Trải nghiệm FPT Edu

Lợi ích và cách trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học cho HSSV

04/08/2022
seo2022
8275

Trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học mang đến rất nhiều giá trị cả về kiến thức, kỹ năng cho người trẻ. Các cuộc thi vì thế mà ngày càng nở rộ với những chủ đề mới mẻ, góp phần thúc đẩy phong trào học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học và tạo bệ phóng cho những dự án sáng tạo, khả năng ứng dụng thực tế cao. Tuy nhiên, làm sao để cuộc thi nghiên cứu khoa học tối đa và lợi ích khi tham gia những sân chơi đó là gì thì không phải ai cũng biết.

1. Lợi ích của trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học

Việc xây dựng và phát triển phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh sinh viên là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ sáng tạo, năng động, một tố chất cần thiết nhưng còn nhiều hạn chế trong giới trẻ ngày nay. Trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học mang đến nhiều lợi ích cho học sinh sinh viên và cho ngành giáo dục.  

Đối với học sinh, sinh viên:

  • Là sân chơi trí tuệ hữu ích giúp phát triển kỹ năng mềm: Một đề tài nghiên cứu khoa học thường do nhóm từ 2 học sinh sinh viên trở lên cùng thực hiện, do đó quá trình làm nghiên cứu sẽ giúp người trẻ phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm (trên tinh thần phối hợp và trách nhiệm), thuyết trình, phản biện…
  • Giúp tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm: Làm nghiên cứu là cơ hội để học sinh, sinh viên tiếp cận với những đề tài khoa học cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết vấn đề.
  • Giúp mở rộng mối quan hệ: Tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, học sinh sinh viên sẽ được giao lưu kết nối, tranh tài với những người bạn có cùng đam mê, được học hỏi từ mentor, ban giám khảo là những thầy cô/chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 
  • Trau dồi kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc trong tương lai: Một số trường đại học có các chính sách ưu tiên cho sinh viên tham gia thi nghiên cứu khoa học nhằm mục đích tạo sân chơi chuyên ngành bổ ích cho các bạn. 
  • Phần thưởng: Giải thưởng của cuộc thi nghiên cứu khoa học mang tính khích lệ về cả vật chất (tiền mặt, hiện vật) và tinh thần (giấy chứng nhận, bằng khen, học bổng…). Nhiều phần thưởng trong các cuộc thi còn mở ra cơ hội cho học sinh sinh viên phát triển việc học tập, có cơ hội việc làm hoặc khởi nghiệp
  • Làm giàu thêm trải nghiệm: Không chỉ có kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ, học sinh sinh viên tham gia thi nghiên cứu khoa học còn có nhiều trải nghiệm như tự mình lên ý tưởng, phát triển đề tài, làm việc với các mentor, bảo vệ đề tài trước hội đồng BGK...

Không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực và tức thì về mặt kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học còn mở ra những cơ hội trong tương lai cho học sinh sinh viên. Những bạn trẻ tích cực nghiên cứu khoa học sẽ dễ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến hơn và tạo nhiều cơ hội việc làm, lý do vì các công ty luôn đánh giá cao những ứng viên nỗ lực tìm tòi, tư duy sáng tạo - yếu tố cần có của một người làm nghiên cứu khoa học.

Trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học không chỉ giúp học sinh sinh viên nâng cao kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng mềm (thuyết trình, làm việc nhóm…)
Trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học không chỉ giúp học sinh sinh viên nâng cao kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng mềm (thuyết trình, làm việc nhóm…)

Đối với giáo dục: 

