Trải nghiệm FPT Edu

Trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa

12/03/2021
seo
9905

Trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa là lợi ích quan trọng hỗ trợ các em trong học tập, công việc sau này. Phụ huynh và học sinh có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về lợi ích đó với top 5 trải nghiệm dưới đây. 

Xem thêm:

1. Trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa là gì?

Việc nắm rõ khái niệm của từng bộ phận cấu thành nên cụm từ “trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa” là điều cần thiết để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của cụm từ ấy.

Những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống được học sinh tiếp nhận qua các hoạt động học tập, trải nghiệm ngoại khóa. 

Trước hết, trải nghiệm là tri thức, sự thông thạo về một sự kiện, một chủ đề nào đó nhờ tham gia hoặc tiếp xúc trực tiếp. Hay nói cách khác, trải nghiệm là tri thức có được dựa trên kinh nghiệm. 

Tiếp theo, kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống. Khái niệm này còn một cách hiểu khác là khả năng tâm lý xã hội. 

Hoạt động ngoại khóa là từ dùng để chỉ các hoạt động nằm ngoài giờ học chính khóa, cung cấp cho học sinh một số kỹ năng nhất định. Đó có thể là sinh hoạt năng khiếu, vận động thể chất, chơi thể thao, hoạt động tương tác theo nhóm, CLB... 

Vậy, trải nghiệm kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa được hiểu một cách ngắn gọn là tri thức về những hành vi tích cực, khả năng ứng phó với tình huống thực tế mà học sinh có được bằng cách tham gia hoạt động ngoài giờ học chính khóa.

Xem thêm:

2. Tầm quan trọng của trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa

Trước kia, học chính khóa thường được coi là việc quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh. Nhưng giờ đây, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định rằng trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa cũng có ý nghĩa tích cực và cần thiết cho thanh thiếu niên.

Học sinh trải nghiệm hoạt động gói bánh chưng.

Học sinh có thể lĩnh hội kiến thức sách vở từ trường lớp nhưng đây không phải là cách giúp các em tích lũy kỹ năng sống. Chỉ khi tham gia hoạt động ngoài giờ học chính khóa, các em mới có được nhiều trải nghiệm thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng sống của bản thân.

Kỹ năng sống giúp học sinh có hành vi, hướng xử lý tích cực trước những thử thách trong đời sống thực tế. Khi xã hội ngày càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn, vô tình gây áp lực cho các bạn trẻ, việc có được cách ứng xử phù hợp là điều tối quan trọng. Trong một số tình huống, kỹ năng đó có thể giúp các bạn cải thiện kết quả công việc, đạt được thành công vượt mong đợi.

Ngoài ra, trải nghiệm kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa giúp học sinh thêm phần tự tin và dạn dĩ để thể hiện bản thân, hòa nhập với môi trường xung quanh. Nhờ đó, các bạn trẻ có thể mở rộng mối quan hệ xã hội, sống gắn kết hơn với cộng đồng.

3. Tổng hợp các trải nghiệm kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa

3.1 Trải nghiệm kỹ năng giao tiếp, hóa nhập qua hoạt động ngoại khóa

Giao tiếp, hòa nhập với bạn bè giúp quá trình học tập trở nên dễ dàng, vui vẻ hơn.

Với lứa tuổi học sinh, kỹ năng giao tiếp, hòa nhập chủ yếu được thể hiện trong môi trường học đường và gia đình. Đó là khả năng trò chuyện, kết nối giữa bản thân với bạn bè, người thân và khả năng tham gia, tương tác trong các hoạt động tập thể.

Ở trường học, nhờ gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô, học sinh sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. Hoạt động này cũng giúp các em bồi đắp tình cảm với mọi người xung quanh, có lợi cho việc học tập tại trường. Trong gia đình, bố mẹ cũng nên dành thời gian chia sẻ, trò chuyện với con để tăng tính kết nối giữa các thành viên. 

