Trải nghiệm FPT Edu

CÁC BƯỚC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

09/04/2021
seo
7644

Triển khai các bước học tập trải nghiệm như thế nào cho khoa học và hiệu quả là điều cả giáo viên và học sinh, sinh viên đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các bước thực hiện phương pháp này một cách cụ thể.

Xem thêm:

Bước 1- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của học cùng trải nghiệm

Trong các bước học tập trải nghiệm thì đây là bước đầu tiên cũng là bước đặt nền móng. Học tập theo phương pháp nào cũng nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ riêng. Học theo phương pháp truyền thống, nhiệm vụ của học sinh là nghe giảng, ghi chép, làm bài tập. Giáo viên có nhiệm vụ giảng bài, hướng dẫn học trò làm bài. Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là trao truyền kiến thức giáo khoa giữa người dạy và người học.

Khi học cùng trải nghiệm, nhiệm vụ và mục tiêu của cả giáo viên và học sinh có một số thay đổi.

  • Nhiệm vụ

  • Học sinh: Chủ động tiếp cận, khám phá kiến thức thông qua việc quan sát, phân tích, tìm hiểu, đánh giá các hiện tượng, thí nghiệm khoa học hoặc thực hành đóng vai nhân vật văn học.

  • Giáo viên: Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức thông qua việc định hướng kiến thức đúng, phân tích các hiện tượng thí nghiệm, giải thích thắc mắc của học sinh xung quanh bài học.

  • Mục tiêu

  • Học sinh: Rút ra được những trải nghiệm học tập mới, tổng hợp kiến thức mới, vận dụng vào thực tế

  • Giáo viên: Giúp học sinh thành thạo các kỹ năng: phân tích, tổng hợp, thuyết trình, làm việc nhóm… hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế

Mục tiêu của người học là khám phá, trải nghiệm tri thức. Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn. 

Ví dụ trong một giờ học văn học, theo phương pháp học truyền thống, giáo viên sẽ đọc tác phẩm, phân tích tác phẩm, lưu ý các chi tiết quan trọng, đưa ra bài tập cho học sinh. Học trò đóng vai trò chủ yếu là người nghe giảng, ghi chép, cố gắng cảm nhận giá trị tác phẩm qua thông tin mà thầy cô giáo đưa ra và hoàn thành bài tập được giao trên lớp.

Mục tiêu đặt ra sau giờ học này là giáo viên dạy đúng giáo án, học sinh ghi chép đủ bài giảng và làm được bài tập về nhà. Kiến thức này các em cần ghi nhớ được và có thể dùng trong các kỳ thi tiếp theo.

Mục tiêu đặt ra sau giờ học truyền thống là giáo viên dạy đúng giáo án, học sinh ghi chép đủ bài giảng và làm được bài tập về nhà.

Giờ học văn hình thức học cùng trải nghiệm lại khá khác biệt. Thay vì giảng tất cả kiến thức, giáo viên sẽ chia sẻ, trao đổi với học sinh trước về bài học, hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động trải nghiệm. Học sinh căn cứ vào đó, chủ động trải nghiệm, khám phá, phân tích, rút ra kết luận về kiến thức dựa trên tư duy của bản thân. 

Cuối giờ học, thầy cô giáo và học trò sẽ cùng trao đổi để đi đến kết luận chính xác về kiến thức. Giờ học trải nghiệm thường đưa ra bài tập dạng thực hành kiến thức cho các em vận dụng sau.

Mục tiêu đặt ra sau giờ học cùng trải nghiệm là học sinh nắm được kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế, ghi nhớ dựa vào quá trình thực hành, trao đổi, chia sẻ với bạn bè và thầy cô. Vận dụng kiến thức đó vào thực tế là đích đến cao nhất của phương pháp này. 

Bước 2 - Trải nghiệm 

Trải nghiệm là một trong các bước học tập trải nghiệm tiếp theo. Khi học theo phương pháp truyền thống, hầu như học sinh không có quá trình trải nghiệm. Còn trong học cùng trải nghiệm, đây lại là bước quan trọng nhất, quyết định đến cả quá trình. 