  • Đối với giáo dục phổ thông: Xây dựng và phát triển các cuộc thi nghiên cứu khoa học giúp từng bước đổi mới chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện hiệu quả việc dạy học liên môn, nâng cao cơ hội trải nghiệm bên cạnh việc học chính khóa cho học sinh
  • Đối với giáo dục ở bậc đại học: Việc hình thành các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học để tham gia các cuộc thi sẽ tạo ra môi trường tốt để phát hiện và bồi dưỡng các nhân tài trẻ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu có định hướng, mục tiêu dài hạn, trong đó sự chia sẻ tri thức, tinh thần sáng tạo sẽ được đề cao.
  • Đối với mục tiêu cao nhất của giáo dục là phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao: Việc tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học các cấp giúp phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn, có nền tảng khoa học để ứng dụng được trong nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ... ươm mầm tài năng nghiên cứu khoa học cho nước nhà.
Các cuộc thi nghiên cứu khoa học mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cả người học nói riêng, giáo dục nói chung.
Các cuộc thi nghiên cứu khoa học mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cả người học nói riêng, giáo dục nói chung.

2. Cách tham gia trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên

Ngày càng có nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh, sinh viên được tổ chức, với nội dung và hình thức phong phú, quy mô tổ chức đa dạng từ cấp trường, huyện, tỉnh cho đến quốc gia, khu vực và quốc tế. Tùy theo điều kiện, sở thích, mong muốn và khả năng mà học sinh sinh viên có thể lựa chọn trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học qua 2 cách như sau:

2.1. Tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật do Bộ GD&ĐT phát động

Nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và chuẩn bị cho các em học tác phong khoa học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, hàng năm Bộ GD&ĐT đều tổ chức “Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học”, thu hút sự tham gia của đông đảo bạn trẻ trên cả nước.

2.1.1. Mục đích cuộc thi

Ngoài việc khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, cuộc thi còn hướng đến việc:

  • Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học gắn với phát triển văn hóa đọc
  • Thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
  • Nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học
  • Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu nghiên cứu khoa học của học sinh trung học.

2.1.2. Đối tượng và quy mô của cuộc thi

Học sinh trung học trên cả nước. Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học (đang công tác tại cơ sở giáo dục trung học có học sinh dự thi) bảo trợ do thủ trưởng cơ sở giáo dục trung học có học sinh dự thi ra quyết định cử. Một giáo viên được bảo trợ tối đa 02 dự án KHKT của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học.

2.1.3. Lĩnh vực dự thi

Các dự án nghiên cứu tham gia thi khoa học kỹ thuật trên 22 lĩnh vực do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, ví dụ: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh-Tin...

Nhiều dự án sáng tạo, tính ứng dụng thực tiễn cao đã được học sinh sinh viên “trình làng” tại cuộc thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Nhiều dự án sáng tạo, tính ứng dụng thực tiễn cao đã được học sinh sinh viên “trình làng” tại cuộc thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức.

2.1.4. Tiêu chí đánh giá trong cuộc thi

Một số tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đó là câu hỏi nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu, tính sáng tạo, trình bày.

Trong quá trình chấm thi, các tiêu chí nói trên được xem xét, đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu và chỉ cho điểm sau khi đã xem xét, đối chiếu với các minh chứng khoa học về quá trình nghiên cứu được thể hiện trong các phiếu và sổ tay nghiên cứu của học sinh.

2.1.5. Cách thức tham gia cuộc thi

Mỗi Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục trung học trực thuộc Bộ GD&ĐT, trường đại học có dự án dự thi là một đơn vị dự thi. Mỗi đơn vị dự thi được cử không quá 06 dự án dự thi.

Trường hợp đơn vị không tổ chức đội tuyển, học sinh có thể đăng kí dự thi tự do bằng cách gửi bản đăng ký và hồ sơ dự án dự thi về Bộ GD&ĐT (thí sinh tự do phải đảm bảo những yêu cầu nhất định do BTC đã ban hành trong thể lệ). 

Các đơn vị dự thi sử dụng tài khoản đã được Bộ GD&ĐT bàn giao trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn để quản lí các dự án dự thi của đơn vị mình.

2.1.6. Lợi ích mà học sinh nhận được từ cuộc thi

Trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Các bạn không chỉ được thực hành, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một đề tài cụ thể, chế tác một sản phẩm cụ thể mà phát triển nhiều thứ như tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, năng lực thuyết trình, phản biện, các kỹ năng làm việc nhóm.

