Trải nghiệm FPT Edu

Chìa khóa “vàng” để trải nghiệm thi khởi nghiệp HSSV thành công 2022

04/07/2022
seo2022
5409

Trải nghiệm thi khởi nghiệp là cơ hội lý tưởng để các bạn trẻ hiện thực hóa giấc mơ, quảng bá ý tưởng kinh doanh. Vậy làm thế nào để có những trải nghiệm các cuộc thi về khởi nghiệp hssv tuyệt vời? Tham khảo một số kinh nghiệm và lời khuyên để có chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi nhé!

1. Thực hiện nghiên cứu dự án khởi nghiệp

Thực hiện nghiên cứu là công việc tìm hiểu về cuộc thi, lĩnh vực, thị trường và các dự án của người đi trước... Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình dự thi khởi nghiệp, và cũng là một trong những bước trải nghiệm các cuộc thi về khởi nghiệp hssv đầu tiên đem đến kiến thức tổng quát về dự án khởi nghiệp cho các bạn trẻ.

Đặc biệt, một quy trình nghiên cứu tốt còn cần chú trọng việc xem xét nghiên cứu các dự án đã giành được tài trợ trước đây (tạm gọi là dự án mẫu). Thông qua việc tìm hiểu, người trẻ có thể tìm thấy những điểm chung, điểm khác biệt, độc đáo giữa dự án mẫu và dự án mà bản thân đang triển khai. 

Thực hiện nghiên cứu là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình dự thi khởi nghiệp
Thực hiện nghiên cứu là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình dự thi trải nghiệm thi khởi nghiệp

Từ những so sánh đó đó, thí sinh có thể học hỏi những ưu điểm, và rút ra kinh nghiệm từ những nhược điểm của người đi trước, để phát huy thế mạnh và giảm thiểu rủi ro trong dự án của mình.

Ví dụ, xét những điều trên trong dự án lá chuối Việt thay thế hộp xốp, túi nilon, mang tên "Vibale - Nâng cao giá trị lá chuối Việt" đã chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp “Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo", có thể nhận thấy những ưu điểm dẫn đến chiến thắng của dự án:

Mục tiêu: Dự án hướng đến giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường đang được xã hội cực kỳ quan tâm

Sản phẩm của dự án: Sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, rẻ, dễ tìm kiếm

Ưu điểm sản phẩm: 

  • Dễ dàng phân hủy, giảm thải rác thải ra môi trường, tăng sinh kế cho người nông dân. 
  • Sản phẩm được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao, có ưu điểm vẫn giữ nguyên màu sắc của lá chuối, đẹp mắt sau ép khô
  • Sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhưng nhưng có thể thời hạn sử dụng dài, bảo quản được trong 12 tháng

Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu giúp các bạn trẻ có thể định hướng tốt dự án ngay từ đầu, tìm được những đề tài hay, nhận được sự đồng tình và quan tâm của xã hội. Đồng thời đây cũng là cách tránh những đầu tư lãng phí hoặc làm sai yêu cầu của Ban tổ chức, không phù hợp với tiêu chí cuộc thi, điều kiện kinh tế thị trường… Điều này giúp nâng cao khả năng chiến thắng trong tất cả các cuộc thi, đặc biệt là các cuộc thi khởi nghiệp.

2. Xây dựng ý tưởng cuộc thi khởi nghiệp chặt chẽ

Xây dựng ý tưởng là bước định hình đầu tiên cho dự án của bạn. Không thể phủ nhận một ý tưởng chặt chẽ sẽ là “xương sống” nâng đỡ một dự án vững chãi. Thậm chí đôi khi, ý tưởng dự án cũng sẽ là điểm sáng thuyết phục ban giám khảo quyết định đầu tư vào dự án của bạn.

Thông thường, quá trình xây dựng ý tưởng sẽ trải qua nhiều giai đoạn, kể từ khi có ý tưởng thô sơ tới khi thực sự hoàn thiện. Nhưng về cơ bản, để bắt đầu xây dựng ý tưởng, người trẻ có thể suy nghĩ về động lực, mục đích khởi nghiệp của bản thân, phác thảo ra các ý tưởng liên quan.

Sau đó, thí sinh cần cân nhắc và lựa chọn một ý tưởng duy nhất để triển khai. Cần lưu ý, ý tưởng cần sự chặt chẽ để xuyên suốt dự án, tránh thay đổi giữa chừng, gây lãng phí thời gian và nguồn lực. Do vậy, bên cạnh việc tìm một ý tưởng hay, còn cần dành thời gian đầu tư một ý tưởng tốt.

