Trải nghiệm FPT Edu

TRẢI NGHIỆM TRƯỞNG THÀNH

13/04/2021
seo
8655

Học sinh, sinh viên sẽ có trải nghiệm trưởng thành khi tham gia nhiều hoạt động thực tế. Đó đều là những trải nghiệm quý báu để mỗi cá nhân phát triển thể chất và tâm hồn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xem thêm:

1. Trải nghiệm trưởng thành là gì?

Hiểu đơn giản, trưởng thành là sự lớn lên của con người cả về thể chất, trí tuệ, nhận thức. 

Về thể chất, trưởng thành được hiểu là khi con người đủ 18 tuổi, phát triển cơ thể đầy đủ, khỏe mạnh. Về hành vi, trưởng thành là việc biết nhận thức về cuộc sống, có cách cư xử đúng đắn, hợp tình hợp lý.

 

Càng giàu trải nghiệm, học sinh càng sớm trưởng thành.

Còn theo tâm lý học, trưởng thành là khả năng thích ứng được với cuộc sống, có thể nhận thức về sự việc, con người xung quanh để cư xử đúng mực, phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa ở môi trường sống. Trong phạm vi bài viết này, khái niệm trưởng thành được hiểu tương đồng với định nghĩa trên.

Trải nghiệm trưởng thành là việc một người trải qua nhiều hoạt động trong thực tế, có cơ hội tiếp cận với kiến thức, rèn luyện kỹ năng, điều chỉnh nhận thức để có cách hành vi, cư xử đúng mực, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa chung của xã hội.

2. Mối liên hệ giữa trải nghiệm và trưởng thành

Mối liên hệ giữa trải nghiệm và trưởng thành có thể coi là quan hệ nhân - quả. Trong đó, trải nghiệm là nguyên nhân, trưởng thành là kết quả. 

Khi trải nghiệm, con người sẽ tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, tiếp xúc với nhiều người, thực hành nhiều việc mà có thể chưa từng làm. Ở trong những hoàn cảnh mới, môi trường mới, bản thân mỗi người sẽ tự học hỏi được kiến thức, phát triển nhiều kỹ năng sống để đáp ứng yêu cầu của công việc, cuộc sống. 

Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, giúp con người nhanh chóng trưởng thành về cách nghĩ, lối sống. Những kinh nghiệm ấy tích lũy theo năm tháng, trở thành vốn sống, góp phần hình thành cốt cách và nhận thức cho mỗi người. Ngoài ra, trải nghiệm còn bồi đắp tình cảm, tâm hồn, nuôi dưỡng tinh thần cống hiến cho cuộc đời.

 

Mối liên hệ giữa trưởng thành và trải nghiệm là mối liên hệ nhân quả. Có trải nghiệm, con người mới có thêm cơ hội trưởng thành.

Có trải nghiệm, con người mới có cơ hội khám phá chính mình để biết cách phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Kinh qua những hoạt động thực tế, mỗi người được dịp thử nghiệm sáng tạo, học cách vượt qua khó khăn, rèn luyện bản lĩnh và ý chí. Đây là yếu tố quan trọng để con người trải nghiệm trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. 

Ngoài ra, càng giàu trải nghiệm, người ta con người càng có nhận thức, cái nhìn khách quan về con người, xã hội. Đôi khi, trải qua một sự việc hay biến cố nào đó, cá nhân thay đổi quan niệm, cách đánh giá bản chất sự vật, sự việc. Những kinh nghiệm ấy tích lũy theo năm tháng, trở thành vốn sống trong tâm hồn, giúp phát triển nhận thức con người. 

Như vậy, con người càng trải nghiệm nhiều thì càng có thêm cơ hội phát triển cả về thể chất và nhận thức theo chuẩn giá trị chung của xã hội, tức là vươn tới sự trưởng thành.

3. Một số ví dụ về trải nghiệm trưởng thành ở học sinh

Học sinh là đối tượng được khuyến khích trải nghiệm trưởng thành thông qua các hoạt động học tập, thực hành trong thực tế. Dưới đây là một số ví dụ về các hoạt động đó.

