Những tuýp thầy cô giáo thường gặp ở trường học trải nghiệm
- Chọn môi trường học tập nào để học sinh, sinh viên có nhiều trải nghiệm nhất?
- Những xu thế xã hội và văn hóa của tương lai có thể học được qua trải nghiệm
- Trường học trải nghiệm phù hợp với đối tượng nào?
- Những HSSV nào nên chọn trường nhiều trải nghiệm văn hóa Việt Nam, Á Đông và thế giới?
- Vì sao học sinh, sinh viên cần trải nghiệm trong thời gian đi học?
- Tiêu chí xác định trường học trải nghiệm
Trường học trải nghiệm là nơi mà bạn có thể “tìm thấy” các thầy cô có tư duy trẻ trung, thường xuyên cập nhật phương pháp giáo dục hiện đại. Điều quan trọng nhất, thầy cô luôn khuyến khích học sinh, sinh viên chủ động tích lũy trải nghiệm để có thể tự lập, trưởng thành, thích nghi trong mọi bối cảnh xã hội.
Xem thêm:
Thầy cô yêu thích các phương pháp giáo dục mới
Trên thực tế, phương pháp giáo dục truyền thống gắn liền với các bài giảng trên lớp không thể cung cấp cho người học mọi kỹ năng họ cần. Tại trường học trải nghiệm, giảng giải tri thức chỉ là một phần nhỏ trong công việc của các thầy cô giáo. Quan trọng hơn hết, họ là những người định hướng cho học sinh, sinh viên phát triển tư duy, kỹ năng thông qua hoạt động trải nghiệm diễn ra trong môi trường học đường.
50 bạn học sinh TH&THCS FPT thử sức tại cuộc thi Trạng Nguyên Nhí do kênh Truyền hình quốc gia VTV3 tổ chức
Tết Nguyên đán 2021, các bạn học sinh trường TH&THCS FPT Cầu Giấy lần đầu tiên biểu diễn hợp xướng bằng tiếng Anh trên sân khấu Đại nhạc hội thiếu nhi – Tết hòa ca nhí do kênh Truyền hình quốc gia VTV7 tổ chức. Cô giáo Vũ Phượng Châu – GV Âm nhạc Trường TH&THCS FPT Cầu Giấy cho rằng đây là dịp học sinh FPT Edu được tham gia một sân chơi có quy mô toàn quốc, rèn luyện Tiếng Anh cũng như có những trải nghiệm mới mẻ khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.
Học sinh được tham gia các sân mới để khám phá năng lực của bản thân
Thầy cô mong muốn người học tự lập, trưởng thành
Một số trường học trải nghiệm hiện nay đã triển khai mô hình nội trú để học sinh, sinh viên có điều kiện rèn tính tự lập ngay từ trong sinh hoạt hàng ngày. Trong môi trường nội trú, ở đâu có người học thì ở đó có giáo viên quản nhiệm – những người đồng hành cùng học sinh trong quá trình trang bị kỹ năng sống.
“Thầy cô giáo quản nhiệm hướng dẫn chúng mình từ những kỹ năng cơ bản như chăm sóc bản thân, thức dậy đúng giờ, vệ sinh phòng ở, đến việc sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu vi phạm nội quy. Mình từng bị phạt vì điểm danh muộn, phải dọn vệ sinh WC, khi ấy thấy ấm ức lắm nhưng giờ nghĩ lại thấy thấm thía. Thầy cô đã cho mình những bài học đầu tiên về cách sống trong một môi trường tập thể có kỷ luật.”, Minh Sơn (cựu HS THPT FPT Hà Nội) chia sẻ.
Tự lập, trưởng thành là những tiêu chí phát triển quan trọng của thế hệ gen Z
Sống xa gia đình ở độ tuổi nhiều biến động nên thầy cô quản nhiệm là những người thân thiết nhất của các bạn học sinh, sinh viênhỗ trợ các bạn tự giải quyết các vấn đề của bản thân, tự định hướng và hoạch định tương lai cho mình.