Trong thời gian này, bạn có thể thấy rất áp lực, có lúc còn đi vào ngõ cụt, đây là trải nghiêm thi khởi nghiệp hầu hết mà các học sinh - sinh viên nào tham dự cũng gặp phải. Đừng quá lo lắng, mỗi lúc thế này hãy quay về những vấn đề cơ bản để tìm ra hướng giải quyết. 

Một ý tưởng chặt chẽ sẽ là “xương sống” nâng đỡ một dự án vững chãi. Thậm chí đôi khi, ý tưởng dự án cũng sẽ là điểm sáng thuyết phục ban giám khảo quyết định đầu tư vào dự án của bạn.
Một ý tưởng chặt chẽ sẽ là “xương sống” nâng đỡ một dự án vững chãi. Thậm chí đôi khi, ý tưởng dự án cũng sẽ là điểm sáng thuyết phục ban giám khảo quyết định đầu tư vào dự án của bạn.

Một số tiêu chí để đánh giá một ý tưởng tốt và chặt chẽ bao gồm:

  • Tính khả thi: Ý tưởng đó có thể thực hiện được không? Có phù hợp với môi trường, xã hội, đặc điểm dân cư… vào thời điểm này không?
  • Tính hữu dụng: Sản phẩm của ý tưởng đó đem lại lợi ích gì cho người dùng, công chúng, xã hội, nền kinh tế?
  • Tính hấp dẫn: Ý tưởng này đã đủ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và công chúng chưa?
  • Chi phí triển khai: Ngân sách dành để triển khai ý tưởng là bao nhiêu? Chi cho những hạng mục nào? Có nằm trong khả năng của bản thân hay không? Có xứng đáng với lợi nhuận/ lợi ích mà dự án mang lại hay không?
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận sau khi triển khai ý tưởng này đến từ đâu? So sánh với vốn đầu tư và công sức triển khai dự án.
  • Khả năng quảng bá: Ý tưởng của dự án này có những đặc điểm nào có thể sử dụng để quảng bá và thu hút công chúng? Có thể sử dụng những yếu tố trong dự án để đẩy mạnh truyền thông? 

Bên cạnh những tiêu chí đó, khi xây dựng ý tưởng, thí sinh cũng cần xác định mục tiêu cụ thể, tránh những mục tiêu chung chung, quá mơ hồ gây khó khăn cho việc triển khai. Thí sinh cũng có thể xác định mục tiêu tốt hơn thông qua các câu hỏi như:

  • Mục đích của dự án là gì?
  • Dự án phát triển qua các giai đoạn như thế nào?
  • Nhà sáng lập cần đầu tư, lưu ý đến yếu tố nào trong từng giai đoạn? 
Đặt câu hỏi và trả lời để xác định rõ mục tiêu
Đặt câu hỏi và trả lời để xác định rõ mục tiêu góp phần bạn có thêm những trải nghiệm các cuộc thi về khởi nghiệp hssv thật ý nghĩa sau này

3. Thử nghiệm sản phẩm khởi nghiệp nếu có

Nếu dự án có tạo ra sản phẩm, thì việc làm sản phẩm thử nghiệm và thử nghiệm sản phẩm cũng là một bước vô cùng quan trọng. Quá trình thử nghiệm cần có những đánh giá khách quan, uy tín về những đặc điểm quan trọng của sản phẩm, như chất lượng, độ bền, độ an toàn, khả năng chịu va đập, khả năng – giới hạn hoạt động…

Ví dụ như, nếu ý tưởng là sản xuất hộp đựng đồ ăn từ chất liệu thân thiện với môi trường, thì cần nghiên cứu, kiểm định một số yếu tố như: Khả năng chịu nước, độ bền, màu sắc, tính an toàn của chất liệu…

Thông thường, quá trình thử nghiệm sản phẩm sẽ tốn kém chi phí và cần có một khoản kinh phí để triển khai trước khi chính thức nhận được đầu tư. Do vậy, thí sinh cũng cần lưu ý tới ngân sách trước khi đưa hiện thực hóa ý tưởng.

Chuẩn bị chi phí để thực hiện ý tưởng
Chuẩn bị chi phí để thực hiện ý tưởng là điều cần thiết để bạn tham gia trải nghiệm các cuộc thi về khởi nghiệp hssv

Trong trường hợp, không thể tìm được kinh phí, thí sinh cũng có thể tham khảo quyết định số 1665/QÐ-TTg về hỗ trợ HSSV khởi nghiệp của Chính phủ. 

4. Chuẩn bị bài thuyết trình cho dự án

Chuẩn bị bài thuyết trình chính là quá trình chuẩn bị trước khi giới thiệu dự án của mình tới đông đảo công chúng. Một phần giới thiệu tốt sẽ giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa của dự án, tăng khả năng thành công của dự án trong tương lai.

Để chuẩn bị một bài giới thiệu tốt, thí sinh cần lưu ý tới một số tiêu chí sau:

  • Bố cục rõ ràng: Tốt nhất tác giả nên chia thông tin thành các tiểu mục để người nghe, người đọc hình dung một cách tổng quát và rõ ràng về dự án.
  • Giới thiệu đủ ý nhưng ngắn gọn: Nhà đầu tư và công chúng không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn nếu bài giới thiệu quá lan man và dài dòng. Bởi vậy, một bài giới thiệu đủ ý, nhưng ngắn gọn là cách tiếp cận thông minh.
  • Tập trung vào điểm nổi bật/khác biệt/ưu điểm của dự án: Nếu được, hãy cố gắng nhấn mạnh hoặc dành nhiều thời gian hơn cho các điểm sáng của dự án để gây được ấn tượng.
  • Minh họa phù hợp với đặc điểm của dự án, sản phẩm: Một phần giới thiệu với thiết kế thể hiện được đặc trưng của dự án, sản phẩm sẽ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ.
Chuẩn bị thuyết trình sẽ giúp thí sinh thể hiện tốt nhất trước mặt ban giám khảo
Chuẩn bị thuyết trình sẽ giúp thí sinh thể hiện tốt nhất trước mặt ban giám khảo

Trong trường hợp, phần giới thiệu có sử dụng hình ảnh/ video minh họa, tác giả cần chú ý đến một số tiêu chí sau:

  • Sự phù hợp: Hình ảnh đó có phù hợp với dự án và sản phẩm không? Có gây phản cảm hoặc tác động tiêu cực đến phần giới thiệu không?
  • Bản quyền hình ảnh: Bạn có được phép sử dụng hình ảnh/video minh họa đó không? Sản phẩm trong hình ảnh/video (nếu có) có chính xác là sản phẩm của bạn không?
  • Yếu tố thẩm mỹ: Sản phẩm xuất hiện trong hình ảnh, video có tạo thiện cảm không? Có thúc đẩy hành vi mua hàng, mong muốn sở hữu, chiêm ngưỡng sản phẩm không?

Như vậy, nếu có điều kiện, thí sinh nên đầu tư sản xuất riêng một bộ hình ảnh, video phục vụ việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm để đảm bảo tất cả các yếu tố trên.

Sau khi hoàn thiện các slide/sản phẩm giới thiệu, tác giả nên dành thời gian tập thuyết trình, giới thiệu và nói về sản phẩm. Một số phương pháp luyện tập hữu ích có thể kể đến như: tập nói trước gương, nói trước bạn bè, nói trước máy quay và xem lại sau đó để có thể tự rút kinh nghiệm, cần sửa gì, thêm gì hoặc rút bớt điều gì để truyền tải nội dung tốt hơn.

Bên cạnh đó, tác giả dự án cũng nên dự phòng trước những câu hỏi có thể có và chuẩn bị trước câu trả lời trong quá trình thuyết trình. Các câu hỏi đó thường liên quan đến sản phẩm, tính khả thi, phương án triển khai, lợi nhuận và dự định tương lai…

5. Thu nhận phản hồi và cải thiện dự án

Để hoàn thiện dự án, tác giả cần thu thập trải nghiệm người dùng, phản hồi và liên tục sửa đổi và cải thiện, cải tiến bài thi. 

Nên lưu ý rằng, các dự án chưa đăng ký bản quyền tác giả cần được giữ bí mật để đảm bảo không bị sao chép trước khi dự thi khởi nghiệp. Do vậy, các thí sinh chỉ nên chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc những người khác với thỏa thuận ràng buộc về tính bảo mật để thu thập ý kiến phản hồi.

Khảo sát về trải nghiệm sử dụng sản phẩm là một cách tiếp nhận phản hồi
Khảo sát về trải nghiệm sử dụng sản phẩm là một cách tiếp nhận phản hồi

Tất nhiên, trong quá trình thử nghiệm, sản phẩm và dự án có thể cũng sẽ nhận được những ý kiến trái chiều. Khi đó, cần xem xét lại các yếu tố đó một cách khách quan, kỹ lưỡng để kịp sửa đổi nếu cần thiết, hoặc tìm cách phản biện, trả lời nếu sản phẩm không có vấn đề. 

Thí sinh cũng nên tham khảo các phần dự thi từ các năm trước có chung khối ngành để tham khảo cách trả lời, phản biện sao cho rõ ràng mà vẫn khéo léo.