3.1 Trải nghiệm sống tự lập (nội trú) ở bậc phổ thông

Khi bước vào độ tuổi 15, nhiều học sinh và phụ huynh chọn học cấp 3 nội trú thay vì trường phổ thông bình thường. Khi học tập và sống nội trú, học sinh phải thích nghi với cuộc sống tự lập, qua đó học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới.

 

Nhiều học sinh và phụ huynh chọn môi trường cấp 3 nội trú để rèn tính tự lập.

Các bạn phải tự giác học tập, sắp xếp các kế hoạch cá nhân sau giờ học một cách hợp lý mà. Thay vì được bố mẹ chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, học sinh học nội trú tự  học cách lo liệu sinh hoạt cá nhân, từ gấp quần áo, chăn màn, dọn phòng, xếp hàng lấy đồ ăn ở căng-tin...

Xa nhà sớm, nhiều bạn sẽ có tâm trạng nhớ gia đình.Tuy nhiên, đây là giai đoạn học sinh cần tập làm quen, rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, cân bằng các mối quan hệ bạn bè… 

Tuy nhiên, sống nội trú tự lập cũng tạo điều kiện giúp học sinh tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm trưởng thành thú vị. Học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Ba Vì tự học, tự sinh hoạt nội trú tại trường. Ngoài ra, các bạn còn được trường tổ chức trải nghiệm học tập, thử làm sinh viên tại một số trường ĐH ở thủ đô như ĐH Giao thông Vận tải để định hướng nghề nghiệp, tăng hiểu biết xã hội.

Khi trải nghiệm đời sống nội trú tự lập, học sinh tự học được nhiều kỹ năng sống cơ bản. Các bạn biết tự chăm sóc bản thân, tôn trọng sự riêng tư của người xung quanh, kỷ luật trong môi trường tập thể, thiết lập và duy trì mối quan hệ với thầy cô và bạn bè...

Khi chủ động trong học tập, sinh hoạt, học sinh sẽ học được cách trưởng thành về nhận thức.

Ở trường nội trú, học sinh biết cách nhìn nhận, đánh giá các mối quan hệ, cư xử phù hợp với kỷ luật và văn hóa. Đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức của các bạn khi học tập nội trú. 

3.2 Trải nghiệm đi làm sớm

Nhiều học sinh phổ thông đã có dịp trải nghiệm trưởng thành thông qua hoạt động đi làm sớm. Các bạn thường chọn công việc online, thực tập sinh hoặc bán thời gian ở các cửa hàng nhỏ, để đảm bảo cân đối thời gian học và làm.

Một số học sinh khác lại trải nghiệm làm việc sớm ngay tại trường học thông qua các hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa. Ví dụ, học sinh THCS Quang Trung (Bình Định) từng tổ chức ngày hội gian hàng tại trường. Các bạn tự nấu ăn, làm đồ lưu niệm, trồng cây, chọn lọc sách hay,... và tạo gian hàng bán cho bạn bè trong trường. Số tiền thu được dùng để gây quỹ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh tổ chức gian hàng bán sách để gây quỹ giúp bạn nghèo.

Qua hoạt động này, các bạn học được cách làm ra các sản phẩm thủ công, lập kế hoạch kinh doanh, giao tiếp bán hàng, cân đối thu chi. Việc giao tiếp, thuyết phục khách hàng cũng tăng khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý cho lứa tuổi học sinh. 

Nhiều trường phổ thông, đại học tổ chức các buổi trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Các bạn được tham quan, thử làm nhân viên tại các công ty như công ty phần mềm, công ty truyền thông, rạp chiếu phim, nhà hàng,…  Qua đó, học sinh, sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc, học hỏi kỹ năng, phát triển tư duy và nhận định đúng đắn về xu thế việc làm hiện nay.

 

Học sinh tham quan doanh nghiệp trải nghiệm đi làm sớm.

Những hoạt động trải nghiệm đi làm sớm giúp học sinh được làm việc thực tế, có hiểu biết nhất định về nghề nghiệp. Các bạn cũng rèn luyện được một số kỹ năng như giao tiếp, quản lý công việc, ứng xử với đồng nghiệp và khách hàng… 

Trải nghiệm đi làm sớm khiến học sinh trưởng thành về kỹ năng làm việc trong đời sống, hiểu và trân trọng sức lao động của mình và mọi người xung quanh. Các em cũng tự định hướng, có cơ sở lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình từ các trải nghiệm này. 

3.3 Trải nghiệm trưởng thành bằng cách vượt qua biến cố tâm lý

Lứa tuổi học trò thường trải qua những giai đoạn thay đổi tâm lý. Nhiều em dễ bị căng thẳng do áp lực học tập hoặc bối rối giữa các mối quan hệ bạn bè, xã hội dẫn đến stress, trầm cảm. Những biến cố tâm lý đó có thể được giải tỏa qua các hoạt động như tọa đàm, chia sẻ, tư vấn trực tiếp cho học sinh.

Để giúp học sinh, sinh viên trưởng thành hơn về nhận thức, vượt qua biến đổi tâm lý, nhiều trường học như ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức workshop “Vòng tròn tin tưởng”. Mục đích của workshop này là tư vấn tâm lý và giải quyết các vấn đề sức khỏe tinh thần cho các bạn. 

Được sự hỗ trợ từ chuyên gia, các bạn học cách giải tỏa căng thẳng, vượt qua những biến cố gặp phải trong cuộc sống. Sinh viên chia sẻ những khúc mắc, vấn đề tâm lý mình gặp phải. Các chuyên gia đóng vai bạn bè, bố mẹ để khơi gợi hướng thoát khỏi vấn đề cho các bạn. Những buổi tọa đàm xung quanh chủ đề tâm lý tuổi học trò cũng được tổ chức để chuyên gia giải đáp cho sinh viên.

 

Workshop tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên.

Trải nghiệm hoạt động hỗ trợ tâm lý, học sinh, sinh viên học được cách quản lý, cân bằng cảm xúc. Các em cũng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện cùng bạn bè và các chuyên gia từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm sống. Nhận thức đúng và rõ ràng hơn về bản thân và các mối quan hệ xã hội là cách giúp các em trưởng thành trong nhận thức và cảm xúc.

3.4 Trải nghiệm các chương trình kỹ năng sống

Trải nghiệm trưởng thành thông qua các chương trình kỹ năng sống là cách khá trực tiếp để các bạn trẻ trưởng thành. Bởi, những chương trình này tạo cơ hội cho học sinh thực hành xử lý những tình huống thường gặp như tự vệ, sinh tồn, giới tính,...

Nhiều trường học đã tổ chức chuỗi sự kiện giao lưu, tọa đàm, workshop,... tư vấn kỹ năng sống cho học sinh. Một số kênh truyền hình, chẳng hạn như ANTV cũng phát sóng chương trình Kỹ năng sống dành cho lứa tuổi cấp 1, cấp 2.

Chương trình kỹ năng sống: Phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học Hà Nội.

Nhờ các chương trình này, học sinh được cung cấp kiến thức về những kỹ năng sống cơ bản như xử trí khi gặp hỏa hoạn, xử trí khi bị đuối nước, tự vệ khi gặp kẻ xấu, sơ cứu vết thương,… Không chỉ có thêm kiến thức, các em còn thực hành kỹ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chuyên gia.

Ngoài ra, các chương trình này cũng hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc của học sinh về kỹ năng trong cuộc sống thường ngày, các vấn đề tâm lý hay gặp phải,… 

Qua hoạt động trên, nhận thức của lứa tuổi học sinh được định hướng đúng đắn, rõ ràng hơn. Các em được hướng đến cách hành xử, hành vi tích cực, thái độ sống lạc quan, tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống cá nhân để trưởng thành hơn.

3.5 Hoạt động “thử làm nông dân”

Vì xoay quanh nghề nghiệp quen thuộc trong xã hội Việt Nam, hoạt động “thử làm nông dân” được nhiều trường chọn cho học sinh trải nghiệm trưởng thành. Bên cạnh việc tiếp cận nghề nghiệp, thay đổi không gian học tập, học sinh còn được tìm hiểu về một trong những công việc đem lại nhiều giá trị thiết thực cho cuộc sống.

Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh là một trong những trường chọn đưa nghề nông dân vào hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Học sinh lớp 11 của trường được tham gia trải nghiệm hoạt động “thử làm nông dân” tại HTX Thương mại Đất phù sa. 

Học sinh THPT Nguyễn Hữu Tiến trải nghiệm tại trang trại thực tế.

Các bạn được cùng những người nông dân ở HTX thực hành ươm giống, trồng cây, bón phân,… Học sinh trải nghiệm cách tưới nước, cách bắt sâu hay thu hoạch, bảo quản rau xanh như thế nào cho nhanh, đúng, đảm bảo chất lượng.

Việc lao động như những người nông dân thực thụ giúp học sinh hiểu được quy trình sản xuất, có thêm những kinh nghiệm và kiến thức về cuộc sống. Các bạn cũng thêm trân trọng giá trị sức lao động, hiểu và san sẻ sự vất vả với những người nông dân. 

Trải nghiệm này giúp các bạn trẻ trưởng thành trong suy nghĩ rằng nghề nghiệp nào cũng đem lại những giá trị riêng cho xã hội. Từ đó, học sinh sẽ có cái nhìn công bằng cho mọi ngành nghề. Ngoài ra, nhiều bạn còn có thể sẽ khám phá ra đam mê làm nông của mình sau trải nghiệm này.

3.6 Hoạt động “Một ngày làm nhân viên siêu thị”

Công việc nhân viên siêu thị đòi hỏi nhiều kỹ năng xã hội để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì tính chất phức tạp đó, nhiều trường học đã tổ chức hoạt động trải nghiệm trường thành chủ đề “Thử làm việc ở siêu thị” cho học sinh có cơ hội rèn luyện, học hỏi.  

Thành Đoàn, Đoàn HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh từng phối hợp tổ chức chương trình trải nghiệm công việc siêu thị quy mô lớn mang tên “Một ngày làm nhân viên siêu thị” dành cho học sinh THPT. Ở đó, các bạn được thử sức với công việc hàng ngày của nhân viên siêu thị như sắp xếp hàng hóa, tư vấn bán hàng, thu ngân, nhập kho hàng, quản lý sổ sách… 

 

Các bạn trẻ thực tập tư vấn bán hàng tại siêu thị.

Hoạt động này giúp học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về một trong những nghề phổ biến hiện nay. Quá trình làm việc cũng giúp các bạn có thêm kinh nghiệm giao tiếp với nhiều người, xử lý các vấn đề phát sinh như hư hỏng hay thất lạc hàng hóa, rèn luyện kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng,...

Trải nghiệm “Một ngày làm nhân viên siêu thị” giúp học sinh trưởng thành về nhận thức công việc trong xã hội hiện nay. Các bạn cũng sẽ có định hướng nghề nghiệp nhất định cho mình. Đồng thời, những tình huống gặp phải khi trải nghiệm giúp nhiều bạn rèn luyện kỹ năng cư xử, giải quyết vấn đề,… có ích cho công việc sau này.

3.7 Chương trình trại hè giúp học sinh tự lập và trưởng thành

Trại hè là một trong những hoạt động được nhiều học sinh yêu thích tham gia. Với nhiều trải nghiệm trưởng thành mới mẻ và lý thú, chương trình này giúp nhiều học sinh rèn luyện kỹ năng sống như chăm sóc bản thân, làm việc tập thể, giao tiếp,...

Mới đây, vào tháng 7/2020, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân và Lao động trẻ tỉnh Hải Dương phối hợp cùng một số cơ quan tổ chức trại hè kỹ năng sống “Tự lập để trưởng thành”. Gần 50 em độ tuổi tiểu học - THCS đã tham gia chương trình này. 

 

Một nhóm học sinh thực hành kỹ năng sống như tự nấu nướng, dọn dẹp,...

