Học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Học trải nghiệm đang là xu thế của giáo dục hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng, học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào cho hiệu quả, phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó.
Xem thêm:
1. Khái niệm học tập trải nghiệm là gì?
Khái niệm học tập trải nghiệm đã được manh nha từ rất sớm. Cho tới nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa riêng. Nhìn chung, học tập trải nghiệm là cách học tập trung vào quá trình học cùng của cá nhân. Người học khám phá, thử nghiệm kiến thức trực tiếp thay vì nghe hoặc đọc kiến thức của người khác.
Khi học tập trải nghiệm, cá nhân được khuyến khích tham gia trải nghiệm, phân tích để hiểu rõ hơn kiến thức và lưu giữ thông tin lâu dài hơn.
2. Học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Học tập trải nghiệm được áp dụng rất đa dạng trong trường học dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể đến một số hình thức áp dụng sau.
2.1. Tổ chức cho học sinh thực hành hoặc tranh biện
Tranh biện là hoạt động sử dụng tư duy phản biện cùng các kỹ năng mềm như hùng biện, làm việc nhóm, nghiên cứu… nhằm giải quyết, đào sâu vấn đề, mở rộng kiến thức. Hình thức này giúp học sinh hình thành tư duy “ngược”, không theo lối mòn, phát triển khả năng sắp xếp quan điểm, đánh giá, chọn lọc dẫn chứng phản biện.
Học sinh, sinh viên bày tỏ quan điểm và đối đáp bằng tiếng Anh trong cuộc thi tranh biện.
Các trường học hiện nay rất ưa chuộng việc tổ chức các cuộc thi tranh biện cho học sinh, sinh viên. Một số mô hình cuộc thi tranh biện quen thuộc thường được tổ chức dựa trên format của các chương trình như “Tôi lên tiếng” của VTV6 và “Trường teen” của VTV7 (Đài Truyền hình Việt Nam). Vậy với cuộc thi này học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Tại các cuộc thi này, dựa vào trải nghiệm của mình, người học sẽ đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân về những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Bằng lý lẽ và dẫn chứng xác đáng, các bạn còn tiến hành tranh biện, bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời, đặt câu hỏi phản biện cho đối thủ.
Đây là một hình thức học tập trải nghiệm thú vị, được nhiều học sinh hào hứng tham gia. Qua việc những màn tranh biện như trên, các bạn trẻ có cơ hội rèn luyện cách nhìn nhận đa chiều về một vấn đề, tư duy phản biện và thái độ tranh luận văn minh.
Xem thêm: Giáo dục trải nghiệm
2.2. Tổ chức thực hành hoạt động kinh doanh
Một số phụ huynh không thích con em mình kinh doanh vì lo sợ ảnh hưởng tới việc học. Nhưng trên thực tế, trải nghiệm kinh doanh mang lại cho học sinh rất nhiều lợi ích, kinh nghiệm. Đó có thể là kinh nghiệm tìm kiếm nguồn hàng, cách thức tổ chức gian hàng, cách quản lý đội nhóm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp…
Sinh viên thuyết trình về ý tưởng kinh doanh của mình .
Các trường học hiện nay cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc áp dụng học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào để tổ chức thực hành hoạt động kinh doanh cho học sinh sinh viên. Mô hình thường thấy là các cuộc thi khởi nghiệp, gian hàng hội chợ kinh doanh…, chẳng hạn như cuộc thi FPT Edu Biz Talent của FPT Edu, VCCI quốc gia, Start-up Wheel…
Tại các cuộc thi này, học sinh, sinh viên có cơ hội trình bày ý tưởng kinh doanh của mình với những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, CEO các doanh nghiệp. Các bạn cũng được tạo điều kiện (vốn, cơ sở vật chất…) để thực hiện một phần hoặc toàn bộ ý tưởng của mình. Hiệu quả thu được là cơ sở để BGK đánh giá mức độ khả thi của ý tưởng đó.
Sinh viên thuyết trình gọi vốn tại Biz Talent 2020.
Những sân chơi thực tế này giúp học sinh, sinh viên có thêm vốn kiến thức, trải nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các bạn còn nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia, doanh nhân trong vấn đề khởi nghiệp. Chưa hết, sinh viên còn có dịp học hỏi thêm một số kỹ năng mềm như tổ chức đội nhóm, thuyết trình, lập kế hoạch, giao tiếp...
2.3. Tổ chức các buổi cắm trại hoặc trải nghiệm bên ngoài trường học
Cắm trại, trải nghiệm bên ngoài trường học là hình thức trải nghiệm khá phổ biến vì dễ thực hiện và được nhiều học sinh, sinh viên yêu thích. Vậy với hoạt động này học tập trải nghiệm áp dụng áp dụng như thế nào?
Với hoạt động này, học sinh, sinh viên được tự nghiên cứu, chọn địa điểm và lập kế hoạch cắm trại. Vào ngày tổ chức thực tế, các em sẽ tự mình chuẩn bị dụng cụ dựng trại, nấu ăn dưới sự hướng dẫn của thầy cô, tổ chức các trò chơi hoặc sinh hoạt kiến thức theo nhóm lớp.
Nhóm học sinh lớp 6 ở trường phổ thông Hoàng Việt, Buôn Ma Thuột tổ chức cắm trại ở công viên sinh thái trên địa bàn thành phố. Các em tự chuẩn bị dụng cụ dựng lều, trại và một số món ăn nhẹ mang theo. Trong buổi cắm trại, các thầy cùng các bạn nam trong lớp phụ trách dựng trại. Các bạn nữ cùng cô giáo chuẩn bị đồ ăn, tổ chức một số trò chơi tập thể vui vẻ.
Cắm trại là hình thức học tập trải nghiệm được nhiều bạn nhỏ yêu thích.
Các buổi cắm trại hoặc trải nghiệm bên ngoài trường học sẽ giúp học sinh, sinh viên thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, trải nghiệm này còn mang đến cho các bạn kiến thức về thế giới xung quanh cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội.
2.4. Tổ chức các cuộc thi để phát triển các kỹ năng
Các cuộc thi phát triển kỹ năng được xem là một cách học tập trải nghiệm áp dụng tại trường học thú vị nhất. Tinh thần thi đua sẽ tạo động lực cho người tham gia tự học, chủ động tìm tòi kiến thức trên nhiều lĩnh vực.
Một số cuộc thi phát triển kỹ năng cho học sinh sinh viên có thể kể đến như FPT Edu NihongoEng, Học bổng tài năng, F-Talent, ColorUp…Tại các cuộc thi này, học sinh, sinh viên sẽ thể hiện năng khiếu nghệ thuật như ca hát, cắm hoa, nhảy múa hoặc kỹ năng ngoại ngữ, năng khiếu chơi thể thao…
Nhận thấy có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân, các em sẽ cảm thấy hào hứng, phấn chấn khi tham gia trải nghiệm hoạt động này. Đây cũng là sân chơi giúp các em bồi đắp thêm kiến thức về cuộc sống, văn hóa, kỹ năng mềm như giao tiếp, trình diễn sân khấu...
Học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào để học sinh thể hiện tài năng tại chương trình nghệ thuật sinh viên.
2.5. Tổ chức các hoạt động cộng đồng
Các hoạt động cộng đồng sẽ giúp học sinh, sinh viên có thêm vốn sống, học cách thấu hiểu, cảm thông cũng như rèn luyện kỹ năng mềm. Hoạt động này thường là những chuyến đi từ thiện như Mùa hè xanh, Tủ sách thiện nguyện cho học sinh nghèo... hoặc các dự án thiện nguyện như góp gạch xây trường cho học sinh miền núi, quyên góp vỏ chai, giấy vụn đổi sách vở… Vậy để học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Tham gia vào các hoạt động thiện nguyện đó, học sinh, sinh viên sẽ trực tiếp lập kế hoạch vận động quyên góp tiền hoặc đồ dùng thiết yếu giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, các bạn còn đặt chân đến các địa điểm vùng sâu vùng xa để hỗ trợ người dân địa phương xây nhà, xây trường học hoặc trao tặng quần áo, sách vở...
Thông qua những hoạt động này, học sinh, sinh viên được trải nghiệm và thấu hiểu cuộc sống còn nhiều khó khăn ở những vùng miền xa xôi của đất nước. Đa phần các bạn đều cảm thấy mình sống có ý nghĩa và tích cực hơn sau những chuyến đi thiện nguyện ấy.
Sinh viên CLB iGo (ĐH FPT) trong chuyến đi thiện nguyện đến Hà Giang
2.6. Tham quan học tập tại các trường đại học, các doanh nghiệp
Đối với học sinh cấp Tiểu học, THCS và THPT, tổ chức tham quan các trường đại học lớn như ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia... sẽ giúp các em có cơ hội trải nghiệm đời sống sinh viên. Vậy để học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Học sinh được trải nghiệm một ngày làm sinh viên với các hoạt động như học tập ở giảng đường, tham gia các sự kiện CLB, đọc sách trong thư viện, tham quan ký túc xá…
Các em thường hào hứng tham gia những hoạt động trên vì đó là lần đầu được làm quen với môi trường học tập mới và nếm trải cảm giác trưởng thành như các anh chị sinh viên. Bên cạnh đó, tham quan trường ĐH còn giúp học sinh có thêm động lực học tập, mục tiêu phấn đấu cũng như thêm nhiều lựa chọn khi chuyển cấp.
Học sinh các trường THPT đến trải nghiệm campus ĐH FPT TP.HCM.
Ngoài tham quan trường đại học, các bạn trẻ còn được ghé thăm các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình, sáng tạo phần mềm, chế biến lương thực thực phẩm công nghệ cao, nhà hàng, khách sạn...
Trong hoạt động này, các em có cơ hội trải nghiệm thực tế công việc như kỹ sư phần mềm, kỹ sư vận hành hệ thống, lễ tân, phiên dịch viên… Nhờ vậy, học sinh, sinh viên hiểu thêm về nhiều ngành nghề trong xã hội, tiếp thu thêm nhiều kiến thức thực tế và nâng cao một số kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý công việc, lập kế hoạch…
2.7. Mô phỏng các hoạt động của đời thực
Mô phỏng các hoạt động của đời thực là một trong những hình thức học tập trải nghiệm thú vị nhất. Học sinh, sinh viên có thể mô phỏng hoạt động thuộc các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật.
Chẳng hạn, sinh viên ngành Ngân hàng có thể mô phỏng hoạt động giao dịch của một chi nhánh ngân hàng, sinh viên ngành công nghệ thông tin tạo lập một công ty lập trình mini ngay tại lớp học. Một số hoạt động thú vị khác có thể kể đến là học sinh nhập vai đại sứ các nước thành lập một buổi họp Hội đồng Liên Hợp quốc.
Học sinh nhập vai các đại sứ các nước tham gia một buổi họp Hội đồng Liên Hợp quốc.
Hoạt động này giúp học sinh, sinh viên trải nghiệm công việc có thật trong đời sống, phần nào hình dung về môi trường làm việc mình sẽ gia nhập trong tương lai. Đây là cách để các em tích lũy thêm kiến thức xã hội, rèn luyện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phản biện.
2.8. Các thí nghiệm khoa học hoặc các nhiệm vụ học tập
Việc thực hành thí nghiệm khoa học hoặc các nhiệm vụ học tập đã không còn xa lạ tại trường học. Học sinh có thể được tham gia thực hành thí trồng cây, ghép cành, thụ phấn cho hoa trong môn Sinh học; thí nghiệm tương tác các chất hóa học trong môn Hóa học; sân khấu hóa một bài thơ hay truyện ngắn trong môn Văn học.
Để học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Ở đó, các bạn đóng vai trò lập kế hoạch, chuẩn bị đạo cụ hoặc dụng cụ thí nghiệm để chuẩn bị cho nhiệm vụ học tập. Tại giờ học, học sinh trực tiếp thực hành, làm thí nghiệm hoặc hóa thân thành các nhân vật trong hoạt động sân khấu hóa.
Cách trải nghiệm này giúp học sinh, sinh viên tiếp cận kiến thức một cách chủ động, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Đồng thời, các em cũng học được cách linh hoạt ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
Học sinh Tiểu học trải nghiệm làm thí nghiệm hóa học
2.9. Nghiên cứu điển hình về các môn khoa học xã hội
Việc nghiên cứu các môn khoa học xã hội không hề khó như nhiều học sinh, sinh viên vẫn nghĩ. Chỉ cần thay đổi hình thức tiếp cận từ học khô khan qua sách vở sang hình thức trải nghiệm thực tế như nhập vai, sân khấu hóa văn học…, các môn học này sẽ trở nên rất thú vị.