Bên cạnh đó, thí sinh cũng nên nhờ sự tham vấn trực tiếp từ những người đã từng tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, những người có chuyên môn… để tìm thấy những ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm, dự án trước khi trực tiếp đưa sản phẩm đi dự thi. 

Một tin mừng là hiện nay, ngày càng có nhiều trường học quan tâm tới khởi nghiệp và các dự án khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, những cuộc thi khởi nghiệp ngay trong nhà trường cũng lần lượt xuất hiện, tạo điều kiện cho các em luyện tập và được tư vấn trước khi bước vào các cuộc chơi lớn.

Một trong số đó phải kể đến FPT Edu Biz Talent – cuộc thi về kinh doanh dành cho HSSV FPT Edu trên toàn quốc. Đây là sân chơi nhằm tìm kiếm những ý tưởng, những mô hình khởi nghiệp hướng đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Sinh viên tranh tài tại cuộc thi bằng cách trình bày ý tưởng của mình và từng bước hiện thực hóa ý tưởng đó qua cá bản đề án kinh doanh thực tế dưới sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia.

Trong quá trình thi đấu, sinh viên sẽ có cơ hội gặp gỡ và trực tiếp thương thuyết với các doanh nhân, các nhà đầu tư, cũng như tham gia các chương trình huấn luyện kỹ năng được thiết kế riêng cho mình, đây là một trong những trải nghiệm thi khởi nghiệp rất được các bạn học sinh - sinh viên mong đợi hàng năm. 

Xem thêm: 

6. Đăng ký cuộc thi khởi nghiệp 

Đăng ký thi khởi nghiệp là quá trình ghi danh đầu tiên cho dự án của bạn trong cuộc thi khởi nghiệp. Chính bởi vậy, bạn cần chắc chắn rằng mọi thông tin bạn cung cấp cần chính xác tuyệt đối để nhận được những đánh giá chính xác.

Một số lưu ý khi đăng ký dự thi:

  • Làm đầy đủ các bước đăng ký theo yêu cầu từ Ban tổ chức cuộc thi
  • Xác minh các thông tin bản thân đang tiếp cận là thông tin chính thống, tránh sai sót trong quá trình đăng ký, hoặc lộ thông tin về sản phẩm
  • Nếu có thắc mắc, cần liên hệ trực tiếp theo đầu mối mà ban tổ chức cung cấp để làm rõ, tránh mất thời gian hoặc làm sai yêu cầu dẫn đến không đủ điều kiện dự thi
  • Nên đăng ký trước thời hạn khoảng 3 – 7 ngày để có thể chỉnh sửa, hoặc đăng ký lại nếu cần
Đăng ký hồ sơ thi khởi nghiệp 
Đăng ký hồ sơ và bắt đầu tham gia trải nghiệm thi thi khởi nghiệp thôi nào

7. Tham gia cuộc thi khởi nghiệp

Đây là bước quan trọng nhất quyết định dự án, sản phẩm của thí sinh có được đầu tư phát triển, đưa vào thực tế hay không. Tùy từng cuộc thi, thí sinh sẽ cần trình bày về sản phẩm, thuyết phục ban giám khảo, nhà đầu tư lựa chọn sản phẩm của mình hay phải có những hoạt động thử nghiệm để chứng minh hiệu quả của sản phẩm, dự án.

Thể hiện phong độ tốt nhất trước mặt Ban giám khảo sẽ tăng khả năng chiến thắng của thí sinh
Thể hiện phong độ tốt nhất trước mặt Ban giám khảo sẽ tăng khả năng chiến thắng của thí sinh

Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các cuộc thi khởi nghiệp là thử thách bản lĩnh của thí sinh. Ý tưởng đã xuất sắc nhưng liệu tác giả có kiên trì với dự án không, có sẵn sàng đối mặt với thử thách không, có đủ kiến thức và kỹ năng điều hành dự án không và có đủ bản lĩnh giải quyết những tình huống phát sinh hay không?…

Do vậy, có một ý tưởng dự án tốt chưa đủ, người trẻ còn cần trau dồi tri thức, kỹ năng để đảm bảo rằng có thể chiến thắng và hiện thực hóa dự án bằng chính khả năng của mình, đồng thời có những trải nghiệm các cuộc thi về khởi nghiệp hssv tuyệt vời trong quá trình dự thi.

Đến đây, FPT Edu tin rằng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt để có trải nghiệm thi khởi nghiệp thành công. Bạn có thể xem thêm các trải nghiệm học tập, hoạt động khác dành cho học sinh, sinh viên tại đây

Ảnh: Internet

5409

Nhân vật