Sự hiểu biết mà học sinh có được từ việc tham gia những cuộc thi này không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực đề tài các em thực hiện mà có thể mở rộng hơn. Đây cũng là cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức của các môn học đã được học ở phổ thông để phát triển, thực hiện các dự án và sản phẩm thực tế. 

Hình ảnh tại Lễ khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019-2020.
Hình ảnh tại Lễ khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019-2020.

2.2. Tham gia hoạt động/cuộc thi nghiên cứu khoa học do trường tổ chức

Nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học cấp trường, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ đam mê khoa học, sáng tạo, các trường học các cấp trên cả nước đều đã và đang đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường, với nội dung và hình thức đa dạng, cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. 

2.2.1. Cuộc thi khoa học kỹ thuật trường THCS Tràng Cát (Hải Phòng)

Năm học 2021-2022, trường THCS Tràng Cát (Hải Phòng) đã triển khai cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp trường dành cho học sinh khối lớp 8, 9. Để tham gia cuộc thi, các thí sinh sẽ đăng ký theo nhóm và mỗi nhóm sẽ cùng nhau thực hiện 1 đề tài NCKH thuộc các lĩnh vực: Kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật môi trường, khoa học xã hội hành vi…

Cuộc thi đã khơi dậy ở học sinh niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở những môn học, lĩnh vực mà các bạn yêu thích, khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của học sinh trường THCS Tràng Cát.
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của học sinh trường THCS Tràng Cát.

2.2.2. Cuộc thi khoa học kỹ thuật trường THPT Lê Lợi (Bình Dương)

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật do trường THPT Lê Lợi tổ chức nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học.

Tham dự cuộc thi là những dự án thuộc các lĩnh vực Hóa sinh, Y sinh và Khoa học sức khỏe, Kỹ thuật môi trường, Khoa học xã hội và hành vi, Khoa học vật liệu. Các đề tài đăng ký đều xuất phát từ ý tưởng thực tiễn trong học tập và cuộc sống của các em, được hiện thực hóa bằng các dự án dự thi.

Học sinh bảo vệ đề tài của mình tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật trường THPT Lê Lợi.
Học sinh bảo vệ đề tài của mình tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật trường THPT Lê Lợi.

2.2.3. Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Đà Nẵng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học trường ĐH Đà Nẵng chính là nơi phát hiện những ý tưởng chất lượng, sáng tạo, tính ứng dụng và khả thi để giới thiệu, kết nối với các vườn ươm doanh nghiệp nhà đầu tư trên địa bàn thành phố. Sân chơi trí tuệ này cũng góp phần lan tỏa tinh thần nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp và sáng tạo trong cộng đồng sinh viên.

Đối tượng tham gia mà cuộc thi hướng đến là các bạn sinh viên, có thể đăng ký dự thi theo hình thức cá nhân hoặc tập thể (mỗi nhóm không quá 5 sinh viên), mỗi cá nhân hoặc nhóm có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều đề tài. Hội đồng giám khảo của cuộc thi gồm các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dự thi, chấm điểm bằng cách cho điểm từng tiêu chí theo thang điểm do BTC đã quy định sẵn.

Không chỉ tham gia cuộc thi ở trường, SV ĐH Đà Nẵng còn giành những thành tích nổi bật ở các cuộc nghiên cứu khoa học cấp thành phố.
Không chỉ tham gia cuộc thi ở trường, SV ĐH Đà Nẵng còn giành những thành tích nổi bật ở các cuộc nghiên cứu khoa học cấp thành phố.

2.1.5. Cuộc thi nghiên cứu khoa học của Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu ResFes)

Với mong muốn thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học ở học sinh sinh viên, Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Education đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học có tên FPT Edu Research Festival (FPT Edu ResFes). 

Mỗi mùa giải, FPT Edu ResFes lại đưa ra một chủ đề có tính mở nhằm khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh sinh viên, trên cơ sở đó phát triển những dự án/đề tài thú vị, có tính ứng dụng thực tiễn cao. 