Ví dụ, thay vì học thuộc lòng truyền thuyết Thánh Gióng tại lớp, học sinh cấp 2 được đưa đi dã ngoại Đền Gióng và thực hiện việc sân khấu hóa tác phẩm. Các em tự lên kịch bản, tự phân vai và hóa thân thành các nhân vật trong truyền thuyết.
Cùng với việc được giáo viên giới thiệu thêm thông tin về tác phẩm và di tích Đền Gióng, học sinh sẽ có kiến thức nền về lịch sử, bối cảnh ra đời tác phẩm và dễ dàng ghi nhớ ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng hơn.
Học sinh FPT Edu hóa thân thành nhân vật trong một vở kịch được sân khấu hóa từ truyền thuyết dân gian
2.10. Nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên
Trái với định kiến các môn khoa học tự nhiên thì khô khan, việc nghiên cứu bộ môn này sẽ mang đến nhiều lợi ích và niềm vui hơn thế. Để áp dụng học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Học sinh có thể ứng dụng công nghệ thông tin để dựng hình khối 3D, phục vụ cho việc đơn giản hóa môn Hình học. Với môn Vật lý, các thí nghiệm trong tự nhiên như thả rơi 1 vật từ tầng cao, làm sóng nước, phản xạ ánh sáng… giúp các em dễ hình dung về hiện tượng được nhắc đến. Môn Sinh học cũng trở nên sinh động và dễ hiểu khi học sinh được ghé thăm trang trại, trực tiếp quan sát quá trình ghép cây, thụ phấn, thu hoạch nông sản…
Một tiết học Sinh học thông qua trải nghiệm ngoài không gian thiên nhiên
Học sinh tham gia hoạt động này với vai trò người trực tiếp thực hành, thí nghiệm. Sau đó, các em quan sát hiện tượng, ghi nhận và rút ra nhận xét của bản thân. Các thầy cô giáo đóng vai trò hướng dẫn và định hướng kiến thức cho các em.
Phương pháp học này là cách thức hiệu quả để nâng cao tinh thần chủ động, óc quan sát, khả năng tư duy, phân tích cho các em học sinh. Hơn nữa, đây còn là nơi để các bạn phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của mình.
2.11. Trò chơi lớp học tương tác, chẳng hạn như Kahoot hoặc Socrative
Kahoot và Socrative là các công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi tương tác được một số trường học đưa vào chương trình để tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn lồng ghép được kiến thức. Vậy áp dụng học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào?
Các game đố vui này tương tác trực tiếp với người chơi thông qua điện thoại thông minh. Người chơi sẽ phải trả lời trong thời gian nhanh nhất có thể để đạt được điểm số cao nhất và vượt lên những người chơi còn lại.
Học sinh FPT Edu hào hứng tham gia trò chơi kiến thức tương tác qua smartphone.
Ví dụ, sự kiện CocKahoot do sinh viên FPT Edu tổ chức vào tháng 7/2019 thu hút gần 200 bạn sinh viên tham gia. Cả sinh viên và giảng viên đều hào hứng trong việc dự đoán và trả lời các câu hỏi ngẫu nhiên được đưa ra màn hình để giành phần thưởng.
Việc “game hóa” kiến thức thành trò chơi sẽ giúp tăng hiệu quả tiếp nhận của học sinh, sinh viên. Phương pháp trải nghiệm này còn mang lại không khí vui vẻ, thoải mái thay vì cách học truyền thống nhàm chán.
Màn hình chơi Kahoot của sinh viên ĐH FPT
Bài viết trên đây đã liệt kê một số hình thức học tập trải nghiệm phổ biến tại các trường học hiện nay. Mong rằng những thông tin đó đã phần nào giải đáp được câu hỏi học tập trải nghiệm áp dụng như thế nào. Các thông tin thú vị khác về trường học trải nghiệm vẫn luôn được cập nhật thường xuyên tại đây.
(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)