Thầy cô, gia đình hỗ trợ HSSV trải nghiệm như thế nào?
Thầy cô, gia đình đóng vai trò hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ cùng học sinh, sinh viên trong quá trình các bạn trải nghiệm tại trường học.
Tham gia hướng dẫn trải nghiệm
Hầu hết các hoạt động trải nghiệm tại trường học hiện nay được xây dựng xoay quanh 6 nhóm trải nghiệm chính: trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông, trải nghiệm xu thế xã hội & văn hoá tương lai, trải nghiệm kỹ năng lãnh đạo, trải nghiệm hệ thống kỹ năng thế kỷ mới, trải nghiệm thế giới đa văn hoá… Các nhóm này có thể triển khai thành nhiều hoạt động khác nhau, tùy theo điều kiện thực tế từng trường, thậm chí có thể cá nhân hóa tới từng học sinh, sinh viên.
Quá trình này gần như không có một “công thức” chung nào cho mọi mô hình trường học trải nghiệm hay cho mọi độ tuổi, đặc điểm tính cách của học sinh, sinh viên. Thầy cô giáo đóng vai trò là người xây dựng kế hoạch, sáng tạo chi tiết các chương trình trải nghiệm dựa trên sự hiểu biết về mô hình, nắm bắt tâm lý và hành vi người học. Do đó, trong quá trình học sinh, sinh viên trải nghiệm, rất cần sự hướng dẫn của thầy cô giáo để các hoạt động này thực sự phát huy hiệu quả.
“Trong mỗi chuyến trải nghiệm văn hóa nước ngoài mà mình từng tham gia, các thầy cô và cán bộ trường vừa là người cầm trịch quản lý công việc chung, vừa như người anh người chị trong gia đình lo lắng từng bữa ăn giấc ngủ, quan tâm tới suy nghĩ, tình cảm của chúng mình. Được sự hướng dẫn của thầy cô, những bỡ ngỡ lần đầu đi nước ngoài của mình không còn nữa thay vào đó là tâm lý yên tâm, sẵn sàng trải nghiệm, khám phá.” Minh Tâm (sinh viên năm 2, ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH FPT thuộc FPT Edu) chia sẻ.
Đồng hành trong quá trình trang bị kỹ năng
Mục tiêu lớn nhất của trường học trải nghiệm là trang bị bộ kỹ năng sống hữu ích cho người học trong thời đại toàn cầu hóa. Không giống kiến thức sách vở có thể học bằng nhiều hình thức, những kỹ năng này chỉ thấm thía khi học sinh, sinh viên tự mình tham gia trải nghiệm. Quá trình này có khi kéo dài nhiều năm, trải qua những giai đoạn thuận lợi hoặc khó khăn. Do đó, trải nghiệm của học sinh, sinh viên rất cần sự đồng hành của thầy cô và gia đình.
Theo sát quá trình tự trang bị kỹ năng, thầy cô và gia đình sẽ chứng kiến sự trưởng thành trong con người mỗi học sinh, sinh viên. Ngoài ra, nếu các bạn gặp khó khăn trong một giai đoạn nào đó, thầy cô và gia đình cũng có thể ngay lập tức nắm bắt để có những hành động tư vấn, hỗ trợ kịp thời bằng chính trải nghiệm đã có của bản thân.
Sự đồng hành của thầy cô và gia đình cũng có thể coi là sự ủng hộ đối với học sinh, sinh viên đang theo đuổi trường học trải nghiệm – mô hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nó khiến các bạn trẻ an tâm và thêm tin tưởng vào lựa chọn của mình. Như ở FPT Edu, một số hoạt động trải nghiệm sự đồng hành trực tiếp của thầy cô hoặc phụ huynh như giao lưu trao đổi văn hóa ở nước ngoài, tư vấn tâm lý, talkshow định hướng nghề nghiệp...
Sẻ chia những thay đổi
Giàu trài nghiệm, học sinh, sinh viên thêm thấu hiểu bản thân, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình.Từ đó, nhiều bạn thay đổi cách nhìn nhận về chính mình, định hình rõ ràng hơn về bản thân. Các bạn cũng sẽ có chính kiến của mình về những vấn đề quan trọng như định hướng nghề nghiệp, con đường tương lai, hay xác định lại sự thành công của cá nhân.
Có thể, chính kiến của học sinh, sinh viên đi ngược lại mong muốn và kỳ vọng của thầy cô, gia đình. Lúc này, cần sự sẻ chia của thầy cô và gia đình trong việc tin tưởng vào trải nghiệm của con em mình, ủng hộ những quyết định liên quan đến chọn nghề, chọn hướng phát triển, hay định nghĩa “thế nào là thành công” của chính người học.
Chị Thu Loan (45 tuổi, Hà Nội) muốn con trở thành kỹ sư sinh học nhưng với trải nghiệm và nhận thức về bản thân, con không làm theo ý bố mẹ. “Vào trường học trải nghiệm FPT Edu được hơn 3 năm, mình thấy con trưởng thành hơn trong suy nghĩ, hành động, ra vẻ rất nhiều trải nghiệm rồi. Nhưng bất ngờ, con nhận ra IT không phải thứ con đam mê. Con rẽ hướng sang thiết kế đồ họa làm mình hơi buồn một chút. Nhưng nghĩ lại, con đã đủ trải nghiệm, mình nên tin tưởng, chia sẻ nguyện vọng của con.” Chị Loan cho biết.
Nhiều phụ huynh như chị Loan, không còn tâm lý "bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy" buộc con chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của gia đình mà đã lắng nghe tâm tư, chia sẻ của con, sẵn sàng ủng hộ nếu như con muốn theo học trường học trải nghiệm. Và, FPT Edu là một trong những trường học trải nghiệm được nhiều học sinh, sinh viên, phụ huynh tin tưởng.
Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp. Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình. Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình. Tìm hiểu về Trường học trải nghiệm và FPT Edu tại đây. |
Ngọc Trâm
Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn