (6A3), Về trời (6A5) và phân đoạn “Tưởng nhớ” do lớp 6A8 trình bày. 

 

Các bạn học sinh phân công nhau hóa thân thành nhân vật trong tác phẩm.

Các em học sinh tự lên kịch bản, chuẩn bị đạo cụ, phân vai và hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm. Thầy cô giáo đóng vai trò người quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện. Cuối giờ học, giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá kết quả dựa trên tiêu chí học sinh hóa thân tốt hay không, cốt truyện được kể có đúng và chi tiết hay không. 

Thông qua hoạt động này, học sinh có thể dễ dàng nắm rõ nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, còn thầy cô có cái nhìn trực quan hơn về năng lực tiếp thu kiến thức văn học của các em.

5. Áp dụng vào thực tiễn

Điểm khác biệt cơ bản giữa học cùng trải nghiệm và phương pháp truyền thống là việc kiến thức dễ dàng được áp dụng vào thực tiễn hơn. Bởi vì, việc học trải nghiệm xuất phát từ nhu cầu thực tế của cả giáo viên, học sinh, sinh viên. 

Trong quá trình học tập trải nghiệm, học sinh, sinh viên cùng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức thực tế làm đề tài cho các hoạt động. Kết quả thu được đều có khả năng được ứng dụng vào cuộc sống.

 

Sinh viên FPT Edu nghiên cứu phát triển sản phẩm ứng dụng AI.

Quá trình áp dụng kiến thức vào thực tế có thể diễn ra ngay trong giờ học trên lớp. Học sinh, sinh viên lấy dẫn chứng chứng minh lập luận của mình từ thực tiễn, ứng dụng các công nghệ thực tế vào việc học. Giáo viên với kiến thức và kinh nghiệm của mình có thể đóng vai trò người hỗ trợ, tư vấn hướng phát triển cho học trò.

Ở mức độ cao hơn, học sinh có thể áp dụng kiến thức học cùng trải nghiệm vào thực tiễn diễn ra sau khi kết thúc giờ học hoặc lớp học đó. Chẳng hạn, sinh viên FPT Edu đã phát triển một ứng dụng nhận diện gia cầm bị bệnh. Sản phẩm này là kết quả của quá trình quan sát thực tế, nghiên cứu kiến thức kỹ thuật phần mềm, tự lập nhóm phát triển của sinh viên.

Ứng dụng được nhóm đưa đi tham gia một số cuộc thi công nghệ quy mô FPT Edu và quy mô cấp tỉnh, thành, nhận được đánh giá tích cực. Cùng với giảng viên hướng dẫn, các bạn đang ấp ủ dự định thương mại hóa. Mong muốn của nhóm học sinh này là đem đến một sản phẩm hữu ích cho người nông dân, hỗ trợ họ trong quá trình chăn nuôi sản xuất.

Quá trình học tập trải nghiệm gồm 5 giai đoạn xây dựng ý tưởng, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức thực hiện và áp dụng vào thực tế. Mỗi bước triển khai có những yêu cầu khác nhau nhưng đều đòi hỏi sự chủ động từ cả người học và người dạy để thu được kết quả tốt nhất. 

Để biết thêm thông tin về quá trình học tập trải nghiệm hay những sản phẩm được nghiên cứu, phát triển dựa trên trải nghiệm kiến thức của học sinh, sinh viên, bạn có thể xem tại đây.

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

5410

Nhân vật