Ở hoạt động đó, các bạn được học kiến thức, thực hành theo các chuyên đề mà trại hè đưa ra. Học kỹ năng tự chăm sóc bản thân, giao tiếp trước đám đông, phòng chống xâm hại, sinh hoạt văn hóa theo chủ đề, làm việc nhóm, viết nhật ký, chơi thể thao… là những hoạt động được học sinh yêu thích

Qua đó, học sinh phát triển cả thể chất và nhận thức về những hoạt động tự lập cuộc sống. Các em cũng có nhận thức cá nhân, biết cách quản lý công việc hàng ngày, tự bảo vệ bản thân, thể hiện cá tính… Biết cách tự chăm sóc mình và người khác, thể hiện được bản thân một cách tự tin hơn sau trại hè cũng là sự trưởng thành của mỗi học sinh.

3.8 Trải nghiệm trưởng thành ở FPT Edu

Là trường học trải nghiệm, FPT Edu có nhiều hoạt động trải nghiệm trưởng thành dành cho học sinh, sinh viên.

Trải nghiệm trưởng thành dành cho bậc THPT

Ở bậc THPT, học sinh FPT Edu nội trú tại KTX trường. Các bạn từ lớp 10 - lớp 12 được khuyến khích học tập qua trải nghiệm trong các giờ học chính khóa trên lớp. Đời sống nội trú phong phú, đa dạng, đòi hỏi học sinh tự lập để trưởng thành. 

 

Học sinh FPT Edu tự dọn vệ sinh ký túc xá.

Các em học cách tự chăm sóc bản thân, quản lý công việc của cá nhân như học tập, tham gia CLB, sinh hoạt ngoại khóa. Học sinh thích nghi với nhiều hoạt động tập thể như xếp hàng lấy đồ ăn, giữ vệ sinh chung, sinh hoạt ở không gian chung,...

Qua đó, các bạn không chỉ có thêm kiến thức thực tế mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng sống như lập kế hoạch, quản lý công việc, giao tiếp, cân bằng cảm xúc cá nhân, điều chỉnh các mối quan hệ. Sự nhìn nhận đời sống một cách thực tế ngay từ khi còn học phổ thông, cách hành xử theo văn hóa và nội quy học đường giúp học sinh FPT Edu trưởng thành hơn.

 

Việc tự lập trong cuộc sống, tự chăm sóc bản thân giúp học sinh trưởng thành hơn về suy nghĩ, nhận thức sau một thời gian.

Trải nghiệm trưởng thành dành cho bậc đại học

Ở bậc ĐH, sự trưởng thành của sinh viên thể hiện nhiều nhất sau khi các bạn tham gia kỳ thực tập doanh nghiệp. Dù chưa tốt nghiệp, sinh viên vẫn có thể làm việc và hòa mình vào văn hóa công ty như một nhân viên thực thụ. 

Với hoạt động này, sinh viên FPT Edu có cơ hội học hỏi kiến thức thực tế từ các dự án được tham gia, từ kinh nghiệm của đồng nghiệp. Các bạn cũng chủ động tìm cách lên kế hoạch công việc, sắp xếp thời gian để “chạy” tiến độ… 

 

Trải nghiệm thực tập doanh nghiệp giúp sinh viên FPT Edu trưởng thành hơn trong cả kiến thức và nhận thức.

Những kỹ năng như tự tìm tài liệu để học thêm, trao đổi khi gặp vấn đề khó, giao tiếp với đồng nghiệp, thể hiện chính kiến,… được thực hành trong thời gian này. Các bạn cũng có sự nhìn nhận thực tế hơn về công việc, cuộc sống, biết cách xử lý các vấn đề phát sinh, dung hòa các mối quan hệ, từ đó, trưởng thành hơn trong cả kiến thức và nhận thức.

Trải nghiệm trưởng thành đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cốt cách cho học sinh, sinh viên. Đó là kiến thức, kinh nghiệm sống hữu ích giúp các bạn vững vàng tiến tới mục tiêu lớn trong tương lai. 

Để biết thêm thông tin về trải nghiệm trưởng thành hay những hoạt động trải nghiệm ý nghĩa khác dành cho học sinh, sinh viên, bạn có thể xem tại đây

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

8655

Nhân vật