“Mình có tình yêu rất lớn với nghệ thuật nên đã tham gia CLB FPT Junior Yosakoi. Nhưng lúc đó mình bị tự ti về bản thân, sợ bị mọi người trêu đùa nên không dám tập luyện một cách công khai. Trong một lần tâm sự, thầy bảo mình là: Nếu đã quyết định theo là phải theo đến cùng, không phải lo sợ ý kiến của người khác vì cuộc sống của em chứ không phải của họ. Câu nói ấy khiến mình nhìn nhận hoàn toàn khác về bản thân, tự tin với lựa chọn của mình.”, Phan Long (SV K15 ĐH FPT Hà Nội) nói.
Tự lập và trưởng thành là điều mà học sinh, sinh viên được thực hành mỗi ngày trong trường học trải nghiệm
Thầy cô khuyến khích người học phát triển kỹ năng
Thầy cô ở trường học trải nghiệm khuyến khích học sinh, sinh viên trải nghiệm các nhóm hoạt động: trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm các hoạt động và khóa học về kỹ năng thế kỷ 21, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và Á Đông, trải nghiệm các khóa học và hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai, trải nghiệm xu thế xã hội và văn hóa tương lai, trải nghiệm thế giới đa văn hóa.
Ở FPT Edu, học kỳ nước ngoài; hành trình khám phá các nước Đông Nam Á, châu Á, châu Âu… từ lâu đã trở thành “đặc sản” trong số các hoạt động trải nghiệm. ống tự lập trong môi trường “hoàn toàn không Tiếng Việt” giúp sinh viên “lên trình” ngoại ngữ, tôn trọng bản sắc văn hóa ở mỗi quốc gia và rèn luyện khả năng sinh tồn trong mọi hoàn cảnh.
Học sinh, sinh viên FPT Edu luôn được thầy cô khuyến khích phát triển đa kỹ năng thông qua chuỗi hoạt động trải nghiệm tại trường
Tham gia các cuộc thi mà FPT Edu tổ chức không chỉ để giành giải thưởng mà còn là cơ hội để học sinh, sinh viên trải nghiệm các kỹ năng quan trọng, học cách đối diện với những tình huống thực tế từ đó học cách ứng biến linh hoạt với sự thay đổi của cuộc sống, việc làm sau này.
“Khi tham gia một cuộc thi về kinh tế do FPT Edu tổ chức, BTC yêu cầu phải nộp video mô tả ý tưởng kinh doanh nhưng các thành viên trong nhóm không ai biết về thiết kế. Thầy hướng dẫn đã khuyên mình nên thử sức với nhiệm vụ này và chia sẻ một số tips để sản phẩm ấn tượng hơn. Cuối cùng, mình cũng cho ra đời một video không quá chuyên nghiệp nhưng đáp ứng đủ mục cần thiết để ban giám khảo có thể hiểu và đánh giá nội dung”, Đức Long – SV ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH FPT chia sẻ.
Càng sở hữu nhiều kỹ năng, cơ hội thành công của sinh viên càng rộng mở
Trường học trải nghiệm FPT Edu mang đến hệ thống trải nghiệm đa dạng, phong phú và hữu ích, giúp người học có đời sinh viên giàu trải nghiệm, chủ động trang bị năng lực sống để linh hoạt thích ứng với các môi trường sống và làm việc sau tốt nghiệp. Bên cạnh việc truyền đạt nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, hệ thống trải nghiệm tại FPT Edu được xây dựng để giúp người học nhận ra thiên hướng của bản thân, có khả năng tự định nghĩa thành công, tự tin theo đuổi con đường của mình. Với niềm tin càng giàu trải nghiệm càng thành công, Trường học trải nghiệm FPT Edu đồng hành cùng người học trên con đường tự kiến tạo tương lai của chính mình. Tìm hiểu về Trường học trải nghiệm và FPT Edu tại đây. |
Huệ Anh
Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn