Trải nghiệm FPT Edu

TOP 4 hoạt động ngoại khóa văn học SÁNG TẠO

22/03/2021
seo
8435

Để môn ngữ văn trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ thu hút học sinh hơn, nhiều hoạt động ngoại khóa văn học đã được giáo viên tích hợp vào chương trình giảng dạy. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số hoạt động phổ biến, nổi bật nhất.

Xem thêm:

1. Hoạt động ngoại khóa văn học là gì?

Hoạt động ngoại khóa văn học là những hoạt động bổ trợ, nằm ngoài chương trình chính khóa. Chúng được tích hợp vào giờ học chính thức trên lớp, thường nhằm mục đích thực tế hóa kiến thức, khiến môn học trở nên hấp dẫn, sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Nhiều trường học tổ chức hoạt động ngoại khóa môn văn học cho học sinh. 

Những hoạt động ngoại khóa văn học phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay có thể kể đến là như: đóng kịch dựa trên cốt truyện văn học, trình diễn thời trang, sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật từ tác phẩm gốc, 3D hóa các câu chuyện văn học...

2. Lợi ích của hoạt động ngoại khóa văn học

Đối với người học, các hoạt động ngoại khóa giúp môn ngữ văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Học sinh hào hứng, có động lực học tập tốt hơn, từ đó tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoạt động đó còn giúp các em trở nên sáng tạo, chủ động, rèn luyện thêm được một số kỹ năng như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp và kết nối xã hội…

Hoạt động ngoại khóa giúp kiến thức môn ngữ văn trở nên sinh động, gần gũi, tạo hứng thú cho người học. 

Đối với giáo viên  nghiên cứu, phát triển hoạt động ngoại khóa trong môn văn học là cách để thầy cô giáo tự làm mới giáo án giảng dạy của mình. Qua đó, cách thức truyền đạt kiến thức của giáo viên trở nên mới mẻ, hấp dẫn học trò hơn. Các thầy cô cũng có cơ hội rèn luyện thêm nhiều kỹ năng trong quá trình tự nghiên cứu như óc phân tích, sáng tạo, gắn kết văn học với thực tế đời sống.

Việc triển khai hoạt động ngoại khóa giúp kiến thức môn ngữ văn dễ đi vào tâm trí người học, dần xóa bỏ được định kiến rằng văn học là môn đơn điệu, nhàm chán. Nhờ vậy, môn học này dần trở nên gần gũi và thiết thực với học sinh hơn.

3.Các hoạt động ngoại khóa văn học được học sinh yêu thích

3.1.Trình diễn thời trang tái hiện nhân vật văn học

Với hoạt động này, học sinh sẽ dựa vào những mô tả về ngoại hình, tính cách nhân vật văn học để mô phỏng lại, tái hiện trên sân khấu. Hoạt động này bao gồm thiết kế trang phục nhân vật, viết lời tựa giới thiệu về nhân vật gắn liền với tác phẩm văn học, trình diễn thời trang trên sân khấu và thuyết trình về nhân vật mình tái hiện.

Các bộ sưu tập thời trang thường lấy chất liệu từ giấy báo cũ, cỏ cây... thân thiện với môi trường, do các em tự sáng tạo. Khi trình diễn, học sinh cố gắng tạo được hình ảnh sát với thần thái, tính cách... đặc trưng của nhân vật văn học.

Khi trình diễn thời trang tái hiện văn học, học sinh cố gắng tạo được hình ảnh gần giống về thần thái, tính cách... đặc trưng của nhân vật văn học.

Các nhân vật văn học thường được chọn để học sinh tái hiện là Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Châu, Vua An Dương Vương, Tấm Cám...

Trình diễn thời trang tái hiện nhân vật văn học là hoạt động ngoại khóa văn học thú vị, được đầu tư về mặt hình thức. Hoạt động này nên được triển khai dưới hình thức cuộc thi giữa các nhóm, các lớp. Ngoài tổ chức trong nội bộ tiết học, buổi trình diễn còn có thể được tích hợp với hoạt động sinh hoạt tập thể hoặc chào cờ hàng tuần, hàng tháng.

