Trải nghiệm FPT Edu

Học tập trải nghiệm môn toán THCS

23/04/2021
seo
8089

Học tập trải nghiệm môn toán THCS được đánh giá là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, hình thành các kỹ năng cho học sinh. Thông qua các hoạt động học đi đôi với hành, học sinh sẽ từng bước chiếm lĩnh kiến thức, biết cách liên hệ và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Xem thêm:

1. Học tập trải nghiệm môn toán THCS là gì?

Học tập trải nghiệm môn toán THCS là phương pháp học đi đôi với hành, học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Học sinh THCS được tiếp cận với toán học ở những góc độ gần gũi hơn cũng như hình thành các kỹ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.

Học sinh lớp 8 trường THCS Trần Bội Cơ, TP Hồ Chí Minh tham gia tiết học “Luyện tập diện tích hình chữ nhật” bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại vườn sinh vật.

2. Lợi ích của học tập trải nghiệm môn toán THCS là gì?

Toán học ở trường THCS góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất (chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tính toán, tư duy khoa học) cho học sinh. 

Tuy nhiên, phương pháp dạy – học thuần lý thuyết như hiện nay vô tình khiến toán học trở nên khô khan, thiếu tính thực tế và không được đa số học sinh hưởng ứng. 

Vì lẽ đó, phương pháp học tập trải nghiệm môn toán THCS đã ra đời, trở thành một lựa chọn mới mẻ và thú vị hơn đối với học sinh lẫn thầy cô. Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến tại nhiều trường THCS và mang lại những lợi ích thiết thực như sau:

Tăng cảm hứng trong việc dạy – học: Khi áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm, học sinh đóng vai trò trung tâm, chủ động nghiên cứu các khái niệm, tìm mối liên hệ giữa các công thức, tìm ra các phương pháp giải bài tập sáng tạo hơn so với đáp án ban đầu.

Không còn bị bó hẹp tư duy theo định hướng của giáo viên hay các bài giải có sẵn, học sinh sẽ cảm thấy niềm vui khi tự mình tìm tòi ra những điều mới. Cảm giác đạt được thành tựu trong một môn học nổi tiếng là khó nhằn khiến học sinh hứng thú và say mê hơn với toán học.

 

Học tập trải nghiệm môn toán THCS mang lại niềm yêu thích dạy – học môn toán cho cả giáo viên và học sinh. 

Bên cạnh đó, giáo viên cũng chuyển dịch từ vai trò người cung cấp kiến thức sang người tư vấn, đồng hành cùng học sinh. Thay vì truyền đạt một chiều kiến thức (đọc - chép), giáo viên sẽ khuấy động không khí lớp học bằng các cách cho học sinh thuyết trình, học dự án, học STEM,… 

Để triển khai trôi chảy các hoạt động này, giáo viên cũng phải chủ động nghiên cứu kiến thức, nâng cao chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm. Từ đó, giáo viên thay đổi thói quen dạy học thụ động, chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, không chú trọng rèn luyện kỹ năng, ứng dụng. 

Ghi nhớ kiến thức lâu dài và biết cách vận dụng vào cuộc sống: Các giờ học toán truyền thống thường diễn ra dưới hình thức học thuộc lý thuyết và giải bài tập. Nhưng với phương pháp học tập trải nghiệm trải nghiệm môn toán THCS, học sinh sẽ đối mặt với vấn đề thực tế và vận dụng toán học để giải quyết. 

Chẳng hạn, khi muốn xin bố mẹ mua cho một chiếc máy tính mới, các em phải sử dụng các phép toán tính số phần trăm để kiểm tra xem cửa hàng nào đang có chương trình giảm giá tốt nhất. Lúc này, học sinh sẽ ứng dụng tất cả các phép toán được dạy trong chương trình THCS để giải quyết vấn đề thực tế.

Quá trình chủ động tìm kiếm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thúc đẩy học sinh ghi nhớ các công thức, lý thuyết,... về toán học lâu hơn, kỹ hơn. 

Trải nghiệm toán học thông qua các hoạt động thực tế giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức mới, lưu giữ thông tin lâu dài hơn.

Nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học: Cơ sở của toán học là các công thức, định lý khoa học và là nền tảng phát triển của các môn Khoa học - Công nghệ. Toán học đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực nền tảng của cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, robot, khoa học vật liệu, công nghệ sinh học,… 

Việc tổ chức lồng ghép hoạt động học tập trải nghiệm môn toán THCS sáng tạo vào giờ học toán giúp học sinh có cơ hội nghiên cứu, tìm ra giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã có. Đây là tiền đề để nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học ở học sinh, giúp các em thêm say mê những dự án mang tính ứng dụng toán học cao.

Giờ học STEM liên môn Toán – Công nghệ giúp học sinh THCS phát huy trí tưởng tượng trong việc thiết kế ra mô hình sản phẩm mới. 

Phát triển các kỹ năng: Học tập trải nghiệm môn toán là quá trình diễn ra liên tục các hoạt động tìm hiểu khái niệm – phân tích công thức – liên tưởng tình huống áp dụng – ghi nhớ để thực hành – sáng tạo các cách giải mới. 

Càng tham gia nhiều chương trình học tập trải nghiệm môn toán THCS, học sinh càng tích lũy được nhiều kỹ năng phân tích ý nghĩa của các con số, tư duy linh hoạt, logic,… Hoạt động báo cáo kết quả sau giờ trải nghiệm cũng giúp các bạn thực hành kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đông, lắng nghe và phản biện.

 

Học sinh lớp 8 trường THCS Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc sử dụng công thức Đại số, Hình học làm ra mô hình nhà tiết kiệm không gian và tự tin thuyết trình về sản phẩm trong giờ học Trải nghiệm – Sáng tạo môn toán. 

3. Hoạt động học tập trải nghiệm môn toán THCS ở FPT

Tại trường học trải nghiệm FPT Edu nói chung và Trường Tiểu học - THCS FPT nói riêng, hoạt động học tập trải nghiệm môn toán rất được chú trọng. Học sinh được truyền cảm hứng học toán thông qua các chương trình học dự án, giáo dục STEM liên môn….

Thiết kế logo là dự án nằm trong môn toán hình học được triển khai dưới phương pháp học tập trải nghiệm tại THCS FPT Cầu Giấy. Không chỉ có tác dụng củng cố kiến thức đã tích lũy trong năm học, phương pháp này còn tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.

 Học tập trải nghiệm môn toán ThCS theo dự án là trải nghiệm “đặc sản” của học sinh khối THCS FPT Cầu Giấy. 

Học sinh khối 6 và 7 sẽ tham gia dự án dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm. Các bạn sẽ được thầy cô hướng dẫn thực hiện theo 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Tổng hợp kiến thức và làm quen với các biểu tượng thương hiệu.
  • Giai đoạn 2: Thiết kế logo theo sở thích.
  • Giai đoạn 3: Thiết kế logo FPT School

Học sinh lớp 6 vận dụng linh hoạt kiến thức hình học như hình tròn, tam giác,... kết hợp với kiến thức mỹ thuật sáng tạo để thiết kế sản phẩm trên giấy. Học sinh lớp 7 có vốn kiến thức dày hơn, sử dụng máy tính thành thạo nên sẽ vận dụng phần mềm thiết kế Geometer’s Sketchpad (GSP) để sáng tạo các biểu tượng đơn giản. 

Sau khi hoàn thành sản phẩm, học sinh sẽ thuyết trình ý nghĩa biểu tượng, giải thích lý do phối màu, phối hình…trước cả lớp.

 

Học sinh lớp 6 sẽ thực hiện dự án trên giấy.

Sản phẩm sáng tạo logo mới cho FPT School của học sinh lớp 7. 

Học sinh lớp 7 sử dụng phần mềm thiết kế logo hoàn chỉnh theo ý tưởng của riêng mình.

Nhờ phương pháp học tập trải nghiệm môn toán THCS này mà những kiến thức trừu tượng trong môn toán như tập hợp điểm, hàm số, phương trình đường tròn, vector,... dần trở nên gần gũi và thực tế hơn với học sinh. Các em dễ dàng hiểu bài, làm tốt các bài tập trong SGK và bài thực hành thực tế. Khả năng áp dụng kiến thức của học sinh cũng tốt hơn thông qua việc các em biết tự thiết kế nên mẫu logo từ những bài toán đã học.

Tiếp cận với các ứng dụng của toán học trong hoạt động đời sống như thiết kế logo giúp học sinh cảm thấy toán học không xa lạ, hiểu rõ hơn học toán để làm gì. Qua đó, giáo viên có thể truyền thêm cho học sinh cảm hứng học tập môn toán. Đồng thời, dự án Thiết kế logo còn là cơ hội để học sinh phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, năng khiếu hội họa của mình. 

Không chỉ tại THCS FPT, phương pháp học trải nghiệm toán học đang từng bước được triển khai rộng rãi tại nhiều trường học. Mỗi chủ đề được thiết kế chi tiết, cụ thể theo từng bước giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình. Để tìm hiểu thêm về phương pháp học tập trải nghiệm môn toán THCS, bạn có thể truy cập tại đây.

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

8089

Nhân vật