Học sinh, sinh viên chủ động thực hành, thí nghiệm, khám phá kiến thức trong giờ học trải nghiệm.

Trải nghiệm do học sinh đóng vai trò chủ đạo thực hiện. Quá trình này có thể diễn ra trước, trong và cả sau giờ học trên lớp. Trước khi bước vào giờ học chính thức, giáo viên đưa ra một số nhiệm vụ để người học chuẩn bị bài học. Các em thường được yêu cầu đọc, hiểu kiến thức theo tư duy của mình, chưa quan trọng tính đúng hay sai. 

Với một số tiết học, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để các em cùng nhau làm việc này. Nếu giờ học cùng trải nghiệm có những hoạt động phức tạp hơn như thí nghiệm, thực hành, biểu diễn minh họa bài học…, học sinh cần chủ động chuẩn bị đồ dùng, đạo cụ hoặc phân công nhau tập luyện.  

Quá trình này giúp các em bước đầu tiếp cận kiến thức, tự có những phân tích, đánh giá nhất định về bài học dựa vào tư duy của mình. Ngoài ra, học sinh cũng được làm quen với hình thức đội nhóm học tập, lên kế hoạch làm việc của nhóm, giao tiếp với nhau…

Người học tham gia vào không gian mô phỏng gần đúng để chứng kiến, khám phá, trải nghiệm kiến thức.

Tại lớp, học sinh chủ yếu trải nghiệm kiến thức. Các em có thể làm thực hành, thí nghiệm, quan sát… nếu học các môn khoa học tự nhiên. Cũng có khi, hoạt động này thực hiện dưới hình thức kịch sân khấu, trình diễn thời trang, tọa đàm… đó là các môn khoa học xã hội. Điểm chung là học sinh đều được hòa mình vào không gian mô phỏng để chứng kiến, khám phá, trải nghiệm kiến thức.

Ví dụ học sinh học cùng trải nghiệm môn văn thông qua việc sân khấu hóa tác phẩm “Thánh Gióng”. Các bạn sẽ chuẩn bị phục trang, đạo cụ, đọc trước về truyền thuyết trước khi vào giờ học. Mỗi em được phân công đảm nhận hóa thân vào một nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, dân làng, quân giặc… Toàn bộ tác phẩm được “kể” lại thông qua lời, hành động của học sinh, dựa trên nguyên tác.

Học sinh hóa thân vào một trong các nhân vật Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, dân làng...

Bước 3 - Khái quát, hình thành kiến thức mới

Trong các bước học tập trải nghiệm thì qua bước việc thực hành, thí nghiệm, sân khấu hóa…, các kiến thức trong bài học đi vào tư duy người học một cách tự nhiên. Các em sẽ tự có sự phân tích, tổng hợp, đánh giá của riêng mình. Vì dựa trên hiểu biết, tư duy mỗi cá nhân nên những kết luận về kiến thức này có thể khác nhau và khác với chuẩn chung nhưng tất cả đều được tôn trọng và chia sẻ.

 

Giáo viên hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc khái quát hóa, xây dựng kho kiến thức đúng.

Các bạn học sinh có thể chủ động chia sẻ hiểu biết của mình với thầy cô giáo và bạn bè bằng việc phát biểu ý kiến, thuyết trình trước lớp. Hoặc, nếu lớp được chia thành nhiều nhóm học tập, mỗi nhóm sẽ tổng hợp kiến thức và cử đại diện trình bày. Các thành viên trong lớp và nhóm còn lại bày tỏ quan điểm bằng cách hỏi đáp, tranh luận, phản biện.

Cuối giờ học, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn học trò đến với kiến thức đúng. Từ chia sẻ của các em về bài học, thầy cô giáo sẽ tổng hợp, định hướng hướng đi đúng. Từ đó, học trò có cơ sở tiếp tục vận dụng tri thức có được từ học trải nghiệm vào thực tế. 