3.2  Cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn học

Học sinh cùng lớp hoặc cùng khối, trường sẽ tham gia cuộc thi kiến thức văn học. Hình thức tương tự game show truyền hình. Các câu hỏi được ban tổ chức đưa ra, đội nào trả lời đúng nhiều câu hơn sẽ giành chiến thắng.

Để tổ chức một cuộc thi tìm hiểu kiến thức môn văn, cần có các bước như chọn một sáng tác văn học, xây dựng ngân hàng câu hỏi dựa trên nội dung tác phẩm đó và chọn đội thi, tổ chức cuộc thi.

Cuộc thi kiến thức văn học là hoạt động ngoại khóa văn học thú vị, hấp dẫn học sinh. 

Các sáng tác văn học được chọn đưa vào câu hỏi thường là những tác phẩm phổ biến như Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Sự tích bánh chưng bánh dày, Chí Phèo, Chiếc lược ngà, Lão Hạc, truyện Kiều…

Đây là hoạt động thú vị và có độ tích hợp kiến thức cao, phù hợp với quy mô lớp học và quy mô trường. Cuộc thi sẽ trở nên quen thuộc và được học sinh chờ đón hơn nếu thường xuyên được tổ chức theo tuần hoặc tháng.

3.3  Sân khấu hóa các tác phẩm văn học

Sân khấu hóa tác phẩm văn học là hình thức dàn dựng lại một bài thơ, câu chuyện thành một vở kịch, một tiết mục ca nhạc, tiết mục múa... Học sinh có thể chọn sân khấu hóa toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ một đoạn đặc sắc nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc  của hoạt động ngoại khóa văn học khi thực hiện là cần giữ gìn đặc trưng nguyên gốc của tác phẩm và nhân vật, không có những biến tướng lệch lạc.

Một tiết học văn thông qua sân khấu hóa văn học dân gian. 

Để có thể sân khấu hóa một tác phẩm, khâu quan trọng nhất là lên kịch bản chuyển thể. Kịch bản cần giữ được những đặc trưng tác phẩm nhưng vẫn phải phù hợp với loại hình sẽ trình diễn, đồng thời, cần thêm thắt một số yếu tố hấp dẫn người xem. Sau đó, học sinh đóng vai trò diễn viên, tập luyện theo kịch bản đến khi nhuần nhuyễn để trình diễn.

Các tác phẩm văn học từng được học sinh nhiều trường chọn sân khấu hóa là Thầy bói xem voi, Chí Phèo, Tây Tiến… Đây là những tác phẩm có nhiều nhân vật với cá tính độc đáo, chứa đựng nhiều tình tiết có ý nghĩa và giá trị văn học, lịch sử. Điều này khiến học sinh hào hứng hơn khi thực hiện hoạt động sân khấu hóa.

Sân khấu hóa tác phẩm văn học là hoạt động ngoại khóa văn học khá phức tạp, có thể được tổ chức theo quy mô lớp hay trường. Nếu có hội diễn quy tụ nhiều tác phẩm được sân khấu hóa thì sẽ rất thu hút học sinh.

4. Trải nghiệm hoạt động ngoại khóa môn văn ở FPT Edu

Học sinh thuộc FPT Edu được tiếp cận với nhiều hoạt động ngoại khóa văn học hấp dẫn. Nhờ đó, các em hiểu thêm về tác phẩm, về nhân vật văn học, thêm trân trọng và khao khát khám phá kho tàng văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Học sinh THPT FPT đóng kịch tái hiện một tác phẩm văn học Việt Nam. 

Mỗi khối lớp ở FPT Edu triển khai những hoạt động ngoại khóa văn học khác nhau, phù hợp với chương trình học, năng lực tiếp nhận và tư duy lứa tuổi.

KHỐI THCS

Học sinh lớp 6, Trường Tiểu học – THCS FPT Cầu Giấy (thuộc FPT Edu) được tham gia dự án liên môn Ngữ văn, Âm nhạc, Lịch sử. Nội dung buổi học lồng ghép giữa các kiến thức bộ môn với hoạt động ngoại khóa văn học với chuyến đi dã ngoại tại di tích lịch sử và sân khấu hóa tác phẩm văn học.

Địa điểm dã ngoại được chọn là Di tích lịch sử Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). Hoạt động sân khấu hóa tác phẩm truyền thuyết Thánh Gióng được tổ chức trong khuôn khổ chuyến tham quan.