Tham gia cuộc thi, học sinh các trường THPT tại FPT Education cần đăng ký thi đấu cá nhân hoặc đội tự lập với số lượng không quá 5 người/đội. Mỗi đội sẽ vận dụng phương pháp và kỹ năng chuyên môn để triển khai một đề tài, dự án nghiên cứu khoa học có tính sáng tạo, thực tiễn nhằm giải quyết một số nhu cầu thực tế xã hội. 

Đề tài nghiên cứu khoa học cần thuộc 1 trong 5 lĩnh vực (hay còn gọi là tiểu ban): Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ, Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Truyền thông đa phương tiện. Với 3 vòng thi gay cấn (Đăng ký, Sơ loại và Chung kết) cùng dàn giám khảo, Hội đồng chuyên môn dày dạn kinh nghiệm, mỗi mùa giải của FPT Edu ResFes đều là dịp tranh tài gay cấn của học sinh, sinh viên không chỉ trong tổ chức giáo dục FPT mà còn cả ở một số trường, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước.

FPT Edu ResFes là cuộc thi nghiên cứu khoa học thường niên và quy mô nhất toàn FPT Edu.
FPT Edu ResFes là cuộc thi nghiên cứu khoa học thường niên và quy mô nhất toàn FPT Edu.

3. Lưu ý khi tham gia trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học 

Tham gia nghiên cứu khoa học giúp học sinh sinh viên phát triển nhanh hơn và trưởng thành hơn về nhiều khía cạnh. Các bạn học được tính chủ động trong học tập và công việc, hình thành nên những phương pháp học, cách tư duy mới, cách thức phát hiện vấn đề và cách giải quyết vấn đề, cách trình bày vấn đề sao cho logic và hợp lý nhất.

Tuy nhiên, để quá trình tham gia nghiên cứu khoa học được hiệu quả và ý nghĩa nhất, học sinh sinh viên cần lưu ý những điều sau:

1 - Kiên trì, chịu khó: Làm nghiên cứu khoa học tức là phải đọc, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu, so sánh, phân tích rất nhiều thông tin, số liệu. Sau đó là làm báo cáo, đề xuất các giải pháp sáng tạo cho vấn đề mà mình nghiên cứu, bảo vệ đề tài trước hội đồng chuyên môn… Cả quá trình này không chỉ cần kiến thức là xong mà học sinh sinh viên phải kiên trì, chịu khó, quyết tâm để không bỏ cuộc giữa chừng, theo đuổi đến cùng đề tài nghiên cứu.

2 - Chú ý cân bằng thời gian giữa việc học và làm nghiên cứu: Trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học đòi hỏi thời gian thực hiện dự án kéo dài. Do đó, học sinh sinh viên phải cân đối, sắp xếp lại lịch học mới để bảo đảm tiến độ dự án lẫn chất lượng của chương trình học tại trường. Để cân bằng được thì các bạn nên tham khảo ý kiến, xin lời khuyên từ những người giàu kinh nghiệm như thầy cô, mentor hoặc các anh chị “tiền bối” đã từng tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học trước đó. 

3 - Mạnh dạn chia sẻ khó khăn và tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, bố mẹ,... trong quá trình thực hiện dự án: Nếu muốn tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học mà chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các anh chị khóa trên hoặc bạn bè, người quen. Bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ mong muốn của mình với một thầy cô trong khoa để được hướng dẫn làm nghiên cứu khoa học hoặc gợi ý đề tài để tham gia cuộc thi này ở các cấp. 

Nghiên cứu khoa học là hoạt động đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm, nỗ lực tìm tòi và sáng tạo…
Nghiên cứu khoa học là hoạt động đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm, nỗ lực tìm tòi và sáng tạo…

Nhìn chung, trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. 

Xem thêm về các trải nghiệm thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh sinh viên tại đây. 

Ảnh: Internet, FPT Edu

Xem thêm: 

8275

Nhân vật