Trường học trải nghiệm

Vì sao yếu tố trải nghiệm của học sinh, sinh viên gần đây mới được quan tâm?

19/03/2021
Ngô Ngọc Trâm
467

Tâm lý “chuộng” kiến thức hàn lâm, những hạn chế trong điều kiện cơ sở vật chất khiến một thời gian tương đối dài yếu tố trải nghiệm của học sinh, sinh viên ít được quan tâm.

 

Xem thêm:

“Chuộng” kiến thức hàn lâm

Đến trường là để học kiến thức trong sách giáo khoa, phải học giỏi để thi đỗ đại học, ra trường làm việc đúng chuyên ngành, mới là thành công của học sinh, sinh viên. Tâm lý ấy in đậm trong suy nghĩ của cả người dạy, người học và phụ huynh trong một thời gian dài. 

Suốt một thời gian dài, nhiều người quan niệm rằng đến trường chỉ để học kiến thức sách vở

Suốt thế kỷ trước, trường học truyền thống nơi thầy giảng - trò nghe, truyền thụ kiến thức hàn lâm với hơn 10 môn khoa học tự nhiên và xã hội, độ khó tăng dần theo từng cấp học là mô hình học tập gần như duy nhất ở Việt Nam. Về cơ bản, trường học truyền thống đã đào tạo được lực lượng lao động trí thức, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội trong thời điểm đó. Mô hình này cũng thể hiện nhiều ưu điểm như tính đồng bộ, hệ thống kiến thức giáo khoa bao quát, tính kỷ luật... 

Thể hiện nhiều ưu điểm, phù hợp với nhu cầu của xã hội, dễ hiểu khi trường học truyền thống “được lòng” cả học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo trong suốt thời gian dài. Trường học trải nghiệm gần như chưa được biết tới khi mô hình truyền thống vẫn giữ được giá trị của nó. Vậy nên, yếu tố trải nghiệm của người học ít được quan tâm.

Hạn chế cơ sở vật chất

Trường học truyền thống yêu cầu khá đơn giản về cơ sở vật chất: bảng đen, phấn trắng, bàn ghế... Do tình hình kinh tế xã hội, đến thập niên 90, một số trường ở các thành phố lớn nước ta mới bắt đầu có phòng máy vi tính để bàn, phòng thí nghiệm với một vài trang thiết bị cơ bản, thư viện... nhưng quy mô còn nhỏ.

Để HSSV có môi trường học tập giàu trải nghiệm, đầu tư cho cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần quan tâm. Tuy nhiên, không phải đơn vị giáo dục nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này

Trong khi, để có được trải nghiệm phong phú nhất cho học sinh, sinh viên, trường học trải nghiệm đòi hỏi cơ sở vật chất được đầu tư đúng mức. Không chỉ trong nội bộ, trường còn cần tạo lập mối liên kết với các cơ quan, tổ chức bên ngoài để tạo nên hệ sinh thái vận hành hệ thống hoạt động trải nghiệm. 

FPT Edu là một đơn vị giáo dục vận hành trường theo mô hình trường học trải nghiệm với quá trình dài đầu tư cơ sở vật chất. Đến nay, trường có các khu học xá toàn năng, phục vụ tiện ích và là nơi người học trải nghiệm, trang bị kỹ năng sống ngay tại trường. Ngoài ra, FPT Edu hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đem đến cho học sinh, sinh viên những trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm xu thế, văn hóa nước ngoài... Quá trình từ khi nhen nhóm mô hình đến lúc vận hành của FPT Edu kéo dài gần 20 năm. Với những điều kiện như thế, dù có mong muốn nhưng không phải tổ chức giáo dục nào cũng có thể đáp ứng, khiến cho yếu tố trải nghiệm của người học tại trường còn ít được quan tâm.

Bài toán thay đổi mô hình

Khoảng 10 năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế xã hội, làn sóng công nghệ thông tin làm thay đổi nhiều xu hướng học tập. Người học giờ đây có thể học được gần như mọi kiến thức qua Internet. Nếu trường học truyền thống vẫn mãi giữ mô hình thầy giảng – trò nghe bài học sách vở thì có thể mất đi vai trò “vào tay” trường học trực tuyến. Tuy nhiên, sự hạn chế tương tác người với người khi học trực tuyến lại khiến học sinh, sinh viên băn khoăn khi theo học mô hình này thời gian dài. Trường học trải nghiệm, nơi lấy người học làm trung tâm trải nghiệm giá trị kỹ năng sống dường như là mô hình có thể giải quyết bài toán này.

“Bài toán” thay đổi mô hình giáo dục sang trường học trải nghiệm là yêu cầu tất yêu mà xã hội đặt ra cho các đơn vị giáo dục

Tại trường học trải nghiệm, người học vẫn được tiếp thu kiến thức khoa học cơ bản Ngoài ra, học sinh, sinh viên đẩy mạnh tiếp cận với một hệ thống các nhóm hoạt động làm giàu trải nghiệm đời sinh viên. Có thể kể đến các nhóm trải nghiệm điển hình như trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông, trải nghiệm xu thế xã hội & văn hoá tương lai, trải nghiệm kỹ năng lãnh đạo, trải nghiệm hệ thống kỹ năng thế kỷ mới, trải nghiệm thế giới đa văn hoá… Đây là điều mà cả trường học truyền thống và trực tuyến đều không làm được.

Giàu trải nghiệm ngay từ trong trường học, học sinh, sinh viên có khả năng thích ứng tốt với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhận thức bản thân và định hướng tương lai của mình rõ hơn. Như ở FPT Edu, trường học trải nghiệm kể trên, sau những năm dám tiên phong mở mô hình nội trú cho học sinh cấp 3, thuyết phục doanh nghiệp nhận sinh viên chưa tốt nghiệp vào làm việc như nhân viên chính thức, tổ chức đã có những lứa học sinh, sinh viên giàu trải nghiệm, kỹ năng sống tốt, đang học tập và làm việc ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Đến nay, thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn chủ động  tuyển dụng sinh viên FPT Edu, một phần vì kiến thức, phần quan trọng vì các bạn có kỹ năng tốt, đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội.

Vậy là, cùng với sự phát triển của xã hội, mô hình trường học trải nghiệm đã có điều kiện để phát triển. Yếu tố trải nghiệm của người học cũng được cả học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục quan tâm hơn để việc đào tạo gắn liền với thực tiễn. 

Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp. 

Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình. 

Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình. 

Tìm hiểu về Trường học trải nghiệm và FPT Edu tại đây.

Ngọc Trâm

Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

467

Nhân vật