Học sinh Tiểu học - THCS FPT (thuộc FPT Edu) đóng kịch truyền thuyết Thánh Gióng.

Học sinh FPT Edu đã phân đoạn nhỏ theo diễn biến của cốt truyện truyền thuyết Thánh Gióng và cùng nhau thực hiện phần sân khấu hóa tác phẩm. Phân đoạn “Sự ra đời” do lớp 6A6 thể hiện, Giặc Ân (6A2), Nước mắt dân lành (6A4), Vua hùng bàn chuyện đánh giặc Ân (6A1), Hành trình lớn lên (6A7), Ra trận (6A3), Về trời (6A5) và phân đoạn “Tưởng nhớ” do lớp 6A8 trình bày.

Thông qua hoạt động này, các em được tham quan, tìm hiểu kiến thức lịch sử của di tích, cảm nhận niềm tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc một cách thực tế thay vì qua sách vở.

Học sinh trải nghiệm môn văn theo một cách mới, hấp dẫn và dễ hiểu hơn.

Tác phẩm văn học Thánh Gióng cũng trở nên sinh động, hấp dẫn qua việc sân khấu hóa. Trực tiếp tham gia thể hiện, học sinh có cơ hội lĩnh hội kiến thức văn học một cách tự nhiên, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc được cài cắm trong tác phẩm.

KHỐI THPT

Sách 3D

Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn Xã hội” của THPT FPT (thuộc FPT Edu) đưa tác phẩm Người lái đò sông Đà thành sách 3D. Những câu chữ nổi tiếng của Nguyễn Tuân về sông Đà được tái hiện bằng hình ảnh, âm thanh sống động. Học sinh còn được tham gia trải nghiệm game nhập vai lái đò trên sông Đà.

Sách 3D là một hình thức truyền tải kiến thức văn học mới lạ. 

Sách 3D của học sinh THPT FPT còn cho phép các bạn dùng điện thoại thông minh quét mã QR để truy cập thông tin tác giả, tác phẩm. Thông qua hoạt động ngoại khóa văn học này, các kiến thức văn học cũng được tổng hợp lại dưới dạng slide, bảng biểu dễ học, dễ nhớ.

Cảm thụ văn học

Học sinh FPT Edu được thay đổi không gian học văn trong khuôn viên nhà trường. 

Do có campus tràn ngập không gian thiên nhiên xanh mát, nhiều giờ học văn của học sinh FPT Edu trở thành giờ dã ngoại cảm thụ văn học. Thầy cô giáo sẽ chọn một tác phẩm có miêu tả thiên nhiên để tổ chức lớp học ngoài trời. Học sinh được chia nhóm tìm hiểu tác phẩm, thuyết trình, phản biện.

Sân khấu hóa

Hàng năm, học sinh THPT FPT sẽ có gala ngoại khóa văn học. Đây là ngày hội sân khấu hóa các tác phẩm văn học một cách sáng tạo, kết hợp nội dung truyền thống với âm nhạc, điệu múa, kịch đậm chất hiện đại.

Các tiết mục trong buổi gala thường rất phong phú, chẳng hạn như rap với múa đương đại, kết hợp các câu chuyện cổ tích lại với nhau, thể hiện quan điểm mới về tác phẩm văn học...

 

Hình thức sân khấu hóa cũng được sử dụng để làm mới môn văn trong trường học trải nghiệm FPT Edu.

Các hoạt động ngoại khóa môn văn kể trên giúp học sinh các cấp thuộc FPT Edu tiếp cận kiến thức văn học tự nhiên và hiệu quả hơn. Các em sẽ có thêm cảm hứng, động lực, niềm vui khi được học văn mỗi ngày.

Ngoài ra, các em còn có dịp cảm nhận cả những triết lý, tinh thần được gửi gắm qua tác phẩm. Đây là điều khó có thể đạt được nếu chỉ học theo cách thức truyền thống.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học là cách làm sáng tạo, hiệu quả trong đào tạo ở FPT Edu. Để tìm hiểu thêm thông tin về FPT Edu – trường học trải nghiệm, học sinh, sinh viên có thể tham khảo tại đây.

(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)

8435

Nhân vật