FPT Edu - Tin tức chung

Những đồ án 'hạ knock-out' hội đồng chấm điểm

03/09/2015
Hải Nam
1025
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu nhằm phục vụ cho người sản xuất, các sinh viên Đại học FPT đã cùng nhau xây dựng nên những đồ án ấn tượng.

Thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc; Ứng dụng hỗ trợ quản lý trang thiết bị cho các phòng học; Theo dõi bệnh nhân sử dụng mạng cảm biến không dây… là những đồ án hữu ích và được hội đồng chấm bảo vệ đồ án đánh giá cao. Các đồ án nổi bật này được thuyết trình trong đợt bảo vệ đồ án tốt nghiệp Học kỳ Summer 2015, tổ chức tại tòa nhà Innovation, Trường Đại học FPT.

Thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc

Đồ án ra đời từ việc kết hợp hai ý tưởng làm ra một chiếc máy phát nhạc để giải trí và nghiên cứu các mô tơ động cơ làm cánh tay robot gắp đồ vật. Nhờ sự động viên của thầy hướng dẫn, giảng viên Nguyễn Đức Lợi, nhóm đã mạnh dạn bắt tay và cho ra đời sản phẩm “hơi khó” nhưng thành công trên mong đợi. Bốn chàng trai, Nguyễn Hùng Mạnh (Trưởng nhóm), Nguyễn Khang Hy, Nguyễn Nhật Linh và Phạm Nhật Hưng không dừng lại dưới mức độ là một chiếc máy mà mong muốn người dùng có thể tương tác được bằng việc viết thêm phần mềm để giám sát thời gian thực, có thể xuất ra báo cáo, quản lý kho, quản lý số lượng sản phẩm khi được đưa vào cũng như lấy ra. Thông qua phần mềm, người dùng có thể biết trong kho còn bao nhiêu sản phẩm tương ứng với mỗi màu sắc. Hoặc người dùng chỉ cần nhập đơn giản 3 viên bi đỏ, 2 viên bi xanh,… hệ thống sẽ tự lấy ra đúng số lượng và đóng gói lại.

Đồ án ra đời từ việc kết hợp hai ý tưởng làm ra một chiếc máy phát nhạc để giải trí và nghiên cứu các mô tơ động cơ làm cánh tay robot gắp đồ vật.

Đồ án ra đời từ việc kết hợp hai ý tưởng làm ra một chiếc máy phát nhạc để giải trí và nghiên cứu các mô tơ động cơ làm cánh tay robot gắp đồ vật.

Đề tài là sự tổng hợp của nhiều kiến thức như cơ khí, điện cơ, các nguyên tắc lý thuyết vật lý và toán học. Nguyễn Hùng Mạnh, trưởng nhóm chia sẻ “Nhiều bạn trong lớp đã rất ngạc nhiên khi sản phẩm của nhóm lấy từ những linh kiện phần cứng đơn giản lại có thể làm nên một hệ thống lớn”. Sản phẩm của nhóm có thể sử dụng trong hệ thống phân loại bánh kẹo, phân loại nông sản như trái cây chín hay chưa chín, các chủ shop làm đồ handmade để phân loại hạt… Tin vui hơn nữa khi đề tài này đã được khách hàng đặt hàng để xây dựng ứng dụng vào lĩnh vực nhà hàng.

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=DihfxsDx_mc[/embed]

Xem sản phẩm demo.

Ứng dụng hỗ trợ quản lý trang thiết bị cho các phòng học

Thấu hiểu những khó khăn trong việc lưu trữ, tìm kiếm để quản lý thiết bị trong trường học, ba sinh viên Trần Vĩnh Quang (trưởng nhóm), Tăng Việt Hưng, Đoàn Nguyễn Minh Chí đã biến việc “hóa giải” nỗi vất vả này bằng Ứng dụng hỗ trợ quản lý trang thiết bị cho các phòng học, giúp tương tác về việc báo cáo hư hại thông qua điện thoại di động.

Ba sinh viên Trần Vĩnh Quang (trưởng nhóm), Tăng Việt Hưng, Đoàn Nguyễn Minh Chí đã biến việc “hóa giải” nỗi vất vả này bằng Ứng dụng hỗ trợ quản lý trang thiết bị cho các phòng học, giúp tương tác về việc báo cáo hư hại thông qua điện thoại di động.

Ba sinh viên Trần Vĩnh Quang (trưởng nhóm), Tăng Việt Hưng, Đoàn Nguyễn Minh Chí đã biến việc “hóa giải” nỗi vất vả này bằng Ứng dụng hỗ trợ quản lý trang thiết bị cho các phòng học, giúp tương tác về việc báo cáo hư hại thông qua điện thoại di động.

Cụ thể, nhóm đã triển khai bằng việc cung cấp cho mỗi đối tượng một chức năng khi sử dụng ứng dụng, cụ thể nhân viên sẽ dùng website để quản lý thiết bị, ứng dụng mobile để xử lý báo cáo nhannh nhất có thể, giáo viên dùng trên điện thoại để tiện báo cáo, kiểm tra thời gian sử dụng của thiết bị, xử lí báo cáo, tìm phòng trống cũng như đổi phòng cho giáo viên. Trưởng nhóm Trần Vĩnh Quang chia sẻ, ưu điểm của ứng dụng này là giúp giảm tải công việc của người nhân viên quản lí thiết bị. Tất cả công việc hầu hết đều được làm tự động, người giáo viên khi muốn báo cáo hư hại chỉ cần thao tác đơn giản. Tuy nhiên, hiện ứng dụng chỉ hỗ trợ trên hệ điều hành Android.

Trong tương lai, nhóm sẽ mở rộng ứng dụng ra các hệ điều hành khác như Windows Phone, iOS, hỗ trợ việc tìm phòng thích hợp với từng môn học và đồng bộ thời khóa biểu của từng giáo viên với Google Calendar. Trải qua 4 tháng cùng nhau làm nên một sản phầm, trưởng nhóm Vĩnh Quang khiêm tốn “Em chỉ là sợi dây truyền tải dữ liệu giữa thầy và các bạn. Ngay lúc bắt đầu dự án, em đã xác định, phải cố gắng hết sức để không thể thua những nhóm khác được . Hầu hết tất cả đều chia sẻ với nhau từ những điều nhỏ nhất. Vàthật sự ngạc nhiên, thật sự bất ngờ, đồ án của nhóm được hội đồng đánh giá cao. Sau 4 năm ở FU, em cũng đã làm được một điều gì đó để người ta biết tới mình”.

Theo dõi bệnh nhân sử dụng mạng cảm biến không dây

Một ứng dụng dành cho bệnh viện nhằm tạo nên hệ thống quản lý sức khỏe bệnh nhân một cách linh hoạt hơn đồng thời giúp người nhà biết chính xác tình trạng hiện tại của bệnh nhân chỉ thông qua một chiếc Smartphone, nhóm các sinh viên Nguyễn Đức Toàn (Leader), Trần Thiên Bảo Quân và Trần Vũ Phúc Thành đã cùng bắt tay cho ra đời đồ án Theo dõi bệnh nhân sử dụng mạng cảm biến không dây.

Thiết bị có hệ thống nhỏ gọn, đạt hiệu suất cao, dễ sử dụng và có khả năng thương mại hóa cao.

Thiết bị có hệ thống nhỏ gọn, đạt hiệu suất cao, dễ sử dụng và có khả năng thương mại hóa cao.

Cụ thể, từ việc thiết kế thiết bị đeo tay tích hợp cảm biến nhiệt độ và cảm biến nhịp tim, thiết bị này sẽ được đeo lên tay của bệnh nhân, sau đó, các thông số nhiệt độ và nhịp tim của bệnh nhân sẽ được gửi về server. Từ Server bác sỹ, y tá hoặc người phụ trách sẽ theo dõi và quản lý được bệnh nhân qua Smartphone hoặc máy tính mà không cần đến trực tiếp bệnh nhân. Khi gặp các trường hợp bất thường thì thiết bị sẽ báo động cho người xung quanh biết, đồng thời hệ thống sẽ báo cho bác sỹ hoặc y tá biết ngay lập tức. Đối với bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm cần cách ly thì thiết bị này vô cùng quan trọng và giảm thiểu rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Thiết bị có hệ thống nhỏ gọn, đạt hiệu suất cao, dễ sử dụng và có khả năng thương mại hóa cao. Trưởng nhóm Nguyễn Đức Toàn cho biết, với giá thành hiện tại khi thử nghiệm là 1 triệu VND/thiết bị, nhưng khi sản xuất số lượng lớn thì giá thành có thể giảm xuống còn 30% là 300k/thiết bị. Trong tương lai, nhóm sẽ tích hợp thêm nhiều loại cảm biến khác, có thể biết được toàn bộ tình trạng của bệnh nhân như lượng đường trong cơ thể, nhiệt độ, nhịp tim, điện não đồ, …. Từ các thông tin đó hệ thống cũng sẽ tự động chuẩn đoán bệnh ngay lập tức.

Từ ngày 24-29/8, 174 sinh viên Đại học FPT đã bảo vệ đồ án và khóa luận tốt nghiệp tại tòa nhà Innovation, Công viên phần mềm Quang Trung, TP. HCM. Trong thời gian này (27-28/8), gần 60 sinh viên Đại học FPT cũng đã hoàn thành đợt bảo vệ tốt nghiệp của mình tại 137 Nguyễn Thị Thập, TP. Đà Nẵng.

Từ ngày 3-5/9, tại campus Hòa Lạc, 179 sinh viên Đại học FPT tham gia Lễ Bảo vệ đồ án và khóa luận tốt nghiệp Học kỳ Summer 2015. Sinh viên ngành Khoa học máy tính bảo vệ ngày 3/9, ngành Kỹ thuật phần mềm và Điện tử truyền thông bảo vệ ngày 3-5/9, và ngành Kinh tế ngày 4-5/9 tại phòng 201, 406 và phòng hội trường tại tòa nhà Beta (tòa nhà giảng đường) và phòng 303R-305R tại tòa nhà Alpha (tòa nhà Hiệu bộ).

Xem thêm các hình ảnh về Lễ Bảo vệ đồ án tại campus Hòa Lạc  tại đây.

Xem lịch bảo vệ của sinh viên tại campus Hòa Lạc, ngành Kinh tế, tại đây.

Xem lịch bảo vệ của sinh viên tại campus Hòa Lạc, ngành CS, tại đây.

Tin liên quan:

Theo Đại học FPT 

Khối Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

1025

Nhân vật