Việc khái quát, hình thành kiến thức mới giúp học sinh tích lũy kho kiến thức phong phú.

Ví dụ trong giờ học thí nghiệm môn Hóa học, học sinh sẽ thực hành và ghi chép những quan sát của mình về hiện tượng phản ứng xảy ra. Sau khi cả lớp hoàn thành nhiệm vụ thí nghiệm, giáo viên khuyến khích các bạn tự chia sẻ, trao đổi về bản chất của phản ứng hóa học. 

Một số học sinh đưa ra nhận xét đúng, số khác thì không do nhầm lẫn về bản chất hoặc các chất cùng tham gia phản ứng. Lúc này, giáo viên sẽ đóng vai trò định hướng lại, kết luận chính xác về bài học. 

Bước 4 - Vận dụng kiến thức

Kiến thức có khả năng áp dụng thực tế là điểm khác biệt giữa học cùng trải nghiệm so với các phương pháp khác. Bởi vậy, sau khi hoàn thành giờ học trên lớp, giáo viên thường khuyến khích học sinh đưa kiến thức đã tiếp thu được vào thực tế đời sống. Đây là một trong những bước rất quan trọng trong các bước học tập trải nghiệm

Vì trực tiếp trải nghiệm, chủ động phân tích, đánh giá, tìm hiểu kiến thức nên học sinh học cùng trải nghiệm nắm thông tin sâu, thiết thực hơn. Các bạn dễ có những ý tưởng thực tế từ quan sát cuộc sống và liên hệ chúng với bài học trên lớp. 

Học cùng trải nghiệm có thể ứng dụng vào thực tế thuận lợi hơn, đem lại hứng khởi cho cả giáo viên và học sinh, sinh viên.

Học sinh sẽ là những người lên ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện. Các bạn cũng có thể tìm thêm bạn bè đồng chí hướng để lập nhóm, phân chia mỗi người một nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu chung. Việc áp dụng kiến thức vào thực tế đòi hỏi học sinh luôn phải nghiên cứu, tìm tòi, phát triển từ bài học đã học trở thành những tri thức có độ phức tạp và quy mô hơn. 

Trong quá trình vận dụng kiến thức, học sinh sẽ nảy sinh những thắc mắc, băn khoăn. Lúc này, thầy cô giáo là người sẻ chia, giải đáp chúng dưới góc độ khoa học chuẩn xác. Đồng thời, các bạn cũng có thể bày tỏ khó khăn gặp phải liên quan đến vấn đề đời sống thực tiễn. Nhờ kinh nghiệm làm việc, vốn sống của mình, thầy cô giúp học trò “gỡ rối” để bài học sớm được thực tế hóa hơn. 

Từ thực tế dịch bệnh trên gia cầm lây lan ở Đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp vận dụng kiến thức lập trình, thiết kế, ứng dụng AI, sinh viên FPT Edu nghiên cứu phát triển sản phẩm có tính thực tế. Đó là ứng dụng giúp người chăn nuôi có thể dễ dàng nhận diện và quản lý bệnh dịch bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Sinh viên FPT Edu ứng dụng AI vào học tập trải nghiệm, phát triển ứng dụng nhận biết bệnh trên gia cầm.

Hệ thống gồm 2 phần: ứng dụng (mobile app) có chức năng chẩn đoán bệnh và giúp kết nối với chuyên gia; còn trang web giúp hiển thị bản đồ phân bố vùng bệnh. Sản phẩm này đã tham gia nhiều cuộc thi công nghệ và được đánh giá cao. Nhóm đang có ý định thương mại hóa ứng dụng. 

Bài viết trên đây đã tiến hành phân tích chi tiết kèm nêu ví dụ minh họa các bước học tập trải nghiệm giúp bạn hiểu rõ về phương pháp này. Để tìm hiểu thêm về học cùng trải nghiệm, bạn có thể tham khảo thông tin tại đây

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

7644

Nhân vật