Học sinh có thể có được trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa thông qua từ những hoạt động đơn giản tại nhà như xem phim, đọc sách cùng bố mẹ, picnic ngoài trời cùng gia đình. Tại trường học, những hoạt động hữu ích cho trải nghiệm đó có thể kể đến là sinh hoạt lớp, tham quan, sinh hoạt phong trào Đoàn Đội, câu lạc bộ...

3.2  Trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa ứng xử tình huống trong cuộc sống

Cuộc sống hiện đại ngày càng đặt ra nhiều tình huống đòi hỏi các bạn trẻ cần có kỹ năng sống để thích nghi và vượt qua với một thái độ tích cực. Cụ thể các kỹ năng cần có là:

Kỹ năng ứng xử tránh xung đột hàng ngày

  • Lứa tuổi học sinh vô tư, đôi khi khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích nhỏ với bạn bè. Khi đó, các em cần có kỹ năng ứng xử khéo léo để không biến những mâu thuẫn nhỏ trở thành xung đột lớn. Kỹ năng này bao gồm khả năng giao tiếp, tiết chế cảm xúc, xử lý tình huống.
  • Học sinh có thể làm quen với kỹ năng ứng xử hạn chế xung đột thông qua sinh hoạt nhóm, sinh hoạt lớp, workshop về quản lý cảm xúc hay xử lý tình huống do nhà trường tổ chức. Nếu có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia tâm lý, các hoạt động đó sẽ mang ý nghĩa sâu sắc, dễ ứng dụng vào thực tế hơn.

Kỹ năng phòng vệ cơ bản để thoát khỏi sự khống chế của kẻ xấu

Nhiều đối tượng xấu thường nhắm vào học sinh - đối tượng dễ tấn công, dụ dỗ, sai khiến và tổn thương trước những ý đồ bất chính. Không ít câu chuyện đau lòng đã xảy ra trong thời gian dài mà không bị phát giác do các em chưa có đủ kỹ năng thoát khỏi sự khống chế của kẻ xấu. Kỹ năng này bao gồm sự hiểu biết về pháp luật, khả năng quản lý cảm xúc, lòng dũng cảm, kỹ năng xử lý vấn đề...

Học sinh, sinh viên được trang bị kỹ năng tự vệ khi cần thiết khi tham gia học võ. 

Học sinh có thể được trang bị và trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề giáo dục thể chất, giáo dục công dân. Ngoài ra, nhà trường cũng có thể tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm, mời cán bộ công an hoặc chuyên gia luật, chuyên gia tư tâm lý trực tiếp tư vấn cho học sinh về mẹo phòng vệ, xử lý khi gặp kẻ xấu.

Nhiều trường học chọn võ là môn giáo dục thể chất chính khóa hoặc ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. Không chỉ giúp các em rèn luyện thể chất, bộ môn này còn trang bị kỹ năng tự vệ trong những tình huống cần thiết cho các bạn.

Kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường

  • Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nhức nhối, được dư luận xã hội quan tâm. Để phòng tránh vấn nạn này, học sinh cần có kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, tự vệ, giải quyết tình huống, hiểu biết về luật pháp…
  • Các em thường được chia sẻ về kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường qua giờ sinh hoạt tập thể dưới cờ đầu tuần. Nhiều trường học đẩy mạnh hoạt động giao lưu, tọa đàm về vấn đề này hoặc tư vấn cho học sinh có nhu cầu tại phòng tư vấn tâm lý do cán bộ chuyên trách thực hiện.

3.3 Trải nghiệm kỹ năng qua hoạt động ngoại khóa tự chăm sóc bản thân

Học sinh thi gấp chăn màn - một trong những hoạt động ngoại khóa giúp rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Học sinh cấp 2-3 cần nắm được những kỹ năng cơ bản tự phục vụ bản thân như sắp xếp sách vở, trang phục, nấu ăn... Đây là kỹ năng cần thiết cho đời sống hằng ngày, đồng thời, là hành trang quan trọng để các em sống tự lập khi học đại học hoặc du học sau này.

Những tiết học thực hành nấu ăn, thực hiện các công việc cơ bản trong gia đình là hình thức trang bị kỹ năng này cho học sinh tại các trường phổ thông hiện nay. Bên cạnh đó, một số trường đã xây dựng mô hình đào tạo đặc trưng, cách triển khai mới mẻ để tạo sự hứng khởi cho học sinh khi rèn luyện và trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa này. 

Có kỹ năng chăm sóc bản thân, học sinh sẽ hòa nhập dễ dàng hơn vào môi trường tập thể như học nội trú từ cấp 3.

THPT FPT (thuộc FPT Education) đã áp dụng mô hình phổ thông nội trú đặc trưng, đặc biệt chú trọng công tác hướng dẫn học sinh tự chăm sóc, phục vụ bản thân. Các em thường xuyên được tạo điều kiện tham gia các buổi đào tạo, thực hành, giao lưu cùng thầy cô và chuyên gia tư vấn tâm lý để chia sẻ suy nghĩ, giải đáp thắc mắc.

Nhiều cuộc thi như nấu ăn khéo, cắm hoa đẹp đã được tổ chức vào ngày lễ Vu Lan, Trung thu…, thu hút học sinh các lớp thi tài. Qua đó, các em có cơ hội giao lưu, rèn luyện kỹ năng và hiểu thêm về trách nhiệm tự chăm sóc bản thân, san sẻ việc nhà với người thân trong gia đình hoặc bạn bè trong cùng ký túc xá.

3.4 Trải nghiệm kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Nhờ kỹ năng thuyết trình tốt, các bạn trẻ dễ dàng trình bày ý tưởng, thể hiện khả năng trước đám đông.

Khả năng tự tin trình bày một vấn đề gì đó trước đám đông, lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác là kỹ năng quan trọng với học sinh hiện nay. Không chỉ phục vụ cho việc học, kỹ năng thuyết trình còn là điều cần thiết khi học sinh bước vào giảng đường đại học hoặc đi làm sau này. Trong cuộc sống, thuyết trình là phương thức để người khác hiểu được suy nghĩ, mong muốn của các em.

Học sinh có thể rèn luyện và trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa này bằng việc trao đổi quan điểm, suy nghĩ với bạn bè, thầy cô hàng ngày. Một số trường học đã tổ chức các tiết sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm phát triển khả năng thuyết trình trước đám đông giữa giáo viên và học sinh. Các cuộc thi thuyết trình, hùng biện, workshop giao lưu với diễn giả nổi tiếng... cũng là hình thức được nhiều em yêu thích tham gia.

3.5 Trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa làm việc nhóm

 

Làm việc nhóm là kỹ năng có thể xây dựng và phát triển thông qua việc thường xuyên tham gia hoạt động đội nhóm, ngoại khóa tập thể.

Kỹ năng làm việc nhóm thể hiện việc hòa nhập, duy trì mối quan hệ, kết hợp cùng các thành viên khác trong nhóm hoàn thành mục tiêu đặt ra. Học sinh cần có khả năng giao tiếp, tinh thần hợp tác, làm việc chủ động cũng như phối hợp với các bạn để xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc chung.

Các tiết học yêu cầu làm việc nhóm, môn học chia nhóm để thực hành, hình thức ngồi học theo nhóm, theo tổ... tại lớp là cách để học sinh tự thực hành và rèn luyện kỹ năng này. Ngoài ra, các em cũng có thể tham gia CLB, hội nhóm học tập hoặc CLB nghệ thuật.

Độ tuổi học sinh có thể tự trang bị kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa tại trường lớp, CLB

Trải nghiệm kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa là cách làm hiệu quả, nhẹ nhàng, tạo hứng thú cho học sinh. “Bỏ túi” những kỹ năng sống này, các em có thêm kiến thức ứng xử trước những tình huống trong cuộc sống, bồi dưỡng phát triển sự tự tin, năng động, nhanh nhẹn.

Để cập nhật thông tin về những hoạt động ngoại khóa giúp thanh thiếu niên trải nghiệm kỹ năng sống, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo chương trình phát triển cá nhân tại website FPT Edu.

(Nguồn ảnh: FPT Edu)

9905

Nhân vật