Trường học trải nghiệm

Khi nào nên bắt đầu học tập qua trải nghiệm?

24/03/2021
Nguyễn Huệ Anh
441

Trong quãng thời gian đến trường, học sinh sẽ được học tập qua trải nghiệm một cách theo từng độ tuổi với các nhóm hoạt động phong phú để tích lũy kiến thức, kỹ năng vượt qua thử thách.

Khi nào nên bắt đầu học tập qua trải nghiệm hoạt động ngoại khóa?

Học tập qua trải nghiệm hoạt động ngoại khóa nên được bắt đầu từ bậcTiểu học và phát triển mạnh mẽ lên các cấp với các hình thức như cuộc thi, sự kiện, câu lạc bộ hay sinh hoạt tập thể. Ở mỗi độ tuổi, nhà trường sẽ xây dựng khung chương trình phù hợp với thể chất và nhu cầu thực tế của người học. 

Chẳng hạn tại trường TH&THCS FPT, các bạn học sinh cấp 1 có cơ hội thể hiện tài trí, tư duy linh hoạt trong chương trình Trạng Nguyên Nhí hay thể hiện khả năng hát hợp xướng bằng tiếng Anh qua chương trình Hòa Ca Nhí. Đối với học sinh các trường phổ thông, prom ca nhạc hay các sự kiện như đêm hội Giáng sinh, Halloween là nơi để các bạn trổ tài hóa trang theo chủ đề và cùng nhau tạo nên các tiết mục nhảy hiện đại, nhạc kịch độc đáo.

Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ bản thân cũng như trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng mới

Qua đó, học sinh, sinh viên tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, nâng cao trải nghiệm cuộc sống và thực hành những kỹ năng mềm cần thiết. Đồng thời, hoạt động ngoại khóa còn khắc họa nổi bật tính năng động và sáng tạo của người học.

Khi nào nên bắt đầu học tập qua trải nghiệm nâng cao kỹ năng mềm?

Càng sớm tích lũy nhiều kỹ năng từ thời học sinh, bạn càng dễ dàng thích ứng với xã hội khi rời khỏi ghế nhà trường. Có thể kể tới học sinh Tiểu học - THCS FPT được giáo dục những kỹ năng hành xử tích cực, biết cách điều chỉnh hành vi, làm chủ bản thân. Còn với học sinh khối THCS, nhà trường sẽ tích hợp nội dung kỹ năng sống như kỹ năng tự phục vụ, tự học, giáo dục giới tính vào chương trình môn Giáo dục công dân, Khoa học...

Kỹ năng mềm sẽ giúp quá trình tiếp thu và thực hành kiến thức của học sinh, sinh viên diễn ra hiệu quả

Ngọc Anh – SV ĐH Thương mại, Hà Nội chia sẻ: “Tại chương trình ngoại khóa rèn luyện kỹ năng mềm, mình học được các kỹ năng hòa giải, thương thuyết và giải quyết mâu thuẫn trong học đường. Bên cạnh đó, tham gia hội sinh viên cũng là cách để mình thực hành kỹ năng lãnh đạo, tổ chức sự kiện và rèn kỹ năng thương thảo với nhà trường trong vai trò là đại diện cho tập thể học sinh”.

Khi nào nên bắt đầu học tập qua trải nghiệm hướng nghiệp?

Tại trường học trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp nên được diễn ra từ lớp cuối cấp THCS hoặc đầu cấp THPTdưới nhiều hình thức. Học sinh có thể tham gia workshop để xác định năng lực, tính cách, sở thích và được chuyên gia tư vấn về định hướng nghề nghiệp phù hợp. Các hoạt động trải nghiệm như tham gia câu lạc bộ, cuộc thi nghệ thuật, khoa học, công nghệ, tham quan doanh nghiệp… cũng là cách để học sinh nhận ra mình phù hợp với ngành nghề nào, vị trí công việc gì và có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai

Càng sớm trải nghiệm hướng nghiệp, học sinh, sinh viên càng hiểu hơn về chính khả năng và mong muốn của mình

“3 tuần tham gia trại hè New Zealand giúp mình tự tin hơn về quyết định theo đuổi ngành Quản trị Khách sạn. Mình được thử sức ở vai trò hotel manager, học pha chế như một bartender chuyên nghiệp. Cả đoàn còn được giáo viên tại Trường Quản trị Khách sạn Thái Bình Dương dạy về marketing theo một phương pháp đầy mới mẻ, học nhưng không có ai cảm thấy căng thẳng. Bởi vậy, lên ĐH, mình quyết định chọn học ngành Quản trị khách sạn.”, Thu Nga – Cựu HS THPT FPT, SV ngành Quản trị Khách sạn ĐH FPT Hà Nội kể lại.

Khi nào nên bắt đầu học qua trải nghiệm thất bại?

Ở tuổi học trò, thất bại có thể là nhận một điểm kém, không đạt được thành tích như kỳ vọng, trượt khỏi top đầu của một cuộc thi, không trở thành thí sinh tiềm năng nhất trong chương trình… Dù mang tới những cảm xúc tiêu cực trong khoảng thời gian nhất định nhưng đó lại là một bài học quan trọng để chúng ta từng bước trưởng thành hơn nếu biết kiểm soát cảm xúc và đối mặt với thất bại.

Tại trường học trải nghiệm, học sinh Tiểu học đã được giáo dục những kỹ năng hành xử tích cực, biết cách lựa chọn hành vi, làm chủ bản thân. Lên tới bậc THCS, THPT hay ĐH, người học tiếp tục học cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, phát huy những suy nghĩ tích cực của bản thân; cách chấp nhận và đối mặt với thất bại cũng như rút ra bài học kinh nghiệm từ đó.

Thất bại là cách để học sinh, sinh viênhọc cách đứng lên, rút kinh nghiệm và không mắc lại sai lầm

Khi nào nên bắt đầu học tập qua trải nghiệm đời sống nội trú?

Bước sang tuổi 15, nhiều học sinh được gia đình gửi gắm vào môi trường nội trú để học tập và rèn luyện. Cuộc sống xa nhà đòi hỏi học sinh phải vượt qua thử thách, cám dỗ nhưng cũng là hình thức đầu tư cho tương lai thông qua việc rèn luyện sự độc lập, tổ chức cuộc sống khoa học, hình thành các kỹ năng mềm để sau này hội nhập không bỡ ngỡ.

"Những ngày đầu nhập học, mình cảm thấy khá nản vì phải xếp hàng để chờ mua cơm, thức ăn không ngon như cơm mẹ nấu hay những xích mích do phải sống chung với bạn bè đến từ nhiều nơi khác nhau. Nhưng chính những điều này sẽ giúp mình học cách giải quyết vấn đề, tôn trọng sự khác biệt của mọi người và có trách nhiệm hơn với hành vi, quyết định của mình", Minh Ngọc – HS lớp 12, THPT FPT chia sẻ.

Kỹ năng sống ở trường cấp 3 nội trú giúp học sinh biết cách nhìn nhận, đánh giá, xử lý vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau và áp dụng vào cuộc sống tốt hơn

Khi nào nên bắt đầu học qua qua trải nghiệm văn hóa, xã hội?
oạt động trải nghiệm văn hóa, xã hội được thiết kế riêng cho từng độ tuổi. Càng sớm thử sức mình, học sinh, sinh viên càng có cơ hội phát huy năng khiếu, học hỏi những kỹ năng quan trọng và tìm ra con đường phù hợp với bản thân trong tương lai.

Trịnh Lan Phương – thí sinh 2 lần “chinh chiến” tại cuộc thi Học bổng tài năng đã tích lũy cho mình những trải nghiệm đáng giá. Theo Phương, tham gia cuộc thi nghệ thuật nói riêng và các cuộc thi nói chung là cách để chúng ta thể hiện bản thân và là cầu nối đạt được ước mơ. Những mối quan hệ mà bạn kết giao sẽ giúp ích cho công việc sau này.

Các hoạt động trải nghiệm văn hóa, xã hội đa dạng tại FPT Edu

Khi nào nên bắt đầu học tập qua trải nghiệm công nghệ 4.0?

Dưới sự tác động của công nghệ 4.0,  nhiều trường học tăng cường trải nghiệm công nghệ vào các trường học nhằm sớm đào tạo một lượng lớn nguồn nhân lực công nghệ số cho xã hội. Sớm trải nghiệm các ứng dụng công nghệ ngay từ khi ở độ tuổi tiểu học là cách để học sinh, sinh viên tiếp cận tri thức khoa học hiện đại, tăng khả năng hội nhập với thế giới.

Ngay từ cấp TH – THCS, các bạn học sinh đã được tiếp cận với bộ môn Tin học – Lập trình. Đồng thời, các môn khoa học cũng được ứng dụng phương pháp STEM nhằm gia tăng trải nghiệm thực tế và niềm yêu thích nghiên cứu khoa học cho học sinh. Không ít các sản phẩm công nghệ của học sinh được đem đi tranh tài tại các cuộc thi quy mô toàn quốc đã khiến người lớn trầm trồ vì tư duy sáng tạo độc đáo của học sinh hiện nay. 

Trường TH&THCS FPT thuộc FPT Edu thành lập CLB robot cho các bạn học sinh tự tay sáng tạo nên những sản phẩm công nghệ hiện đại

Tại các trường ĐH, CĐ đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin nói riêng và các đơn vị giáo dục nói chung, hoạt động trải nghiệm công nghệ ngày càng được chú trọng. Sinh viên không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị cao cấp mà còn được cọ xát với các chuyên gia trong ngành, các bạn trẻ tài năng thông qua các cuộc thi IT, các chuyến đi trải nghiệp doanh nghiệp và thực tập tại các quốc gia có nền công nghệ phát triển mạnh mẽ. 

Đề tài “Thùng rác thông minh” và “Trường học thông minh” của SV FPT Edu tiến vào chung kết cuộc thi IoT Showcase 2019

Dự án “Website quản lý và giới thiệu mua bán bất động sản” của SV FPT Polytechnic thuộc FPT Edu được đánh giá cao bởi tính ứng dụng và cách thức xây dựng hệ sinh thái bất động sản trên nền tảng công nghệ đầy hữu ích

Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp. 

Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình. 

Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình. 

Tìm hiểu về Trường học trải nghiệm và FPT Edu tại đây.

Huệ Anh

Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

441

Nhân vật